TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, September 6, 2009

Nông dân miền Trung lao đao vì mưa lũ!




06/09/2009 0:25
Người dân xã Hải Hòa (H.Hải Lăng) đang gia cố đoạn cống bị vỡ - Ảnh: Hiển Cừ




* 6 người chết, trong đó có 3 trẻ em, 5 người bị thương

* Hơn 8.700 ha lúa bị hư hại nặng

Ngày 5.9, theo tin từ Trung tâm PCLB miền Trung – Tây Nguyên, lượng mưa từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi từ 1 giờ ngày 4.9 – 1 giờ ngày 5.9 đã giảm đáng kể, mưa phổ biến từ 30 – 80 mm, một số nơi trên 80 mm như Trà Khúc (Quảng Ngãi) 88 mm, Ái Nghĩa (Quảng Nam) 96 mm, Hội An (Quảng Nam) 81 mm, An Chi (Quảng Ngãi) 103 mm. Hiện mực nước trên các sông từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi đều ở mức báo động 1.

>> Thừa Thiên - Huế: Hai người chết do lũ / Miền Trung chìm trong mưa lũ / Miền Trung thiệt hại nặng nề do mưa lũ

Cũng theo Trung tâm PCLB miền Trung – Tây Nguyên, đến chiều tối 4.9, vẫn còn gần 6.000 tàu thuyền các loại với 37.025 lao động của các tỉnh (Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng) đang hoạt động trên biển. Về thiệt hại do mưa lũ, tính đến chiều 5.9, các tỉnh thành miền Trung có 8.774 ha lúa bị ngập, ngã đổ, nặng nhất ở Quảng Trị (4.301 ha); 2.360 ha hoa màu các loại bị hư hại; 765 ha ngô, mía bị ngập; 61 tấn cá tôm nuôi ao bị trôi; 11 công trình thủy lợi nhỏ bị vỡ, 200m3 đê kè bị sạt lở...


Trao thưởng cho 4 tàu cá của ngư dân tham gia cứu nạn  

UBND tỉnh Quảng Nam ngày 5.9 cho biết đã quyết định trao tặng 4 bằng khen, kèm theo tiền thưởng cho chủ tàu, thuyền trưởng và thuyền viên của 4 tàu đánh cá của ngư dân huyện Núi Thành tham gia cứu nạn trên biển vào ngày 14.7.2009. Đó là các tàu Qna - 90992, Qna - 91270, Qna - 0548 và Qna - 09711. Lúc 10 giờ  ngày 14.7, tàu cá Qna - 912134 hành nghề lưới vây, bị sự cố, trôi dạt trên biển ở tọa độ 15o45’ vĩ Bắc - 113o50’ kinh Đông, cách quần đảo Cù Lao Chàm khoảng 270 hải lý về hướng Đông. Gió biển mạnh cấp 6 đe dọa tính mạng 14 ngư dân trên tàu. Ngay khi nhận được tin báo của Bộ đội biên phòng Quảng Nam, cả 4 tàu cá trên đã lập tức rời ngư trường, nhanh chóng phối hợp với biên phòng đến ứng cứu. Đến 22 giờ ngày 16.7, các tàu đã lai dắt tàu bị nạn cùng toàn bộ số thuyền viên về đến cảng Kỳ Hà an toàn. UBND tỉnh cũng đã quyết định hỗ trợ chi phí nhiên liệu cứu hộ cho 4 tàu nói trên.

Hồ Trọng


Tại Quảng Trị, do cường độ mưa lớn trong thời gian ngắn, nước sông dâng cao nên trên địa bàn tỉnh đã xảy ra ngập úng nội đồng và ngập lụt một số tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện Hải Lăng như tuyến đường Hải Sơn - Hải Tân - Hải Hòa, tuyến đường 49B, tuyến đường xã Hải Chánh ngập gần 1m làm chia cắt cục bộ các xã Hải Sơn, Hải Tân, Hải Hòa... Toàn tỉnh hiện có 4.301 ha lúa vụ hè thu bị ngập trong nước (trong đó 3.119 ha bị ngập úng) và khoảng trên 1.000 ha hoa màu các loại bị ngập, thiệt hại nặng. Một số công trình thủy lợi, đê ngăn nước trên địa bàn huyện Hải Lăng cũng đã bị hư hỏng (đê Hải Chánh bị vỡ 2 đoạn, một số đoạn đê bao của xã Hải Thọ, Hải Thành, Hải Tân bị nước tràn qua từ 0,2m đến 0,5m với chiều dài khoảng 5.000m), hiện bà con và chính quyền địa phương đã ra sức gia cố.

Đến hôm qua, mưa trên địa bàn huyện Hải Lăng vẫn không hề giảm, nước sông Ô Lâu vẫn đục ngầu, cánh đồng chìm sâu trong nước. Một số nông dân tại các xã vùng trũng của huyện như Hải Tân, Hải Trường, Hải Hòa, Hải Sơn, Hải Chánh... vẫn đang cố gắng vớt vát lại số lúa của vụ hè - thu trước nguy cơ mất trắng, nông dân ngao ngán vì nước lũ đã ngập quá sâu...

Hiện tại toàn huyện Hải Lăng có tới 2.200 diện tích lúa hè - thu chưa kịp thu hoạch và vẫn đang ngập nặng. Đặc biệt tại xã Hải Hòa, do vỡ cống (cống Hội Kỳ và cống Nhà Ngói) nên nước đã tràn vào đồng ruộng, diện tích hơn 300 ha lúa coi như vô phương cứu chữa.

Tại Thừa Thiên-Huế, đến chiều qua, lượng mưa đã giảm nhưng mực nước trên sông Hương, sông Bồ vẫn trên báo động 1, đặc biệt sông Ô Lâu vẫn trên báo động 3. Toàn tỉnh có 1.095 ha lúa vụ hè thu bị ngập sâu có nguy cơ mất trắng, 625 ha sắn, 140 ha khoai lang và trên 1.000 ha rau màu bị nước lũ nhấn chìm, nặng nhất là khu vực vùng trũng thuộc các xã Phong Bình, Phong Chương, Phong Hòa và các xã Ngũ Điền đến nay vẫn còn hơn 400 ha lúa bị ngập sâu. Tuyến đường tỉnh lộ 14B đi huyện miền núi Nam Đông bị sạt lở 9 điểm, rất khó khăn trong việc lưu thông...

Ngoài ra, mưa lũ cũng làm nhiều tuyến đê đập thủy lợi (đập Cây Đa ở Phong Hiền, đập Xóm Khoai ở Phong Xuân, đập Hói Chùa, xã Điền Hải (huyện Phong Điền); các đập La Oai, A Ro, Thôn 7, C9, Khe Thanh Niên ở huyện Nam Đông) bị vỡ hoặc xói lở nghiêm trọng.

Sở GD-ĐT Thừa Thiên-Huế, đã yêu cầu các trường học trên địa bàn tỉnh, dời ngày khai giảng đến ngày 7.9, các trường học ở nơi thấp trũng phải cho học sinh nghỉ học để phòng nước lũ có thể dâng cao trở lại.

Tại Đà Nẵng, chiều ngày 4.9, khi ở một số đường phố và nhiều khu dân cư ở Đà Nẵng, nước vừa rút hết thì cơn mưa như trút vào tối cùng ngày đã khiến một số khu vực bị ngập trở lại. Tuy nhiên, mức độ ngập giảm nhiều so với ngày hôm trước do lượng mưa đã vơi bớt. Tiêu biểu là tại khu vực hồ Xuân Hòa A, khu Đầm Rong, tổ 11, phường Thanh Khê Tây, khu gần Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, hồ Thạc Gián, vào đêm 3.9, có nơi ngập đến 1,2m thì đến tối 4.9, tình trạng “tái ngập” còn... xấp xỉ đầu gối. Đến sáng 5.9, gần như toàn bộ các điểm ngập lụt ở Đà Nẵng đã được khô ráo trở lại do trong ngày chỉ xuất hiện những cơn mưa rải rác. Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang, ông Huỳnh Minh Nhơn cho biết: theo ước tính, gần 8.000 hộ dân của huyện đã bị  thiệt hại nặng nề trong trận ngập lụt vừa qua. Con số 6.000 tấn lúa bị mất trắng từ 825 ha lúa đang kỳ trổ bông, bị ngập đã chiếm 1/6 sản lượng của huyện trong một năm.

Tại Quảng Nam, đến trưa 5.9, mực nước các sông ở Quảng Nam tiếp tục xuống dưới mức báo động 1. Tại thành phố Hội An, ngay khi nước lũ rút khỏi các tuyến đường phố cổ, chủ các nhà cổ và di tích nhanh chóng chèn chống lại các nhà cửa kiến trúc.

Tranh thủ khi nước lũ vừa xuống khỏi ngọn lúa, nông dân các huyện đã đưa ghe, xuồng ra đồng thu hoạch diện tích lúa đã chín. Do lũ cuốn trôi tuyến đường tránh đoạn qua cầu Võng Chè thuộc ĐT 611 từ Quế Sơn đi Hương An, UBND huyện Quế Sơn đã hướng dẫn người dân và các phương tiện tạm thời chuyển qua tuyến QL 14E; đồng thời chỉ đạo đơn vị thi công khẩn trương khắc phục sự cố trên tuyến đường. Do thời tiết còn diễn biến phức tạp, lực lượng biên phòng Quảng Nam đã yêu cầu các phương tiện tàu thuyền phải neo đậu kỹ, không được ra khơi để đảm bảo an toàn tính mạng. Tại các huyện miền núi, chính quyền các địa phương đã chủ động lên phương án di dời dân khi có sự cố lũ quét, sạt lở đất.

Quảng Ngãi, dù đã điều động lực lượng nỗ lực tìm kiếm nhưng mãi đến chiều tối 5.9 vẫn chưa tìm ra tung tích tàu cá QNg - 50791 TS của ông Trịnh Thanh Đào (51 tuổi, ở thôn Phước Thiện, xã Bình Hải, H.Bình Sơn), trên tàu này còn có ngư dân Võ Trường Thành (37 tuổi) bị mất liên lạc vào trưa 3.9. Tàu QNg - 95140 TS của ông Võ Hải (ở xã Bình Châu) bị hỏng máy ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, trên tàu có 13 ngư dân đang được 6 tàu cá ở Quảng Ngãi lai dắt, dự kiến trưa ngày 6.9 sẽ về đến cảng Sa Kỳ.

Người dân xã Hải Trường đãi mót số lúa ngoài cánh đồng ngập nước - Ảnh:Hiển Cừ

Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Quảng Ngãi, tính đến chiều 5.9, toàn tỉnh có 5 tàu cá gặp nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất tích, 5 người bị thương do bị sét đánh. Sóng to, mưa lớn, gió lốc đã nhấn chìm 1 sà lan của Công ty Chung Guang đang neo đậu tại cửa Lở (xã Đức Lợi, H.Mộ Đức); 1 ca nô của Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang neo đậu tại cảng số 1; 76 ngôi nhà, 1 trụ sở cơ quan ở huyện miền núi Minh Long bị sập, tốc mái; hơn 1.000 ha lúa đang trong giai đoạn thu hoạch ở 2 huyện: Sơn Tịnh và Mộ Đức bị ngập chìm trong nước.

Chính quyền các địa phương ở Quảng Ngãi đang huy động nhân dân trong vùng giúp các gia đình bị nạn dựng lại nhà cửa, nhanh chóng ổn định cuộc sống. Tính đến 16 giờ ngày 5.9, toàn tỉnh còn 996 tàu với 8.417 lao động đang hoạt động trên biển.

Vào lúc 11 giờ ngày 4.9, em Trần Hoàng (9 tuổi, ở khu phố 9, phường Đông Lễ, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) đã cùng một số bạn ra mương nước gần nhà để bắt cá và trượt chân rơi xuống nước. Gia đình cùng cơ quan chức năng đã nỗ lực tìm kiếm nhưng phải đến 11 giờ ngày 5.9 mới phát hiện được thi thể của em vướng vào lưới đánh cá cách khu vực xảy ra tai nạn gần 4 km.

Đến chiều 5.9, trên địa bàn TP Đà Nẵng đã có 2 người thiệt mạng do lũ. Đó là em Cao Văn Vinh, 16 tuổi, trú Đông Phước, phường Hòa Phát (quận Cẩm Lệ) và anh Nguyễn Thiện Khoa, tổ 1A Trung Nghĩa, phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu).

Thông tin từ Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh cho biết, đến chiều 5.9 tại Thừa Thiên-Huế đã có 2 người thiệt mạng do lũ. Nạn nhân thứ nhất là cháu Nguyễn Văn Rin, 18 tháng tuổi, ở xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, bị chết đuối do nước lũ; Nạn nhân thứ hai là ông Phan Cảnh Sửu, 76 tuổi (trú tại thôn Phú Lương B, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) đã bị lật ghe và bị cuốn theo dòng nước.

Như Thanh Niên đã đưa tin, lúc 8 giờ sáng ngày 4.9, ông Nguyễn Sớt (80 tuổi, ở thôn Bằng An Đông, xã Điện An, H.Điện Bàn) trong khi đi thăm đồng đã vướng vào dây điện rơi xuống đường, chết tại chỗ.

Theo tin từ Trung tâm PCLB miền Trung - Tây Nguyên, có 5 người ở Quảng Ngãi bị thương do sét đánh.

Như vậy, cho đến chiều tối qua, trong trận mưa lũ đầu mùa đã có 6 người chết, trong đó có 3 trẻ em.

Nguyễn Phúc - B.N.Long - Khôi Vũ

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty