TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, September 11, 2009

Thị trường máy nông nghiệp: Đỏ mắt không thấy máy Việt


TT - Hằng năm VN có nhu cầu rất lớn về máy móc nông nghiệp các loại, nhưng trên thị trường hiện nay máy ngoại nhập đang chiếm tỉ lệ áp đảo. Không ít doanh nghiệp cơ khí trong nước khẳng định VN hoàn toàn có thể sản xuất được, nhưng...















Anh Bùi Văn Chương (bên phải) tìm mua máy cày tay tại cửa hàng Nhân Thành (Châu Thành, Tiền Giang) - Ảnh: V.TR.

Từ chủ trương của Chính phủ cho nông dân vay vốn có hỗ trợ lãi suất mua máy móc, nhiều người mới ngỡ ngàng: thị trường máy nông nghiệp rất lớn nhưng lâu nay chúng ta đang nhường “sân chơi” cho hàng ngoại.

“Sân chơi” cho hàng ngoại

Làm được, nhưng cạnh tranh không nổi

Theo ông Nguyễn Tấn Phát, VN hoàn toàn sản xuất được hầu hết các loại thiết bị phục vụ ngành nông nghiệp trong nước với tỉ lệ nội địa hóa lên đến 70-80%, thậm chí có loại 100% như máy xay xát các loại, máy bơm nước, còn các loại khác như máy gặt, máy làm đất (cày, xới...) cũng sản xuất được. Riêng máy GĐLH, ông Phát khẳng định SVEAM gần như làm được hết với tỉ lệ nội địa hóa khoảng 90%, chỉ nhập “vòng bi, dây xích do chưa sản xuất được”, còn động cơ thì trong nước đã làm được 90%. Hiện mỗi tháng SVEAM sản xuất khoảng 2.000 máy nổ, 20-50 máy GĐLH nhưng lượng tiêu thụ rất thấp bởi không thể cạnh tranh nổi về giá đối với máy của

Trung Quốc.

Chiều 8-9, anh Bùi Văn Chương ở xã Phú Hưng, TP Bến Tre (tỉnh Bến Tre) qua Tiền Giang tìm mua máy cày. Đi lòng vòng 4-5 cửa hàng khu vực ngã ba Trung Lương vẫn chỉ thấy toàn máy cày mác ngoại, không có chiếc nào do VN sản xuất. “Tôi nghe nhân viên ngân hàng hướng dẫn muốn vay có hỗ trợ lãi suất phải mua máy do VN sản xuất, nhưng tìm từ Bến Tre qua Tiền Giang cũng không thấy” - anh Chương nói.

Bà Lê Thị Minh Nguyệt - chủ cửa hàng máy nông ngư cơ Nhân Thành ở xã Long An, huyện Châu Thành (Tiền Giang) - cho hay có rất nhiều người tìm mua máy cày các loại do VN sản xuất để được vay vốn có hỗ trợ lãi suất theo chủ trương của Chính phủ nhưng tìm không ra.

Dọc quốc lộ 1A từ Long An về Tiền Giang có không dưới chục cửa hàng bán máy cày, máy gặt đập liên hợp (GĐLH) quy mô lớn... nhưng phần lớn chỉ bán máy do Nhật, Trung Quốc sản xuất. Ngay cả Công ty Sông Tiền ở xã Tân Hương, huyện Châu Thành (Tiền Giang) được xem là nơi bán khá đầy đủ loại máy móc nông nghiệp cũng không có hàng do VN sản xuất. Tại Cái Bè có cơ sở Tư Sang chuyên sản xuất máy GĐLH “rặt” VN nhưng mỗi tháng chỉ xuất xưởng vài máy.

Thua vì giá

Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính riêng tại khu vực ĐBSCL có trên 4.500 máy GĐLH tham gia thu hoạch. Nhưng TS Hoàng Bắc Quốc, trưởng bộ môn cơ điện nông nghiệp - Viện Lúa ĐBSCL, khẳng định gần 90% trong số này là máy của Trung Quốc.

Đối với máy do VN sản xuất, khảo sát tại các cơ sở chuyên gia công lắp ráp máy GĐLH ở ĐBSCL cho thấy ba bộ phận quan trọng nhất của máy GĐLH là động cơ, hộp số và dây xích đều là hàng nhập khẩu. Trong đó, động cơ thường là loại hàng thải (second hand) nhập về từ Nhật Bản, Hàn Quốc, còn hộp số và dây xích mua từ Trung Quốc. Tùy từng nơi mà chi phí cho ba bộ phận này chiếm 30-50% giá thành sản phẩm. Hàng trăm bộ phận còn lại do các chủ cơ sở tự mày mò chế tạo theo tiêu chuẩn của riêng mình hoặc mua từ nhiều nguồn khác nhau trên thị trường.

Ông Ngô Văn Tính, chủ cơ sở sản xuất Hai Tính (xã Vọng Thê, Thoại Sơn, An Giang), cho biết nếu tìm kiếm một chiếc máy 100% “thuần” VN là nhiệm vụ bất khả thi vì “một vài linh kiện quan trọng như hộp số và dây xích trong nước vẫn chưa sản xuất được”. Còn ông Nguyễn Hồng Thiện, đại diện cơ sở Tư Sang, cho hay mỗi năm cơ sở kiểu như ông lắp ráp được khoảng 20 máy GĐLH, nếu huy động tối đa nguồn lực cũng chỉ tăng công suất lên 5-10 lần. Nhưng máy của Trung Quốc muốn bao nhiêu và chỉ cần đặt hàng vài ba ngày sau là có.

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Tấn Phát - phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Động cơ và máy nông nghiệp (SVEAM), nếu một máy GĐLH trong nước cỡ nhỏ có giá trung bình 85 triệu đồng thì máy của Trung Quốc chỉ tầm 60 triệu đồng/máy. Chưa kể hoa hồng cho đại lý bán máy Trung Quốc từ 6-10 triệu đồng/máy. Trong khi đó, ông Phát cho biết: “SVEAM không có chính sách chi hoa hồng cho đại lý mà chỉ có một mức thưởng tượng trưng rất khiêm tốn”. Chính rào cản quá lớn này khiến thị trường nông cụ đi đâu cũng gặp máy Trung Quốc.

Công nghiệp phụ trợ yếu

Theo TS Hoàng Bắc Quốc, nguyên nhân chính khiến thị trường máy móc, thiết bị nông nghiệp trong nước gặp thế yếu trong cuộc cạnh tranh là do ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ chế tạo máy động lực, máy nông nghiệp của VN chưa thật sự phát triển.

Tương tự, ông Dương Hồng Quân, Viện Nghiên cứu chiến lược - chính sách công nghiệp (Bộ Công thương), cho biết do các nguyên liệu cho ngành đều phải nhập khẩu nên tỉ trọng nguyên vật liệu trong nước chỉ ở mức 10-12%. Công nghệ biến dạng dẻo kim loại (cán, rèn dập) hoặc luyện bột kim loại cũng yếu, chất lượng phôi không đảm bảo. Sản phẩm quy chuẩn như bulông, đai ốc... vừa thiếu về chủng loại vừa chưa đảm bảo chất lượng.

Cộng các yếu tố này lại khiến chi phí sản xuất, dù chỉ mới dừng lại ở mức linh kiện, phụ tùng đơn lẻ, cũng luôn cao so với các nước. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả đã phải bỏ nghề hoặc chuyển sang lắp ráp hàng của Trung Quốc.

V.TRƯỜNG - T.V.NGHI - T.MẠNH


Các tin khác

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty