TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, February 17, 2010

Sẽ đấu giá quyền thăm dò khoáng sản

Cập nhật lúc 06:12, Thứ Tư, 17/02/2010 (GMT+7)
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Phạm Khôi Nguyên cho hay sẽ đấu giá quyền thăm dò khoáng sản, đấu giá mỏ; thương mại hóa thông tin, dữ liệu để nộp cho ngân sách nhà nước.

>> Bộ trưởng đơn độc

Trả lời Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên cho hay năm 2009, sự ra đời của Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ thống nhất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã chấm dứt tình trạng phân tán trong việc cấp hai giấy chứng nhận là giấy hồng và giấy đỏ trong suốt 15 năm qua.
Trong năm qua, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm đã bị xử lý rất quyết liệt. Vấn đề quản lý môi trường ở 3 lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, hệ thống sông Đồng Nai được triển khai mạnh…
Đóng góp ngân sách ngang bằng ngành dầu khí
Đề cập đến công tác điều hành, chỉ đạo, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên cũng cho hay một quyết sách nền tảng trong năm 2009 và chủ trương xuyên suốt trong các năm tiếp theo là Nghị quyết 27 của Ban cán sự Đảng - Bộ TNMT về đẩy mạnh kinh tế hoá ngành TN&MT.
“Đây là một nghị quyết rất quan trọng, thể hiện quyết tâm cao của ngành”, ông nói.

Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: Năm 2010, sẽ kiểm tra các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai, cả người sử dụng đất và cơ quan giao đất. Ảnh: Chinhphu.vn
Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: Năm 2010, sẽ kiểm tra các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai, cả người sử dụng đất và cơ quan giao đất. Ảnh: Chinhphu.vn
Bộ trưởng có thể cho biết rõ hơn về chủ trương đẩy mạnh kinh tế hóa của ngành?
Ở các nước có dạng tài nguyên như Việt Nam, nguồn lợi khai thác từ tài nguyên đóng góp từ 30 - 40% cho tăng trưởng kinh tế. Sau khi nhìn lại, chúng tôi thấy rằng ngành TN&MT ở nước ta chưa  chuyển đổi kịp với nền kinh tế thị trường, vẫn nặng về cơ chế “xin - cho”. Nhiệm vụ chính của Bộ vẫn là điều tra cơ bản, sản phẩm chính là những thông tin, số liệu về TN&MT.
Chính vì vậy, chúng tôi đã bàn tại rất nhiều cuộc họp để định hướng ngành theo hướng đóng góp trực tiếp nhiều hơn cho thu ngân sách, nhanh chóng xoá bỏ cơ chế “xin - cho”. Có thể thấy, thu của ngành rất lớn. Chẳng hạn, nguồn thu từ đất từ năm 2005 trở về trước chỉ xấp xỉ 3.000 - 5.000 tỉ đồng mỗi năm, khi Bộ chuyển sang cơ chế đấu giá đất, mỗi năm thu trên 30.000 tỉ đồng. Tới đây, chúng tôi sẽ chuyển sang đấu giá quyền thăm dò khoáng sản, đấu giá mỏ; thương mại hoá thông tin, dữ liệu để nộp cho ngân sách nhà nước.
Để triển khai thực chủ trương đẩy mạnh kinh tế hóa ngành, Bộ cũng chỉ đạo các đơn vị xây dựng chương trình hành động. Trước Tết, chúng tôi  đẩy mạnh quán triệt cho cán bộ trong ngành để làm sao mỗi cán bộ phải nghĩ đến kinh tế hóa ngành, làm gì để ngành mình đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế nhưng phải bảo đảm phát triển bền vững.
Chủ trương phấn đấu cụ thể của Bộ là sau 10 năm nữa, ngành sẽ đóng góp cho ngân sách quốc gia bằng ngành dầu khí hoặc hơn ngành dầu khí.
Đã có "đồng minh"
Theo kế hoạch, năm 2010 sẽ là năm thanh tra, kiểm tra của ngành TN&MT. Xin Bộ trưởng cho biết trọng tâm của kế hoạch này?
Năm 2009, Bộ đã bắt đầu triển khai mạnh thanh tra, kiểm tra nhưng vẫn chưa đủ. Năm 2010, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh, chỉ đạo toàn ngành xác định các nội dung trọng tâm trong 4 lĩnh vực để kiểm tra, thanh tra. Trước hết, về đất đai, sẽ song song kết hợp các công tác về tổng kiểm kê đất, công tác quy hoạch sử dụng đất. Tiến hành kiểm tra các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai, cả người sử dụng đất và cơ quan giao đất để cố gắng thu hồi lại đất sử dụng không đúng mục đích.
Lĩnh vực môi trường sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ở 3 lưu vực sông. Kiểm tra các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg, xem xử lý đến đâu, khắc phục hậu quả như thế nào.
Tới đây, Bộ cũng tập trung mạnh vào thanh tra, kiểm tra khoáng sản, xem các cơ quan cấp phép, các doanh nghiệp thực thi Luật khoáng sản như thế nào. Riêng tài nguyên nước sẽ chú trọng thanh, kiểm tra các đối tượng tiêu thụ nước. Cách làm không cần rầm rộ, ầm ĩ mà phải làm có hiệu quả; trọng tâm, trọng điểm để lấy điển hình.
Tại diễn đàn Hội nghị Chính phủ mở rộng (Hội nghị triển khai kế hoạch KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010 đầu tháng 1/2010), Bộ trưởng có chia sẻ: “Tôi thấy đơn độc vì ít người chia sẻ cho dù môi trường là một trong ba trụ cột để phát triển bền vững”. Vậy Bộ trưởng có kỳ vọng gì trong năm 2010 và ngành TN&MT sẽ nỗ lực như thế nào để tìm “đồng minh” cho mình?
Tôi làm việc trong lĩnh vực môi trường nhiều năm và đã có một thời gian dài cảm thấy đây là lĩnh vực rất ít người quan tâm, chia sẻ. Tôi nói rất thật lòng rằng, để giải quyết vấn đề liên quan đến môi trường, hoặc lĩnh vực phức tạp như đất đai, lãnh đạo địa phương có thể chưa hiểu hết tầm quan trọng. Các vấn đề mới như biến đổi khí hậu, là vấn đề “nóng” ở Chính phủ nhưng đến các địa phương vẫn chưa được quan tâm nhiều.
Nhiều lần tôi đã phát biểu, ta phải lo đến tương lai của thế hệ sau này, lo cho sức khoẻ của chính chúng ta. Bởi lẽ chỉ số cuối cùng môi trường tác động đến là sức khoẻ của con người, do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường mà ta đang chết dần chết mòn nhưng ta không biết.
Tuy nhiên, tại Hội nghị Chính phủ mở rộng vừa qua tôi đã rất xúc động khi nhiều lãnh đạo các tỉnh, thành phố đã chia sẻ với tôi, nhận thức ra môi trường đã bị tác động ghê gớm. Như thế là tôi đã có được “đồng minh”.
Một Bộ làm một vấn đề mà không có đồng minh, không có sự ủng hộ của các bộ, ngành địa phương thì không thể làm được. Giải quyết các vấn đề về đất đai nếu không có Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì không thể làm được; làm môi trường mà Bộ Công Thương không vào cuộc thì triển khai cũng rất khó. Ngay cả việc giải quyết vấn đề giữa người dân và Công ty Vedan cũng cần Hội Nông dân Việt Nam vào cuộc mới được.
Chính phủ cũng rất quan tâm đến lĩnh vực môi trường, lần đầu tiên trong kế hoạch 5 năm, Việt Nam đã đưa hệ thống chỉ tiêu môi trường vào hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh. Trước đây, mới chỉ có nhóm chỉ tiêu về môi trường. Thủ tướng và các Phó Thủ tướng đã vào cuộc rất mạnh trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và môi trường. 15 năm làm lãnh đạo ngành môi trường, chưa bao giờ tôi nhận được sự đồng thuận như hiện nay.
Tôi cho rằng, người làm môi trường phải rất bản lĩnh, rất cương quyết, quyết liệt nhưng phải có tình có lý, giải quyết các vấn đề bài bản. Điều quan trọng nữa là phải có tầm nhìn để hướng tới sự phát triển bền vững. Bởi lẽ, nếu chỉ nhìn vào hiệu quả kinh tế lớn ngày hôm nay mà không tính đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường sẽ để lại hậu quả rất lớn cho thế hệ mai sau.
Theo Chinhphu.vn
,

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty