TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, February 18, 2010

Trung Quốc xây 13 Hải Đăng Lấn Biển, Dành Đảo

 Việt Báo Thứ Sáu, 2/12/2010, 12:00:00 AM

TQ Xây 13 Hải Đăng Lấn Biển, Dành Đảo; CSVN Cho TQ Thuê, Phá 264,000 Mẫu Rừng...
HANOI (VB) -- Nhà nước Trung Quốc công khai lấn biển: sau khi ào ạt cho 130 tàu cá vào biển Quảng Ngãi hồi tháng 1-2010, rồi mới tuần trước tuyên bố tăng tàu tuần ngư chính vùng biển Trường Sa và Hoàng Sa, bây giờ loan báo kế hoạch xây 13 ngọn hải đăng tại các vùng biển tranh chấp, theo bản tin của mạng Bauxite Việt Nam.

Bản tin mạng này khởi vào bằng đoạn trích dẫn lời đaị sứ TQ tại Hà Nội. Bản tin ngày 11-2-2010 viết:
"Trung Quốc xây dựng hải đăng tại vùng biển tranh chấp
Ngày 6-1, phát biểu nhân kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (18-1) và Năm hữu nghị Việt - Trung 2010, Đại sứ CHND Trung Hoa tại Việt Nam Tôn Quốc Tường cho rằng: "Chúng tôi nhận thấy rằng, giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển Đông là thách thức với trí tuệ và khả năng của hai nước. Trong khi chưa có điều kiện chín muồi để giải quyết vấn đề này, chúng ta hãy tạm gác lại tránh làm ảnh hưởng tới quan hệ hai nước." Mẩu tin dưới đây cho thấy lời khuyên trên của ngài đại sứ thực chất chỉ là buộc Việt Nam "tạm gác", còn phía Trung Quốc vẫn ngang nhiên thực hiện ý đồ bành trướng của họ."
Bản tin gốc là từ thông tấn VIT, được trích như sau:
"VIT - Ngày 09/2, Tân Hoa xã đưa tin, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng 13 ngọn hải đăng và tấm đá trên các hòn đảo và dải đá ngầm để phân định lãnh hải của họ tại các vùng biển nhiều dầu khí đang tranh chấp trên Biển Hoa Đông.
Các mỏ khí đốt tự nhiên nằm trên những vùng biển chồng lấn mà Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền, nằm gần một quần đảo nhỏ được gọi là Diaoyu theo tiếng Trung Quốc và Senkaku theo tiếng Nhật.
Bằng việc xây dựng "công trình kiên cố" trên các hòn đảo, các nước có thể mở rộng các vùng lãnh hải và các vùng đặc quyền kinh tế theo công ước quốc tế về luật biển.
Một nhóm khảo sát hải quân và các kỹ sư dân sự đã hoàn thành việc xây dựng một ngọn hải đăng tại đảo Waikejiao ngoài khơi bờ biển tỉnh Giang Tô, đây là ngọn hải đăng mới nhất trong số 13 công trình được xây dựng để đánh dấu đường hải giới của họ, Tân Hoa xã dẫn lời Đại úy Zou Xingguo, chính trị viên nhóm khảo sát thuộc Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc, cho biết.
Trung Quốc cho rằng một đường thẳng nối liền giữa các điểm này sẽ là điểm khởi đầu cho việc xác định các vùng lãnh hải của họ, Tân Hoa xã cho biết.
Nhật Bản cũng đã xây dựng các công trình như vậy bao gồm một ngọn hải đăng tại Okinotori, còn được gọi là Bãi đá ngầm Douglas hay Parace Vela, mà họ cho là hòn đảo cực nam của họ. Nhưng Trung Quốc đã không công nhận tuyên bố này của Tokyo, họ cho rằng đó là một mỏm đá, chứ không phải là một hòn đảo.
Dự án xây dựng các điểm cơ sở này của Trung Quốc kéo dài đến Quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc gọi là Tây Sa, nằm ở phía đông nam đảo Hải Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tuyên bố hải giới của Trung Quốc đã gây nên nhiều cuộc tranh cãi nghiêm trọng tại Biển Đông, một tuyến đường biển quan trọng và là một khu vực nhiều dầu lửa, hải sản và khoáng sản, nơi nhiều quốc gia đã tuyên bố chủ quyền chồng lấn lên các vùng biển thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam..."
Tình hình lấn biển nguy ngập này đã được giới trí thức VN cảnh báo từ lâu. Đặc biệt, trong tình hình tài nguyên ngaỳ càng thu hẹp, tranh chấp sẽ ngày càngd ữ dội.
Báo Tuần Việt Nam hôm 12-2-2010 đăng bài "Biển đảo cần được đầu tư nhiều hơn nữa" của tác giả Giáp Văn Dương, phân tích rằng:
"Dự đoán đến năm 2020, kinh tế biển sẽ đóng góp hơn 50% GDP của cả nước. Nhưng so với đầu tư cho việc phát triển kinh tế trên đất liền, đầu tư cho biển đảo chiếm tỷ trọng quá ít, chỉ chiếm 0.46% trong dự toán tổng chi ngân sách năm 2010.
Bảo vệ lợi ích quốc gia ở Biển Đông
Biển Đông đang thực sự trở thành không gian sinh tồn của Việt Nam. Năm 2005, kinh tế biển chiếm 22%, và theo dự báo, đến năm 2020, kinh tế biển sẽ chiếm hơn 50% GDP của cả nước. Vì thế, việc tăng cường đầu tư cho biển đảo không chỉ có ý nghĩa an ninh, quốc phòng trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông đang có những diễn biến phức tạp, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế.
Nhưng nhìn vào mức đầu tư cho biển đảo hiện thời, thấy rằng: mức độ đầu tư quá thấp so với những gì mà biển đảo đóng góp vào tổng GDP của cả nước.
Theo Nghị quyết số 38/2009/QH12 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2010 [1],  trong Tổng số chi cân đối ngân sách Trung ương 370.436 tỷ đồng thì chi cho Chương trình biển Đông, hải đảo, cảnh sát biển chỉ chiếm 0.46% (1708 tỷ đồng)..."(hết trích)
Thực tế, nhà nước CSVN không chỉ kém đầu tư vào biển, mà lại lơ là cho Trung Quốc thuê hàng trăm nghìn mẫu rừng đầu nguồn để khai thác.
Một bản tin boxitvn.org khác ghi rằng Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh trong thư báo động ký tên chung đề ngày 22-1-2010 đã viết:
"Theo chỉ  thị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ  trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã cử đoàn cán bộ liên ngành trực tiếp kiểm tra hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh, đồng thời tổng hợp báo cáo 8 tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương. Kết quả cho thấy 10 tỉnh [các tác giả chỉ liệt kê 9 tỉnh, tức sót một tỉnh – người biên tập] đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305,3534 nghìn ha, trong đó Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 nghìn ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới.
Đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia. Hám lợi nhất thời, vạn đại đổ vào đầu cháu chắt. Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn. Cho Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc khai thác rừng đầu nguồn là tiềm ẩn đầy hiểm họa. Họ đã thuê được thì họ có quyền chặt phá vô tội vạ. Rừng đầu nguồn bị chặt phá thì hồ thuỷ lợi sẽ không còn nguồn nước, các nhà máy thuỷ điện sẽ thiếu nước không còn tác dụng, lũ lụt, lũ quét sẽ rất khủng khiếp. Năm qua nhiều tỉnh miền Trung đã hứng chịu đủ, chẳng phải là lời cảnh báo nghiêm khắc hay sao?
Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá  hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo. Nếu chúng ta không có  biện pháp hữu hiệu, họ có thể đưa người của họ vào khai phá, trồng trọt, làm nhà cửa trong 50 năm, sinh con đẻ cái, sẽ thành những "làng Đài Loan", "làng Hồng Kông", "làng Trung Quốc". Thế là vô tình chúng ta mất đi một phần lãnh thổ và còn nguy hiểm cho quốc phòng..."

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty