TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, February 20, 2010

"Xóa Đói Giảm Nghèo" hay là " Giấu Đói Đuổi Nghèo"

Xuất khẩu lao động - Có hợp đồng, thiếu nhân lực
Thứ hai, 08/02/2010, 02:52 (GMT+7)
Hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu lao động (XKLĐ) đang gặp phải hai mâu thuẫn lớn: Trong khi việc khai thác các hợp đồng với đối tác của nước sử dụng lao động (đầu ra) gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thì đến khi ký được hợp đồng lại không tìm ra nguồn lao động xuất khẩu. Vì vậy chỉ tiêu đặt ra trong năm nay đưa 85.000 lao động ra nước ngoài làm việc khó có thể thực hiện.
Tháo gỡ khó khăn
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2009 chỉ đưa được 75.000 lao động ra nước ngoài làm việc (đạt 83% chỉ tiêu). Trong khi đó, có tới 9.000 lao động phải về nước trước hạn do các nước sử dụng lao động thu hẹp sản xuất, ưu tiên lao động bản địa. Tình trạng nhiều lao động phải về nước trước hạn và nhiều lao động bị các doanh nghiệp, lực lượng môi giới lừa đảo “đem con bỏ chợ”… đã dần làm người lao động mất lòng tin vào hiệu quả của hoạt động XKLĐ, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng.
Ngay từ đầu năm 2010, Công ty Sovilaco đã tổ chức đưa lao động đi làm việc tại Malaysia. Ảnh: KHÁNH BÌNH
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, thừa nhận vào những tháng cuối năm mặc dù thị trường xuất khẩu lao động đã dần ấm lại và ta không có đủ nguồn lao động đáp ứng. Bởi vậy, trong năm 2010, cần vực dậy hoạt động XKLĐ, tháo gỡ khó khăn cho cả người lao động lẫn doanh nghiệp.
Bộ LĐTB-XH xác định trong năm 2010 vẫn phải tập trung phát triển các thị trường đã và đang nhận lao động Việt Nam với số lượng lớn như Trung Đông, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Để đưa được nhiều lao động vào thị trường Malaysia, Bộ LĐTB-XH yêu cầu cơ quan chức năng là Cục Quản lý lao động phải thẩm định các hợp đồng có hiệu quả thực sự, ổn định, ít rủi ro. Để tạo nguồn cung, các cơ quan chức năng có nhiệm vụ giúp doanh nghiệp, chính quyền địa phương tổ chức tư vấn, tuyển chọn lao động. Giải quyết các vụ việc còn tồn đọng,  làm ảnh hưởng tới hoạt động XKLĐ.
Đối với thị trường trọng điểm Trung Đông, bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai chương trình đưa 4.000 lao động sang làm việc tại UAE. Để đưa nhiều lao động sang Trung Đông, bộ cho biết sẽ đẩy mạnh đào tạo nghề có nhu cầu cao như hàn 3G, 6G, xây dựng, cơ khí, dịch vụ du lịch, khách sạn, bán lẻ…
Riêng với Đài Loan (Trung Quốc), mặc dù chưa nhận trở lại lao động làm việc trong lĩnh vực thuyền viên tàu cá biển và giúp việc gia đình nhưng đang có nhu cầu cao về lao động trong lĩnh vực chế tạo và giúp việc trong viện dưỡng lão. Libya hiện cũng đang có nhu cầu lớn về lao động, ước khoảng 30.000 - 40.000 lao động/năm.
Nâng chất nguồn lao động
Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, để đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đảm bảo được cả chỉ tiêu số lượng lẫn hiệu quả, bộ phải tạo bước đột phá về chất lượng nguồn lao động, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao của các nước. Điều này cũng nhằm giúp lao động có được mức thu nhập cao hơn. “Và muốn như vậy phải đẩy mạnh hoạt động dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động xuất khẩu” - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.
Theo ông Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, hiện tại Việt Nam có trên 50 triệu lao động nhưng có tới 70% lao động chưa qua đào tạo. Ông Sâm lo ngại  trong thời gian tới khi nền kinh tế thế giới dần hồi phục sẽ cần lao động có tay nghề cao. Việt Nam mỗi năm có hơn 1 triệu lao động được bổ sung nhưng vẫn chủ yếu là lao động phổ thông, đành phải chấp nhận việc xuất khẩu lao động làm việc giản đơn. Và xuất khẩu lao động phổ thông thường thu nhập thấp, điều kiện làm việc kém, bị đối xử thiếu bình đẳng, mức lương thấp…
Trước mắt trong năm nay, bên cạnh các thị trường truyền thống sẵn sàng chấp nhận sử dụng lao động phổ thông, Bộ LĐTB-XH đặt ra mục tiêu đào tạo và đưa các lao động tay nghề cao đi làm việc tại các thị trường mới, đòi hỏi cao như Australia, New Zealand, Canada cũng như đẩy mạnh khai thác các hợp đồng nhận lao động thời vụ (thu hái hoa quả) tại các nước ở châu Âu như Phần Lan, Thụy Điển… Đặc biệt là nên bắt đầu đẩy mạnh đào tạo nghề để đưa lao động ở 62 huyện nghèo đi XKLĐ.
VĂN PHÚC HẬU

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty