Mặc dù Việt Nam không thừa nhận, nhưng trong lịch sử suốt mấy chục năm trở lại đây, luôn có những người Việt Nam mất tự do chỉ đơn giản vì giám nói thực những gì họ nghĩ và những điều đó trái với quan điểm của nhà cầm quyền.
Chương trình hôm nay mời qúy vị gặp một số nhân vật như vậy, nghe họ nói về những ngày Tết trong tù.
Ba người đại diện cho ba giai đoạn khác nhau của Việt Nam, kéo dài trong năm thập niên và ở hai thiên niên kỷ.
Trước hết là nhà báo, nhà văn Vũ Thư Hiên người bị giam cầm không xét xử từ năm 1967 tới năm 1976 trong vụ bắt bớ hàng loạt những người "xét lại chống Đảng".
Ông Vũ Thư Hiên là con trai của ông Vũ Đình Huỳnh, thư ký riêng của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hiện ông sống ở Paris, Pháp.
Ông Hiên kể lại với BBC về Tết đầu tiên của ông ở trong tù, Tết Mậu thân và tám cái Tết trong tù về sau này:
Khi ông Hiên ra tù ở miền Bắc năm 1976 thì cũng là năm ông Đoàn Viết Hoạt, một giáo sư tại Sài Gòn, khi đó đã đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh, bị đưa đi cải tạo giam giữ.
Và cũng như ông Hiên, không bao giờ được đưa ra xét xử trong suốt 12 năm bị giam cầm, từ năm 1976 tới năm 1988.
Ông Hoạt nói những Tết đầu tiên trong trại cải tạo, thậm chí hát nhạc vàng còn bị cấm và có lần nhóm tù đón Tết đã bị giải tán vì bị phát hiện hát nhạc cấm.
Vị giáo sư bất đồng chính kiến cũng nói người nhà thường một năm chỉ được vào thăm ông một lần trong dịp Tết và mỗi lần như vậy cũng không được ở lại quá 20-30 phút.
Sau hai năm tự do kể từ năm 1988, ông Hoạt lại bị bắt giam năm 1990 và kết án 20 năm tù giam vào năm 1993 do cùng một số nhà bất đồng chính kiến khác ra tờ Diễn đàn Tự do kêu gọi dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.
Tuy nhiên Hoa Kỳ đã gây sức ép và ông Hoạt được sang sống tị nạn ở Washington từ năm 1998.
Ông Hoạt kể với BBC những ấn tượng đọng lại từ 19 cái Tết trong tù trong giai đoạn trước và sau Đổi Mới ở Việt Nam.
Thế hệ trẻ
Nhiều người trẻ tuổi đã không ngần ngại bày tỏ quan điểm muốn được tham gia nhiều hơn vào các quyết định liên quan tới sinh mệnh của đất nước.
Tuy nhiên rất nhiều trong số họ trong đó có Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và gần đây là Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Phạm Thanh Nghiên... đã bị trừng phạt.
Ông Phạm Hồng Sơn, một trong những người hoạt động vì dân chủ trẻ tuổi ở Hà Nội đã bị bắt năm 2002 và bị kết án 13 năm tù giam và ba năm quản chế.
Ông Sơn nói với BBC về bốn cái Tết mất tự do trong đó có Tết đầu tiên ông không được gặp gỡ gia đình.
Tuy nhiên chính quyền đã trả tự do cho ông trong nửa cuối năm 2008.
No comments:
Post a Comment