23/03/2010 1:38
PV Báo Thanh Niên dùng bữa ăn tại Công ty YK - ảnh:
T.Huyền
|
Lương thấp, giá cả tăng, bữa ăn công nhân
ngày càng “tuột dốc” khiến sức khỏe họ đi xuống một cách nhanh chóng.
Mời nghe đọc bài |
Khó khăn lắm, chúng tôi mới tiếp cận được bữa cơm trưa của Công ty
YK (100% vốn Nhật Bản) nằm ở gần KCN Sóng Thần (H.Dĩ An, Bình Dương).
Suất ăn công nhân (CN) ở đây do một doanh nghiệp bên ngoài cung cấp. Chủ
tịch Công đoàn công ty cho biết: “Nhà máy có khoảng 5.500 lao động.
Suất ăn 9.000 đồng/người được đánh giá tương đối cao so với các công ty
khác trên địa bàn”.
Ăn ở công ty: “Chỉ khoảng 5-6 ngàn đồng”
Giờ ăn trưa của Công ty YK bắt đầu lúc 10 giờ 20 phút (chia thành 3 ca). Hàng ngàn CN kéo về nhà ăn. Chúng tôi cũng chọn một hộp cơm đóng hộp sẵn. Thức ăn bên trong gồm: 1 trứng vịt + một con cá hường to hơn 2 ngón tay trỏ + 1 ít đồ xào và hộp canh bí đỏ lều phều nước. Đề cập chất lượng suất cơm, CN Nguyễn Thị Phương D., ngồi chung bàn nói: “Anh ăn đi rồi biết. Nhưng nói thiệt, hôm nay anh hên đó, chứ nhiều hôm chỉ có vài miếng đậu hũ kho là hết à. Nhìn khẩu phần này, em đoán chỉ khoảng 5-6 ngàn đồng là cùng. Do suất cơm phải qua “thầu” nên khẩu phần bị hụt hết gần 1 nửa. Tụi em cũng đã nhiều lần có ý kiến với công đoàn, nhưng sau đó đâu lại vào đấy”. Ngồi cùng bàn còn có 3 CN đang hì hụp húp tô bún bò. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, họ trả lời: “Do tụi em không ăn được cá nên phải ăn bún thay cho bữa trưa”. Hỏi: “Ăn uống vậy làm sao đủ sức làm việc?”, các CN này cười, bảo: “Ăn uống kham khổ riết cũng quen rồi”. Chúng tôi nếm thử, cảm thấy món ăn nào cũng nhạt nhẽo.
Bà Nguyễn Thị Yến, quản lý suất ăn của Công ty T.H (cung cấp suất ăn cho Công ty YK) than: “Giá cả sinh hoạt dạo này tăng nên suất ăn có phần giảm sút. Chẳng hạn như cá hường, trước đây chỉ có 20 ngàn đồng/kg, nay lên đến 28 ngàn đồng”.
Đến Công ty giày da TD (100% vốn Đài Loan) đóng tại cụm công nghiệp An Phú (H.Dĩ An, Bình Dương) đúng vào giờ cơm trưa (11 giờ 30 phút), Chủ tịch Công đoàn công ty cho biết: “Nhà máy hiện có gần 6 ngàn CN, suất ăn ở đây nhà máy tự nấu trị giá... 6 ngàn đồng/suất”. Giờ cơm, hàng ngàn CN vội vàng đến 2 dãy nhà ăn, tự động xếp hàng lấy khay rồi đến nơi phát thức ăn. Chúng tôi cũng sắp hàng. Khẩu phần buổi trưa của người lao động đến khó tin: hơn chục con tôm nhỏ cỡ ngón tay út, cộng với 2 món củ đậu và su su xào, còn cơm nấu vón cục, chén canh rau má cũng chỉ toàn nước. Do đi cùng với bộ phận văn phòng nên khi hỏi đến chất lượng bữa ăn, nhiều CN lảng tránh câu trả lời. Ăn xong, hàng ngàn CN tranh nhau tìm chỗ ngả lưng buổi trưa. Thấy chúng tôi đưa máy hình lên, một chị CN đứng tuổi la: “Chụp gì mà chụp, làm CN khổ chết đi được, buổi cơm chỉ có vài con tôm nhỏ...”, nhưng vội bỏ dở câu nói khi thấy người đi cùng liếc mắt. Chúng tôi góp ý về bữa ăn quá kém, bộ phận Công đoàn và nhân sự công ty đều thừa nhận vấn đề này.
Cơm ở phòng trọ: Chỉ bát canh rau
Bữa chính ở công ty là vậy, bữa cơm nơi phòng trọ của nhiều CN còn bi đát hơn. Chúng tôi đến phòng trọ của Nguyễn Thị Ngọc H. (29 tuổi, quê Tiền Giang) đúng vào giờ cơm tối. Trong căn phòng rộng khoảng 10m2, hai cô gái quây quần bên nồi cơm với đĩa rau muống luộc, cộng vài miếng đậu hũ dìm trong chén nước tương và một tô nước rau luộc, đặt trên mấy tờ báo. Thấy khách chăm chú nhìn mâm cơm, H. bối rối: “Cơm CN “thịnh soạn” vậy đó!”. Chúng tôi ngồi xuống mâm cơm, gắp miếng đậu hũ ăn thử. Chao ôi, mặn! H. cười bảo rằng, phải kho như thế mới tiết kiệm được thức ăn, vì dạo này cái gì cũng tăng giá.
Phòng đối diện có 5 người cũng đang bày cơm ra chuẩn bị ăn. Thức ăn
cũng chẳng khá gì hơn khi chỉ có 3 con cá nhỏ chiên trong chảo, có lẽ do
chiên lại nhiều lần nên cháy đen, một tô rau sống và một chén nước mắm.
Còn nồi cơm thì bé xíu, xới mỗi người một chén chỉ còn lại dính nồi.
Trước cổng Công ty TNHH JME Vina (P.Hiệp Thành, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương), chúng tôi gặp chị Đàm Thị H. Vừa hỏi đến thu nhập, chị H nói ngay: “Với tiền lương của tôi 1,5 triệu đồng/tháng cộng với chồng tôi (khoảng 3 triệu đồng/tháng) chỉ đủ chi phí cho tiền nhà trọ, điện nước và tiền xăng xe đi lại, ăn uống cũng chỉ rau ráng cho qua ngày". Chứng kiến buổi cơm tối của gia đình chị H. gồm một bát canh to lều phều nước, mấy con tép kho mặn và lưng bát thịt heo ba rọi. Chị H. nói: “Tô canh khoảng 5 ngàn đồng, còn 8 ngàn đồng mua miếng thịt ba rọi về rang cho hai đứa trẻ”.
Có miếng đậu hũ, hay con tép kho mặn... dù sao cũng còn có chút chất đạm. Bữa ăn của 3 CN Công ty TL (TP.HCM) thức ăn chỉ vỏn vẹn có tô canh suông. Cả ba xới cơm, chan canh rồi cố nuốt để lấy sức hôm sau đi làm, vì “giá cả tăng quá, trong khi lương chỉ hơn triệu bạc không đủ chi tiêu nên phải giật gấu vá vai thôi!”.
Theo ông Nguyễn Văn Khương, Phó chủ tịch thường trực LĐLĐ tỉnh Bình Dương, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang chi tiền ăn cho CN dưới 10 ngàn đồng/bữa/CN, không ít DN chỉ chi 6 ngàn đồng/bữa. Ông Khương thừa nhận: “Chất lượng bữa ăn của CN ngày càng tệ hơn trước bởi giá cả sinh hoạt cứ tăng liên tục. Bữa ăn kém, chắc chắn phải ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động”.
Ăn ở công ty: “Chỉ khoảng 5-6 ngàn đồng”
Giờ ăn trưa của Công ty YK bắt đầu lúc 10 giờ 20 phút (chia thành 3 ca). Hàng ngàn CN kéo về nhà ăn. Chúng tôi cũng chọn một hộp cơm đóng hộp sẵn. Thức ăn bên trong gồm: 1 trứng vịt + một con cá hường to hơn 2 ngón tay trỏ + 1 ít đồ xào và hộp canh bí đỏ lều phều nước. Đề cập chất lượng suất cơm, CN Nguyễn Thị Phương D., ngồi chung bàn nói: “Anh ăn đi rồi biết. Nhưng nói thiệt, hôm nay anh hên đó, chứ nhiều hôm chỉ có vài miếng đậu hũ kho là hết à. Nhìn khẩu phần này, em đoán chỉ khoảng 5-6 ngàn đồng là cùng. Do suất cơm phải qua “thầu” nên khẩu phần bị hụt hết gần 1 nửa. Tụi em cũng đã nhiều lần có ý kiến với công đoàn, nhưng sau đó đâu lại vào đấy”. Ngồi cùng bàn còn có 3 CN đang hì hụp húp tô bún bò. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, họ trả lời: “Do tụi em không ăn được cá nên phải ăn bún thay cho bữa trưa”. Hỏi: “Ăn uống vậy làm sao đủ sức làm việc?”, các CN này cười, bảo: “Ăn uống kham khổ riết cũng quen rồi”. Chúng tôi nếm thử, cảm thấy món ăn nào cũng nhạt nhẽo.
Bà Nguyễn Thị Yến, quản lý suất ăn của Công ty T.H (cung cấp suất ăn cho Công ty YK) than: “Giá cả sinh hoạt dạo này tăng nên suất ăn có phần giảm sút. Chẳng hạn như cá hường, trước đây chỉ có 20 ngàn đồng/kg, nay lên đến 28 ngàn đồng”.
Đến Công ty giày da TD (100% vốn Đài Loan) đóng tại cụm công nghiệp An Phú (H.Dĩ An, Bình Dương) đúng vào giờ cơm trưa (11 giờ 30 phút), Chủ tịch Công đoàn công ty cho biết: “Nhà máy hiện có gần 6 ngàn CN, suất ăn ở đây nhà máy tự nấu trị giá... 6 ngàn đồng/suất”. Giờ cơm, hàng ngàn CN vội vàng đến 2 dãy nhà ăn, tự động xếp hàng lấy khay rồi đến nơi phát thức ăn. Chúng tôi cũng sắp hàng. Khẩu phần buổi trưa của người lao động đến khó tin: hơn chục con tôm nhỏ cỡ ngón tay út, cộng với 2 món củ đậu và su su xào, còn cơm nấu vón cục, chén canh rau má cũng chỉ toàn nước. Do đi cùng với bộ phận văn phòng nên khi hỏi đến chất lượng bữa ăn, nhiều CN lảng tránh câu trả lời. Ăn xong, hàng ngàn CN tranh nhau tìm chỗ ngả lưng buổi trưa. Thấy chúng tôi đưa máy hình lên, một chị CN đứng tuổi la: “Chụp gì mà chụp, làm CN khổ chết đi được, buổi cơm chỉ có vài con tôm nhỏ...”, nhưng vội bỏ dở câu nói khi thấy người đi cùng liếc mắt. Chúng tôi góp ý về bữa ăn quá kém, bộ phận Công đoàn và nhân sự công ty đều thừa nhận vấn đề này.
Cơm ở phòng trọ: Chỉ bát canh rau
Bữa chính ở công ty là vậy, bữa cơm nơi phòng trọ của nhiều CN còn bi đát hơn. Chúng tôi đến phòng trọ của Nguyễn Thị Ngọc H. (29 tuổi, quê Tiền Giang) đúng vào giờ cơm tối. Trong căn phòng rộng khoảng 10m2, hai cô gái quây quần bên nồi cơm với đĩa rau muống luộc, cộng vài miếng đậu hũ dìm trong chén nước tương và một tô nước rau luộc, đặt trên mấy tờ báo. Thấy khách chăm chú nhìn mâm cơm, H. bối rối: “Cơm CN “thịnh soạn” vậy đó!”. Chúng tôi ngồi xuống mâm cơm, gắp miếng đậu hũ ăn thử. Chao ôi, mặn! H. cười bảo rằng, phải kho như thế mới tiết kiệm được thức ăn, vì dạo này cái gì cũng tăng giá.
Bác sĩ Huỳnh Thanh Hà, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe vệ sinh lao động môi trường Bình Dương, phân tích: “Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, trong mỗi bữa ăn cần phải đa dạng thực phẩm và thay đổi món ăn hằng ngày nhằm kích thích CN ăn ngon miệng. Bữa ăn hợp lý cân đối cần: đường 20g/người/ngày, muối 10g, thịt-dầu-mỡ 20g; tôm-cua-cá 50g, rau-củ-quả từ 300-350g, lương thực 400-500g. Theo thời giá hiện nay, với khẩu phần ăn như trên phải mất từ 18-20 ngàn đồng/bữa. So sánh với khẩu phần ăn hiện tại thì bữa ăn của CN mới chỉ đạt trên dưới 50% dinh dưỡng. Như vậy còn quá thấp so với nhu cầu dinh dưỡng của người lao động bình thường”. |
Trước cổng Công ty TNHH JME Vina (P.Hiệp Thành, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương), chúng tôi gặp chị Đàm Thị H. Vừa hỏi đến thu nhập, chị H nói ngay: “Với tiền lương của tôi 1,5 triệu đồng/tháng cộng với chồng tôi (khoảng 3 triệu đồng/tháng) chỉ đủ chi phí cho tiền nhà trọ, điện nước và tiền xăng xe đi lại, ăn uống cũng chỉ rau ráng cho qua ngày". Chứng kiến buổi cơm tối của gia đình chị H. gồm một bát canh to lều phều nước, mấy con tép kho mặn và lưng bát thịt heo ba rọi. Chị H. nói: “Tô canh khoảng 5 ngàn đồng, còn 8 ngàn đồng mua miếng thịt ba rọi về rang cho hai đứa trẻ”.
Có miếng đậu hũ, hay con tép kho mặn... dù sao cũng còn có chút chất đạm. Bữa ăn của 3 CN Công ty TL (TP.HCM) thức ăn chỉ vỏn vẹn có tô canh suông. Cả ba xới cơm, chan canh rồi cố nuốt để lấy sức hôm sau đi làm, vì “giá cả tăng quá, trong khi lương chỉ hơn triệu bạc không đủ chi tiêu nên phải giật gấu vá vai thôi!”.
Theo ông Nguyễn Văn Khương, Phó chủ tịch thường trực LĐLĐ tỉnh Bình Dương, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang chi tiền ăn cho CN dưới 10 ngàn đồng/bữa/CN, không ít DN chỉ chi 6 ngàn đồng/bữa. Ông Khương thừa nhận: “Chất lượng bữa ăn của CN ngày càng tệ hơn trước bởi giá cả sinh hoạt cứ tăng liên tục. Bữa ăn kém, chắc chắn phải ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động”.
H.Tuấn - B.Thiên - T.Huyền
No comments:
Post a Comment