TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, April 6, 2010

Sẵn sàng chi tiền tỉ chạy giấy phép khai thác khoáng sản

Thứ Sáu, 19/03/2010, 09:40 (GMT+7)

TT - Tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận dự án Luật khoáng sản (sửa đổi) ngày 18-3, ông Trần Đình Nhã - phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - an ninh - bức xúc: “Hiện nay nhân dân không yên tâm trước hiện trạng khoáng sản đang bị khai thác cạn kiệt".

Nhà máy xỉ titan tại xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định - Ảnh: Văn Lưu
"Chúng ta tuyên bố khoáng sản là tài sản toàn dân, nhưng người muốn khai thác chỉ cần xin giấy phép, nộp một ít phí môi trường là biến khu vực khai thác khoáng sản đó thành tài sản tư. Nhiều nơi xảy ra tình trạng khai thác vô tội vạ, không thấy phải nộp tiền gì cả. Tôi không thuộc hạng quan chức có quyền thế gì, nhưng nhiều người cứ hỏi có quen ông nọ ông kia không để giúp người ta xin giấy phép. Người ta sẵn sàng chi ra mấy tỉ”.
Ông Nhã đề nghị luật cần được thiết kế như thế nào đó để thu được nhiều tiền hơn cho Nhà nước, cho nhân dân, chấm dứt cơ chế xin - cho, cấp phép vô tội vạ như hiện nay.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn khẳng định chính công tác quản lý hết sức yếu kém đã tạo ra cơ chế xin - cho, tạo ra hoạt động đầu cơ trong khai thác.
“Năm 2005 khi sửa đổi luật này cũng đề cập chuyện đấu thầu khai thác, nói là dự án đến mức nào đó thì phải đấu thầu, nhưng các tỉnh người ta chia nhỏ dự án ra để khỏi phải đấu thầu. Tôi ở Hà Tĩnh có rất nhiều khoáng sản như sắt, titan, vàng... Lúc cho khai thác thì phức tạp lắm, thậm chí căng thẳng nhau trong thường vụ tỉnh ủy, rồi có can thiệp của bộ này bộ kia, cuối cùng có trường hợp vẫn phải chia nhỏ dự án ra”- ông Đàn nói.
Có thể thu ngang bằng dầu khí
“Cách đây ba năm chúng ta khẳng định trữ lượng bôxit 5,5 tỉ tấn, nhưng đến bây giờ có thể khẳng định là 11 tỉ tấn. Trữ lượng titan hiện nay cũng khẳng định được là 600 triệu tấn, nếu bán thô cũng được hàng trăm tỉ USD, còn chế biến có thể bán tới hàng ngàn tỉ USD. Qua khảo sát vừa phát hiện hai mỏ đất hiếm, anh em nói nếu cho đấu giá mỏ lithium sẽ được 500 triệu USD ngay...”- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết.
Theo Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, sơ hở lâu nay là cho phép địa phương cấp phép các mỏ ngoài quy hoạch. Nhưng khoáng sản nằm trong lòng đất có nhiều nơi chưa được phát hiện và chưa kịp đưa vào quy hoạch, nên có mỏ ngoài quy hoạch lại có trữ lượng rất lớn.
Ông Nguyên lấy ví dụ như trữ lượng mỏ sắt ở Văn Chấn (Yên Bái) chỉ sau Thạch Khê (Hà Tĩnh), nhưng cũng đang bị chia nhỏ để cấp phép khai thác. Hoặc mỏ Núi Pháo ở Thái Nguyên trước đây cấp phép khai thác như cho không, vừa rồi phát hiện trữ lượng vonfram và flo lớn nhất nhì thế giới (đem đấu giá cỡ 500 triệu USD) thì mới thu hồi giấy phép. Cũng có trường hợp trá hình, cấp phép cho khai thác cát nhưng thực chất khai thác vàng...
Theo ông Nguyên, thu ngân sách từ khoáng sản hiện nay chỉ bằng 3% GDP, nhưng nếu thay đổi cơ chế thì có thể thu ngang bằng với dầu khí (khoảng 30% GDP - PV). Một nghịch lý được ông chỉ ra là vừa qua đi khảo sát thấy rằng tỉnh nào có mỏ nhiều, có tài nguyên nước nhiều thì tỉnh đó càng nghèo. “Luật cần khẳng định để lại một phần thu cho địa phương đầu tư bảo vệ môi trường, đầu tư vào hạ tầng. Đấu giá quyền thăm dò và đấu giá quyền khai thác là tư tưởng chủ đạo trong đạo luật này”- ông Nguyên nói.
Phải chú ý đến an ninh quốc gia
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi còn có nguyên nhân từ sự nhập nhằng trong việc phân cấp quản lý giữa bộ và địa phương. Có trường hợp bộ cấp phép cho thăm dò nhưng thực chất là người ta khai thác, tỉnh biết nhưng không kiểm soát được. Vì vậy, cần có cơ chế để nhân dân và chính quyền địa phương giám sát chặt chẽ cả quá trình thăm dò và khai thác.
“Đụng đến khoáng sản là đụng đến quản lý đất đai, đến an ninh biên giới, đến biển và hải đảo, đến môi trường và tiềm lực kinh tế đất nước. Vì vậy, trách nhiệm quản lý nên tập trung đầu mối về Bộ Tài nguyên - môi trường, để khi có việc gì còn có chỗ mà hỏi thăm”- ông Ksor Phước đề nghị.
Một số ý kiến lưu ý luật không nên quy định quá thoáng về cơ chế cấp phép, nhất là cấp phép đối với hoạt động thăm dò. “Khoáng sản ở đâu? Phần lớn ở rừng cao núi sâu, là những khu vực rất trọng yếu về an ninh. Nếu ta thoáng quá thì tất cả những gì trên đất nước mình người ngoài biết hết, không loại trừ trường hợp người ta lợi dụng việc thăm dò, khai thác để điều tra các cơ sở phòng thủ, các công trình an ninh, quốc phòng của ta” - Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cảnh báo.
Ở khía cạnh khác, trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng cần có một chiến lược khai thác và sử dụng tiết kiệm chứ không thể cứ tận thu mãi được. “Người Mỹ tuyên bố rằng giọt xăng cuối cùng phải cháy trên đất Mỹ. Lại có câu chuyện nói rằng người Hàn Quốc phát hiện mỏ vàng thì đổ bêtông lại... Còn quan điểm của ta thế nào?”- ông Vượng đặt vấn đề.
Theo chương trình, dự án Luật khoáng sản sẽ được Quốc hội xem xét tại kỳ họp tới đây.
Không để nước ngoài hiểu lầm ta bán con nuôi
Đối với dự thảo Luật nuôi con nuôi, nhiều ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn quy định tại điều 10 về lệ phí đăng ký con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết: Tuần trước, 12 đại sứ đã gặp tôi để bày tỏ quan tâm đến quy định này. Họ lo ngại nếu ta quy định không chặt chẽ thì dễ xảy ra tình trạng mua bán con nuôi, người xin con nuôi phải trả tiền cho cơ quan công quyền. Các đại sứ cũng nói theo công ước và thông lệ có năm loại chi phí chính đáng như chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được giới thiệu làm con nuôi; chi phí làm hồ sơ, công chứng, chứng thực, thủ tục hộ chiếu... và lệ phí đăng ký nuôi con nuôi.
Ông Cường đề xuất sửa lại mục b, khoản 2, điều 10 dự thảo luật “chi phí giới thiệu trẻ em làm con nuôi”, vì viết như vậy người ta hiểu rằng khoản tiền này nộp cho sở tư pháp.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đề nghị Nhà nước nên bỏ tiền ra cho tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động này. Tuy nhiên, Bộ trưởng Cường cho biết hầu như tất cả các nước cho con nuôi đều quy định các khoản chi phí, thậm chí muốn nhận một con nuôi từ Trung Quốc thì cha mẹ nuôi phải trả 5.100 USD.
LÊ KIÊN

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty