TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, September 27, 2009

Cần làm rõ khái niệm “định hướng xã hội chủ nghĩa”

Cập nhật lúc 11:56, Thứ Tư, 23/09/2009 (GMT+7)

Góp thêm ý kiến cho việc sửa đổi, bổ sung Cương lĩnh 1991, Hội đồng Lý luận trung ương và Trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức hôm qua (22/9) hội thảo khoa học với chủ đề “Mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn”.

Cuộc hội thảo được dày công chuẩn bị trong nhiều tháng qua đã thu hút tới gần 80 tham luận của các chính khách, học giả hàng đầu.

Mắt xích chủ yếu: Nhà nước pháp quyền + chế độ dân chủ

Đồng Trưởng ban tổ chức hội thảo - GS-TS Nguyễn Văn Nam khẳng định: Các tham luận đều đạt được sự đồng thuận rất cao là “Dân tộc Việt Nam muốn “sánh vai với các cường quốc năm châu” thì không có sự lựa chọn nào khác ngoài phát triển kinh tế thị trường. Bởi vậy, mô hình kinh tế tổng quát mà Đảng ta xác định với vế đầu là “kinh tế thị trường” hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt. Tuy nhiên, khi gắn vế sau vào, tức yếu tố XHCN thì phát sinh nhiều quan điểm khác nhau”.

Mô tả ảnh.
Ảnh: LK
Đến từ Viện Kinh tế Việt Nam, PGS-TS Lê Cao Đoàn phân tích: Điều nhấn mạnh ở đây là việc đổi mới kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập nền kinh tế vào tiến trình phát triển hiện đại của nền kinh tế toàn cầu lúc đầu không phải xuất phát từ hệ tư tưởng mà chịu sự thúc ép và quy định của quy luật tăng sức sản xuất, tăng hiệu quả trong phát triển kinh tế.

Khi hệ kinh tế Xô viết bất lực trong việc giải quyết các quy luật kinh tế trên thì chính quy luật thép của kinh tế đó giúp người ta vượt qua được vấn đề hệ tư tưởng để đổi mới và phát triển.

Phó Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - GS-TS Trần Ngọc Hiên cho rằng: Sự phát triển của nhà nước pháp quyền và chế độ dân chủ trở thành mắt xích chủ yếu giữa kinh tế thị trường với thể chế chính trị.

Về mặt chính trị, sự phát triển kinh tế thị trường trở thành bước ngoặt kết thúc các chế độ chuyên chế và hình thành chế độ dân chủ. “Không thể coi là đã hình thành nền kinh tế thị trường khi nhà nước chưa ra khỏi tình trạng quan liêu, tham nhũng phổ biến. Không thể coi là đã có nhà nước pháp quyền khi trong xã hội còn thiếu dân chủ và tính tự phát của người dân còn phổ biến”, GS Hiên nói.

Cần làm rõ khái niệm “định hướng XHCN”

Cựu ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - GS Nguyễn Đức Bình ủng hộ khái niệm “kinh tế thị trường định hướng XHCN” nhưng không ủng hộ cách gọi đó là “mô hình tổng quát của thời kỳ quá độ”.

Lý do, theo GS Bình thì trước hết công thức này quá chung chung, trừu tượng. Kinh tế thị trường có thể hiểu được, chỉ cần ra đường là thấy nhưng định hướng XHCN chẳng thấy đâu. Hơn nữa, quá độ lên XHCN còn bao nhiêu yếu tố cơ bản khác chứ không chỉ là kinh tế thị trường. GS Bình cũng nhấn mạnh: “Kinh tế thị trường tự bản thân nó không mang thuộc tính định hướng XHCN. Trái lại, thuộc tính tự nhiên của nó là tiến lên chủ nghĩa tư bản”.

Không nghĩ như GS Bình, GS-TSKH Lê Du Phong (Đại học Kinh tế quốc dân) nói: Cuối thế kỷ XX, kinh tế thị trường chuyển sang mô hình mới là kinh tế thị trường hiện đại. Đây là mô hình dựa trên nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến, kết hợp hài hòa giữa bốn yếu tố: thị trường - nhà nước pháp quyền - xã hội dân sự - hội nhập quốc tế sâu rộng. Mục tiêu chung mà nền kinh tế hiện đại hướng đến là sự hưng thịnh của quốc gia, dân tộc, sự giàu có của người dân và sự bình đẳng giữa con người.

GS Phong cho rằng: Vì khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN khó giải thích rõ ràng nên nó làm cho chúng ta không triệt để trong đổi mới tư duy kinh tế. Từ đó, cơ chế, chính sách và các giải pháp tổ chức, quản lý nền kinh tế chúng ta đưa ra không rõ ràng, dứt khoát và minh bạch.

Phát triển bền vững cần có nền kinh tế tri thức

GS Lê Du Phong đề xuất mô hình “Nền kinh tế thị trường hiện đại nhằm đảm bảo dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. PGS Lê Cao Đoàn đồng tình: “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh là những giá trị nội tại của tiến trình phát triển toàn cầu, đã và đang được thực hiện trong thực tiễn phát triển”.

Bổ sung cho các ý kiến trên, GS Hiên nói thêm, định hướng kinh tế thị trường phải gắn với xác định mô hình kinh tế theo xu hướng thời đại: định hướng phát triển bền vững, tức là “tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” như đã nêu trong văn kiện (của Đảng - PV).

Xu hướng này nảy sinh trên cơ sở sự ra đời và lớn mạnh của kinh tế tri thức. Vì vậy, muốn đi theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế, tất yếu phải sớm xây dựng nền kinh tế tri thức. Cả hai mặt đó đồng thời phát triển sẽ làm cho mục tiêu chính trị ngày càng hiện thực và mới có sức hấp dẫn.

Theo phân tích của GS Hiên, mô hình công nghiệp hóa dựa vào khai thác tài nguyên và nguồn lao động rẻ để thu hút đầu tư nước ngoài và dựa vào xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế đã để lại hậu quả nặng nề về mặt xã hội và môi trường. Đây là mô hình đã lỗi thời, không phù hợp yêu cầu xây dựng nền móng của chế độ mới cũng như xu thế thời đại.

Từ góc nhìn vận động của lịch sử, có thể nhận thấy bản chất kinh tế thị trường nhất định đi đến một xã hội tương lai. đó là xã hội mang bản chất nhân văn, xã hội của sự phát triển tự do và toàn diện của cá nhân mỗi người, xã hội phát triển trong quan hệ hài hòa giữa con người với con người và con người với tự nhiên sau một quá trình lịch sử đầy máu và nước mắt” - GS Trần Ngọc Hiên nhấn mạnh.

Theo Pháp Luật TP.HCM

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty