TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Monday, September 28, 2009

Mọi kích thích kinh tế của Việt Nam đều vì người nghèo

Cập nhật lúc 17:37, Thứ Hai, 28/09/2009 (GMT+7)

- Tại Diễn đàn cấp cao về Tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu tới xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững khu vực châu Á - Thái Bình Dương khai mạc sáng nay (28/9) ở Hà Nội, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng nói: VN coi thách thức là cơ hội, đề ra biện pháp kích thích kinh tế sao cho người nghèo là nhóm được hưởng lợi chính.

Dẫn chứng được ông Nguyễn Sinh Hùng nêu là chương trình tập trung đầu tư vào 62 huyện nghèo nhất nước, chương trình đầu tư vào nhà ở cho người thu nhập thấp, chương trình dạy nghề cho nông dân...

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng. Ảnh: Trường Sơn

Trước đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nêu những tác động nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng lên những người nghèo tại châu Á trong 2 năm vừa qua.

Cơ hội để tăng trưởng bền vững

Chỉ trong hai năm, số người phải chịu cảnh đói kém liên miên tại khu vực Nam Á tăng lên gần 100 triệu, tại Trung Quốc, 41 triệu công nhân mất việc, khủng hoảng sẽ còn làm cho hơn 60 triệu người tại các nước đang phát triển trong khu vực rơi vào cảnh đói nghèo trong năm nay, và gần 100 triệu người "cận nghèo" vào năm 2010.

"Từ điển tiếng Anh định nghĩa "khủng hoảng" như là một thời điểm chồng chất các khó khăn hoặc nguy hiểm. Đây là thời điểm khó khăn cho các nước châu Á. Tuy nhiên, như trong từ điển tiếng Trung đã định nghĩa, khủng hoảng không chỉ có "rủi ro" mà bao gồm cả "cơ hội", Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda chia sẻ.

"Chính vì vậy, điều tôi muốn nhấn mạnh là làm thế nào để tận dụng cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu này như là một cơ hội để sự tăng trưởng của châu Á trong tương lai bền vững hơn và toàn diện hơn", ông Haruhiko Kuroda nói.

Bài học chăm lo cho người nghèo

Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda. Ảnh: Trường Sơn
Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda.
Ảnh: Trường Sơn

"Các cuộc khủng hoảng như thế này đem lại cơ hội để tái cấu trúc phát triển xã hội", ông Kuroda nhấn mạnh.

Cụ thể, các chính phủ có thể giảm phí tổn khổng lồ cho y tế bằng cách trực tiếp giúp đỡ những người nghèo. Những biện pháp này cũng đồng thời làm lợi cho nền kinh tế. Vì, khi mà mọi người không phải "tiết kiệm dự phòng" thì họ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, hoặc tiết kiệm và đầu tư hiệu quả hơn.

Chẳng hạn, Trung Quốc đang mở rộng hệ thống bảo hiểm y tế cơ bản cho người nghèo. Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe không chỉ tác động tích cực lên nền kinh tế vĩ mô, mà còn giúp người dân tránh khỏi các phí tổn khổng lồ, và trực tiếp giảm nghèo.

Nền kinh tế tại châu Á đang hồi phục dần dần từ chính những biện pháp ứng phó mau lẹ về mặt tài chính và các gói kích cầu, các hệ thống tài chính tương đối "khỏe" ưu tiên cho khủng hoảng và sự chuyển biến hoàn toàn ở các nền kinh tế trên diện rộng.

Tuy nhiên, ADB cũng đưa ra cảnh báo: Viễn cảnh chung cho cả khu vực vẫn còn chưa rõ ràng. Đặc biệt, suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài sẽ còn làm cho quá trình hồi phục toàn diện nền kinh tế trong khu vực bị trì hoãn. Châu Á sẽ khó có thể trở lại với mức tăng trưởng tiềm năng dài hạn, nếu không có "sức bật" vững chắc trên phạm vi toàn cầu.

Theo báo cáo của ADB về viễn cảnh kinh tế châu Á năm 2009 cập nhật tuần vừa qua, châu Á đang dẫn đầu trong việc khôi phục nền kinh tế sau cuộc suy thoái toàn cầu.

Tỉ lệ tăng trưởng trung bình của khu vực ước tính 3,9% vào năm 2009, cao hơn mức 3,4% mà ADB dự đoán hồi đầu năm.

Cũng theo bản báo cáo này, mức tăng trưởng của cả khu vực sẽ tăng mạnh trong năm 2010 với mức 6,4%. Trong đó, Trung Quốc có thể đạt hơn mức 8%, Ấn Độ trên 6%.

Tăng trưởng của Việt Nam năm nay được dự đoán là 4,7%.

  • Thu Lượng

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty