Ảnh: Q.D |
>> Bể than 210 tỉ tấn sẽ được khai thác như thế nào?
>> Xung quanh đề án mở bể than 210 tỉ tấn đồng bằng sông Hồng
* Xin ông cho biết, từ trước đến nay đã có khảo sát nào về quy mô và trữ lượng của bể than đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) hay chưa? Kết quả khảo sát như thế nào?
- Năm 1961, Đoàn địa chất 36 (tiền thân là Tập đoàn dầu khí quốc gia VN), thuộc Tổng cục Địa chất, khoan lỗ khoan số 1 ở xã Phùng Hưng (H.Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) sâu 1.200m đã phát hiện trong trầm tích Miocen có chứa 12 vỉa than nâu biến chất thấp đạt giá trị công nghiệp.
Năm 1965 - 1969, Macsiutova V.N, Vedrisev V.A, Hồ Đắc Hoài, Tăng Mười, Phan Thế Cần (1965 - 1969) đã tiến hành đo địa vật lý (điện, trọng lực, địa chấn) và vẽ được bản đồ cấu trúc địa chất, tỷ lệ 1:200.000 các trầm tích Kainozoi ở miền võng Hà Nội đến chiều sâu 3.000m. Tiếp đó là hàng loạt các lỗ khoan nghiên cứu cấu tạo của Đoàn địa chất 36 đã phát hiện than và khí (các công trình khoan tập trung ở khu vực Kiến Xương, Tiền Hải, Thái Bình).
Năm 1979, Vũ Xuân Doanh (Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, Bộ TN-MT) đã tổng hợp các tài liệu địa vật lý, tài liệu các lỗ khoan thăm dò, tìm kiếm dầu khí trong “Báo cáo triển vọng chất lượng và trữ lượng than miền võng Hà Nội” cho rằng: miền võng Hà Nội (diện tích khoảng 2.500 km2), với chiều dày trầm tích trung bình 2.100m và chứa từ 30 - 100 vỉa than. Năm 1986, trong báo cáo “Độ chứa than miền võng Hà Nội”, ông dự báo có khoảng 210 tỉ tấn than biến chất thấp tại miền võng Hà Nội (ĐBSH).
Vấn đề đáng quan ngại nhất là nước. Chúng ta chưa có những nghiên cứu cơ bản, chi tiết và đầy đủ về nước mặt, nước ngầm cho toàn bộ vùng dự kiến là bể than. Trong đề án cũng chỉ nêu chung chung và sử dụng lại một số số liệu cũ. Điều trước tiên, theo tôi là nên nghiên cứu, đánh giá lại về thủy văn cho thật đầy đủ. Nếu không đánh giá được đầy đủ về thủy văn thì sẽ không thể tính trước được những tác động của dòng chảy với hầm lò, với sụt lún… | |
Tiến sĩ Trương Đức Dư (thành viên Ban phản biện của Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN) |
Năm 1977, Tổng cục Địa chất đã giao Liên đoàn Địa chất 9 và Đoàn địa chất 904 tiến hành tìm kiếm thăm dò than nâu khu Khoái Châu, diện tích 85 km2.
Năm 1998, để tiến hành quy hoạch sơ bộ phát triển lâu dài tài nguyên than, Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) đã hợp tác với Tổ chức Phát triển công nghệ công nghiệp và năng lượng mới Nhật Bản (NEDO) tiến hành nghiên cứu thăm dò chủ yếu tại khu vực Khoái Châu - Hưng Yên. Kết quả theo các tác giả của báo cáo này, tập thể tác giả đã xác nhận trong các trầm tích Neogen vùng ĐBSH, các vỉa than tồn tại từ Khoái Châu kéo dài ra thềm lục địa vịnh Bắc Bộ.
*Cục Địa chất và khoáng sản (ĐC và KS) VN đang xây dựng dự án điều tra đánh giá tiềm năng than tại ĐBSH, đó là cái gì?
- Để đảm bảo chiến lược an ninh năng lượng quốc gia, Chính phủ đã giao Bộ TN-MT lập “Đề án điều tra đánh giá tổng thể tài nguyên bể than ĐBSH và vùng phụ cận”, Cục ĐC và KS VN đang hoàn thiện công tác lập đề án để trình các cấp thẩm quyền theo đúng tiến độ được giao. Các phương pháp kỹ thuật dự kiến sẽ tiến hành trên diện tích gần 2.800 km2 là: công tác địa chất, công tác trắc địa, công tác địa vật lý (đo trọng lực, đo từ telua, đo địa chấn và đo carota lỗ khoan, xử lý tổng hợp tài liệu cũ), công tác khoan máy (độ sâu dự kiến đến 2.000m), công tác địa chất thủy văn - địa chất công trình, công tác lấy mẫu và phân tích mẫu, công tác tổng hợp và xử lý các dạng tài liệu, công tác ứng dụng tin học. Thời gian dự kiến sẽ tiến hành thi công vào năm 2010.
*Nếu như bây giờ Cục ĐC và KS VN mới lập đề án điều tra tổng thể bể than sông Hồng thì đề án phát triển bể than ĐBSH của TKV phải được xem là thế nào, thưa ông?
- Bể than sông Hồng có quy mô rất lớn, phân bố bao trùm ĐBSH và kéo dài ra thềm lục địa. Những kết quả nghiên cứu như kể ở trên đã đủ cơ sở khoa học khẳng định có than nâu ở ĐBSH và kéo dài ra thềm lục địa. Vì vậy, dự báo 210 tỉ tấn cũng có cơ sở khoa học. Xin lưu ý rằng cấp tài nguyên dự báo cho phép sai số lớn, khác với cấp trữ lượng có độ tin cậy cao hơn.
Tuy nhiên, tài nguyên khoáng sản là thiên nhiên ban tặng cho mỗi quốc gia, không thể tái tạo. Vì vậy, chúng ta phải nắm chắc và khai thác sử dụng có hiệu quả tài sản quý giá này. Để có độ tin cậy cao hơn, đủ cơ sở khoa học để hoạch định chiến lược an ninh năng lượng quốc gia, chúng ta phải điều tra đánh giá một cách hệ thống, bài bản. Đây là cách mà tất cả các quốc gia trên thế giới đã làm và đang làm. Cũng cần phải giải thích rõ: các lỗ khoan dầu khí và kết quả đo địa vật lý không đủ đánh giá quy mô, chất lượng và điều kiện khai thác than nâu ở ĐBSH.
* Ông có cảnh báo gì khi TKV đặt vấn đề mở bể than ở ĐBSH?
- Việc khai thác than ở đây sẽ phải căn cứ vào kết quả điều tra đánh giá và thăm dò, thử nghiệm tại một số điểm. Đây là vấn đề rất hệ trọng của quốc gia, nên phải cẩn trọng từng bước, không thể nóng vội. Hiện nay, dư luận đang đặc biệt quan tâm đến nguy cơ sụt lún, nước, đất và an ninh lương thực khi mở bể than này. Tôi cho rằng, với trình độ công nghệ như hiện nay, khi mà con người đã lấy được đất từ sao Hỏa, thì chúng ta sẽ chọn được phương pháp khai thác hiệu quả, giải quyết được tất cả những vấn đề đặt ra.
Cũng có thể nói rằng: hiện nay tìm được giải pháp tổng thể khai thác được than ở ĐBSH, khắc phục được tất cả các vấn đề được đặt ra song giá thành cao, khai thác không có lãi, như vậy không khả thi. Sau 5 - 10 năm nữa, khoáng sản khan hiếm, giá than cao, khai thác có lãi thì lại thành khả thi.
*Xin cảm ơn ông
No comments:
Post a Comment