TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, October 30, 2009

Ngân Hàng Trung Ương Úc bị điều tra vụ hối lộ để bán giấy in tiền cho CSVN

Ngân Hàng Trung Ương Úc bị điều tra vụ hối lộ để bán giấy in tiền cho CSVN
Saturday, May 23, 2009 Bookmark and Share
medium_VN-090523-polymer.jpg

Ðồng tiền CSVN bằng giấy nhựa polymer mệnh giá 500,000 đồng được trình làng lần đầu tiên ở Hà Nội. (Hình: AFP/Getty Images)

MELBOURNE (NV) - “Trả hàng triệu đô la tiền hoa hồng cho công ty Việt Nam CFTD mà công ty con của công ty này là Banktech được điều hành bởi con trai của thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước vào thời gian Ngân Hàng Trung Ương (CSVN) chuyển từ tiền giấy sang tiền giấy nhựa polymer năm 2002. Một cuộc điều tra tham nhũng năm 2007 của nhà nước CSVN thấy vai trò của thống đốc (Lê Ðức Thúy) trong vụ (in tiền) là không bình thường và thiếu khách quan.”

Báo The Age ở nước Úc viết như vậy trong bài báo nói về cuộc điều tra đang tiến hành ở nước này về các nghi vấn quanh chuyện Ngân Hàng Trung Ương Úc liên quan đến các vụ hối lộ cho quan chức ngoại quốc trong đó có Việt Nam nhằm trúng thầu dịch vụ in tiền hay bán trang bị và giấy in tiền.

Sự khéo léo để tránh tiếng hối lộ là trả tiền hoa hồng cao bất thường cho các người môi giới.

Theo tờ báo nói trên, công ty Securency Pty Ltd., một công ty ở Melbourne chuyên về cung cấp in tiền, một nửa là do Ngân Hàng Trung Ương Úc (Reserve Bank of Australia) làm chủ, đã trả những khoản tiền rất lớn dưới hình thức hoa hồng (commission) cho các người môi giới. Trong số những người môi giới này có cả những người từng liên quan đến các vụ tai tiếng tham nhũng, tờ báo trên nói như vậy.

Ngoài việc cung cấp vật liệu để in tiền cho chính phủ Úc, công ty Securency còn cung cấp vật liệu in tiền cho 26 nước khác trên thế giới trong đó có CSVN.

Chủ tịch công ty Securency Pty Ltd. lại là Robert Rankin, phó thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Úc.

Hội đồng quản trị của công ty cũng còn có hai người nữa cũng là viên chức cao cấp của Ngân Hàng Trung Ương Úc và nhiều viên chức điều hành công ty đến từ công ty Innovia Films (làm chủ phân nửa công ty Securency).

Bài báo tiết lộ từ cuộc điều tra cho thấy công ty Securency đã trả những số tiền hoa hồng lớn bất thường ở Uganda, South Africa, Ấn Ðộ.

Một số tin tức nội bộ ở công ty Securency cho rằng một số người môi giới đã được trả hoa hồng lên từ 10% đến 20% nếu họ giúp cho công ty có được mối làm ăn. Nhưng hoa hồng bình thường của kỹ nghệ này chỉ từ 2% đến 6% mà thôi.

Hồi năm 2007, một số báo chí ở Việt Nam, trong đó có tờ Tuổi Trẻ viết nhiều về vấn đề in tiền polymer ở Việt Nam. Trên nguyên tắc, giấy bạc nhựa polymer tránh được những khuyết điểm của loại tiền giấy, nhưng trên thực tế đã có rất nhiều khuyết điểm xảy ra trong đồng tiền loại này ở Việt Nam.

In nhòe, vàng ố, không rõ, mau phai là một số trong những khuyết điểm của tiền polymer CSVN. Ông Lê Ðức Thúy, thống đốc Ngân Hàng Trung Ương CSVN hồi đó, khi đem trình diện lần đầu tiên phát hành tiền polymer ca tụng “công đức” của nó đủ thứ, nhất là giúp chế độ đối phó với bạc giả.

Nhà cầm quyền CSVN đối diện với nạn tiền giả nghiêm trọng đến độ hầu hết các cửa hàng, ngay cả các người bán hàng ở chợ, cũng phải mua máy soi để phân biệt tiền thật tiền giả. Nhưng nay, người ta vẫn thấy thỉnh thoảng báo chí trong nước nói đến những vụ bắt người vận chuyển và tiêu thụ tiền CSVN giả kể cả loại tiền giấy polymer.

Báo The Age nói rằng một số người môi giới của Securency có quan hệ “rất gần với chính phủ hay viên chức Ngân Hàng Trung Ương của các nước từng bị tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International) xếp vào hàng rất tham nhũng”.

Khi báo chí ở Việt Nam khui ra những điều tệ hại bất thường của đồng tiền polymer, năm 2006, người ta được biết Lê Ðức Minh, con trai ông Lê Ðức Thúy, là viên chức quản lý của công ty Banktech, công ty nhập cảng giấy polymer và mực in tiền từ Úc của Securency để cung cấp cho Ngân Hàng Trung Ương CSVN.

Ông Thúy từng phải làm tờ “giải trình” với chính phủ về vụ tai tiếng in tiền liên quan đến cha con ông và cả vụ chiếm dụng qua mánh mung một công thự làm của riêng không thuộc diện bán lại. Kết luận về cuộc điều tra không thấy công bố cho công chúng biết sự thật nhưng sau đó, ông Thúy đã mất chức thống đốc ngân hàng và ông cũng phải trả lại căn nhà kia.

Tuy trả lại nhà, ông Thúy vẫn được bồi thường một số tiền lên nhiều trăm ngàn đô la vì đã bỏ ra xây lại và lên lầu. Với cái đồng lương khiêm tốn mà ông từng nói vợ ông phải xách giỏ đi chợ mỗi ngày thì ông đào đâu ra một số tiền lớn như vậy để đập căn nhà cũ để làm mới nếu không có những khoản tiền đến từ “lậu” chứ không phải “lương”.

Hồi đó, ông Thúy đã giải thích với báo chí trong nước về phẩm chất tiền polymer khi mọi người nhìn thấy những chứng cớ phơi bày trên báo. Tuy nhiên ông lờ chuyện con ông dính dáng thế nào đến dịch vụ độc quyền nhập cảng giấy polymer và mực in mà con ông là phó giám đốc công ty Banktech.

Một đại biểu Quốc Hội, bà Nguyễn Thị Việt Nhân, đại biểu tỉnh Kiên Giang, từng cáo buộc là bà nhận được các tài liệu do viên chức cấp dưới của ông Thúy tại Ngân Hàng Nhà Nước nói đến những liên hệ có dấu hiệu mờ ám của con ông Thúy.

Bản tin của The Age nói rằng bản kết luận điều tra của Thanh Tra Chính Phủ CSVN nói con trai ông Thúy, khi làm cho Banktech “tuy không trái qui định của pháp luật nhưng đã gây nghi ngờ về sự khách quan, minh bạch.”

Tuy ông Thúy không bị mất chức ngay nhưng bản kết luận điều tra của thanh tra chính phủ CSVN cũng đã nói rằng việc ông bố thống đốc mua hàng từ ông con (độc quyền) thì không tránh được sự nghi ngờ sự ngay thẳng liêm chính.

Khi vụ án tham nhũng ở ban quản trị Dự Án Cầu Ðường PMU 18 của Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN nổ ra, Tổng Giám Ðốc Bùi Tiến Dũng và nhiều sếp lớn nhỏ ở công ty này đi tù, con rể Nông Ðức Mạnh cũng là một sếp ở đây thì không hề thấy báo chí nào đụng chạm tới và cũng không hề thấy bị điều tra.

Ðược biết, cảnh sát Úc đang được giao trách nhiệm điều tra về các nghi vấn hối lộ cho viên chức chính phủ ngoại quốc hay trả hoa hồng bất thường cho những thành phần trung gian rồi sẽ đưa cái “bất thường” đó tới tay kẻ có quyền quyết định mua đồ và dịch vụ của Securency theo một cách kín đáo nào đó.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty