>> “Tuyên dương Hà Nội sạch không phải theo nghĩa thông thường”
>> Hà Nội là 1 trong 10 đô thị sạch 2009
>> Hà Nội là 1 trong 10 đô thị sạch 2009
Cảnh tượng dễ dàng bắt gặp nhiều nơi trên đường phố Hà Nội
Thưa đại biểu
Nguyễn Đình Xuân, những ngày qua, dư luận đã bàn rất nhiều xung quanh
việc Hà Nội được bầu chọn là 1 trong 10 đô thị sạch của Việt Nam?
Tôi không biết, họ tính sạch từ khi
nào, tôi chỉ biết là Hà Nội là một trong những nơi có nhiều bệnh nhân
bị dịch tả nhất trong cả nước và cũng đứng trong tốp đầu về sốt xuất
huyết. Chưa kể, những con sông đen nhất cũng thuộc về Hà Nội, ví dụ như
sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu chẳng hạn. Hà Nội cũng chưa có các nhà máy
xử lí nước, xử lí thải đúng chuẩn. Ăn không sạch, thở không sạch, xử lí thải cũng không sạch. Thế thì sạch ở đây là sạch cái gì?
Ở đây, các nhà tổ chức đã đặt ra 12 tiêu chí bình chọn, trong đó có những tiêu chí như toàn dân không vứt rác và đổ rác ra đường; có nhiều sáng kiến làm sạch đô thị; tỉ lệ hè phố ở nội thành, nội thị được lát gạch hoặc bê tông hoá đạt từ 70% diện tích trở lên; có ít nhất 80% số xã, phường, thị trấn tổ chức lễ phát động thi đua năm đô thị sạch…?
Những tiêu chí đó không sai, nhưng
để nói là sạch thì không phải chỉ ngần đó tiêu chí. Thứ hai, khi có
tiêu chí rồi phải xem bầu chọn như thế nào? Nếu bầu chọn chỉ vài chục
người thì chỉ có giá trị trong giới hạn đó thôi. Nếu bạn muốn có một
bầu chọn tốt hơn, bạn phải có nhiều người hơn, nhiều công chúng hơn.
Đại biểu Nguyễn Đình Xuân, Uỷ viên UB Khoa học, Công nghệ & Môi trường của Quốc hội (Ảnh: E.M)
Một tiêu chí không tốt, một bình chọn
không tốt sẽ không động viên các đô thị phấn đấu trở thành một đô thị
đẹp hơn. Chưa kể, nếu chạy theo một số tiêu chí, ví như lát vỉa hè
chẳng hạn thì tôi cho rằng, đó không hẳn là một tiêu chí tốt. Bởi lẽ,
nếu không bê tông hóa mà vẫn sạch có khi tốt hơn. Trong khi đó, thoát nước là tiêu chí vào loại quan trọng nhất về môi trường lại không được đề cập. Hà Nội mỗi năm vài trận lụt cống dềnh lên cả đường, tôi không nghĩ đó là sạch được.
Và còn những tiêu chí quan trọng khác như mức độ ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí lại không được đặt ra để bình chọn?
Các bạn phải hỏi lại, những người đề ra tiêu chí bình chọn vừa qua họ có ý định gì, họ đặt trọng tâm như thế nào và họ muốn hướng đến cái gì? Ví dụ, nếu hướng tới một tỉ lệ đầu tư cao cho hạ tầng, hướng tới một phong trào có bề nổi, một phong trào mang tính rầm rộ, nhưng không đi vào thực chất thì thật đáng buồn.
Tôi nói thế này, nếu bảo người dân Hà Nội không vứt rác ra đường, ai cũng biết là không đúng. Chưa nói, tôi còn thấy một số đoạn đường bị biến thành... nhà vệ sinh, nhiều gốc cây có ai dám đến gần đâu...
Theo tôi nên xem xét lại từ tiêu chí đến cách bình chọn.
Nhưng những người tổ chức cho rằng, họ bình chọn Hà Nội để động viên và tạo phong trào thi đua?
Ngày xưa, trong lớp tôi có chuyện, những đứa nào nghịch nhất thì cho làm lớp phó trật tự để phấn đấu, còn có phấn đấu hay không thì phải chờ xem…
Giải thưởng vừa được trao cũng khiến không ít người nghĩ đến vấn đề "loạn" giải thưởng, thưa ông?
Không muốn nói nặng nề lắm, nhưng thật ra việc bình chọn này cũng chỉ hơn việc bình chọn Vedan vừa qua… một tẹo.
Rất ít đô thị trong cả nước đạt được đúng tiêu chí chuẩn. Cố gắng lắm ta chỉ chọn được đô thị ít bẩn nhất, chứ không phải đô thị sạch nhất, bởi sạch phải có những tiêu chí của nó và anh đạt thì mới được nhận.
Vì thế, nếu có một cuộc thi chọn thành phố ít ô nhiễm nhất, tôi hi vọng chúng ta dễ chọn hơn, nhưng dĩ nhiên, đơn vị đạt giải không phải Hà Nội rồi.
Xin cảm ơn ông!
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng: Thiếu tiêu chí liên quan đến tính mệnh con người
Tôi
đã đi khoảng 30 thủ đô và tôi thấy xấu hổ khi Hà Nội không làm được
công tác vệ sinh. Chúng ta còn xả rác như hiện nay, ăn uống như hiện
nay, rõ ràng không thể nào xứng đáng thành phố sạch được.
Vấn đề ở đây là ai bầu chọn, bầu chọn theo tiêu chí nào? Nói toàn dân không vứt rác ra đường, nhưng ai cũng thấy là rác vứt nhiều nơi.
Nói
tổ chức lễ phát động thi đua đô thị sạch, nhưng phát động không hiệu
quả thì phải nói là khuyết điểm, không phải ưu điểm. Thí dụ phát động
phong trào phân loại rác, người ta đã mất công chọn 3 túi màu khác
nhau, nhưng đem ra đường có một thùng rác nên phải vứt cả 3 vào chung 1
thùng, thành ra vô nghĩa.
Hè
phố lát, người đi bộ không được dùng mà lại để xe máy, bày quán ăn và
đủ các thứ tạp nham, nhất là buổi tối. Hai bên đường ô tô đỗ, người đi
bộ không còn cách nào, đành đi ra cả giữa đường, chứ không phải đi cạnh
đường.
Tiêu
chí phải là tiêu chí chung của thế giới, chứ không phải tự nhiên đặt
ra. Tiêu chí ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước liên quan đến tính mệnh
con người lẽ ra phải là tiêu chí quan trọng…
Tôi
nghĩ việc bình chọn này phản tác dụng. Hiện Hà Nội đang rất bẩn lại
khen như thế sẽ làm họ chủ quan, không nỗ lực để tốt hơn.
|
Cấn Cường
(Thực hiện)
(Thực hiện)
No comments:
Post a Comment