'Chỉ cần thầy đừng… tệ quá!'
Cập nhật lúc 04:45, Thứ Sáu, 12/02/2010 (GMT+7)
- “Người
“bán" kiến thức là nhân viên của một hãng lớn là nhà nước, người đi học
là người "mua" những sản phẩm này nhưng việc thanh toán (thu bao nhiêu,
các khoản gì) sẽ đóng cho nhà nước, chứ không phải là chuyện giao dịch
giữa người dạy với người học, để có thể "mặc cả" từng tí một”.
Trong phần tiếp theo của câu chuyện,nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân cho rằng, với góc nhìn như thế, sự biến thái trong quan hệ thầy – trò ngày nay vẫn chấp nhận được.
Trong phần tiếp theo của câu chuyện,nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân cho rằng, với góc nhìn như thế, sự biến thái trong quan hệ thầy – trò ngày nay vẫn chấp nhận được.
“Bán – mua” vẫn chấp nhận được
Trong
cuốn tiểu luận - phê bình "Mênh mông & Chật chội” ông có nói: sự
học ở mình vận hành theo nguyên tắc lợi ích, và quan hệ thầy trò cũng
nên nhìn ở góc độ thoáng như vậy. Vậy ở góc độ “thoáng” đó thì quan hệ
thầy trò hiện nay biến thái như thế nào?
Trong bài viết đó, tôi phát triển ý của Phan Khôi vì ông có dẫn dạng thầy trò thời Khổng Tử và các môn đồ; đến thời hiện đại ông không dẫn ra được gì cho thấy còn dạng thầy trò đó; tôi cho rằng dạng đó ở thời hiện đại là quan hệ giữa một “bậc thầy”, tạo ra một trường phái nào đó và một vài học trò đi theo; đó là quan hệ thầy trò đúng nghĩa.
Còn các loại quan hệ thầy trò khác, Phan Khôi cho là mang tính chất mua bán; ông chỉ ra quan hệ đó ngay ở thời khoa cử Nho học thịnh hành. Cụ thể là thầy bán cho người đi học một ít kiến thức để anh ta thi đỗ, được bổ chức quan, sau đó quay về trả ân cho thầy; Phan Khôi cho rằng từ thời cận đại và hiện đại chỉ còn kiểu quan hệ đó mà thôi.
Tôi nghĩ, lập luận đó căn bản đúng. Người thầy trong nhà trường hiện đại là những người được tích lũy một số kiến thức nhất định, và tham gia vào một hệ thống dịch vụ giáo dục lớn là ngành giáo dục; “bán” cho người học một số tri thức, kĩ năng, phẩm chất… nhất định.
Nhưng người “bán" kiến thức này là nhân viên của một hãng lớn là nhà nước, và làm nghề nào cũng phải có những chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Người đi học là người "mua" những sản phẩm này nhưng việc thanh toán (thu bao nhiêu, các khoản gì) sẽ đóng cho nhà nước, chứ không phải là chuyện giao dịch giữa người dạy với người học, để có thể "mặc cả" từng tí một.
Nên hiểu thương mại ở khía cạnh đó.
Quan hệ thầy trò như vậy ở hiện nay có chấp nhận được không?
Có thể chấp nhận được. Giáo dục cũng là một dịch vụ xã hội lớn. Tuy nhiên, với người thầy, còn hàng loạt các quy định về đạo đức. Đạo đức nghề nghiệp là chuyện ở từng nghề; nghĩa là có những hành vi, ở lĩnh vực khác làm thế cũng không sao, nhưng ở giáo dục lại là vi phạm đạo đức nghề nghiệp người thầy giáo.
Không "tôn thờ" thầy giáo
Ông cũng từng nói rằng, đời sống hiện đại có rất ít bậc thầy đúng nghĩa. Ông không sợ các giáo viên sẽ tự ái về nhận định này sao?
Có vài giáo viên quen tôi, thích văn phê bình của tôi, nhưng đã thất vọng vì nhận xét ấy. Nhưng tôi không thể nhận định khác.
Ít có, bởi vì, bậc thầy đúng nghĩa phải là quan hệ giữa người sáng lập ra một học thuyết và có học trò chia sẻ, kế tục thì mới là quan hệ thầy trò đúng nghĩa.
Còn lại, phần đông tuyệt đối, quan hệ thầy trò bây giờ nhuộm màu hiện đại, nó là “quan hệ thương mại” giữa những người trao truyền và những người tiếp nhận tri thức và kỹ năng; những “kiến thức và kỹ năng” ấy không phải tài sản tri thức riêng của người dạy mà là tài sản chung của nhân loại, người dạy đã tiếp nhận nó và làm nghề trao truyền lại cho những người trẻ tuổi hơn. Thế thôi.
Tức là người thầy hiện nay không còn là người hướng đạo?
Vai trò hướng đạo vẫn còn nhưng không đại trà, ý tôi muốn nói là không phải giáo viên nào cũng làm được, và không bắt buộc. Nghĩa là chỉ cần "anh" đừng có tệ quá.
Ai là bậc thầy đúng nghĩa của ông?
Nói thật, tôi cũng ít có bậc thầy đúng nghĩa. Đi hết 3-4 năm ĐH thì đã thấy được những mặt trái của các ông thầy. Sẽ thấy các thầy ĐH như những cá tính sinh động, có những nét đáng tôn trọng, đáng học, chứ không phải như những thần tượng đáng tôn thờ.
Có những người thầy hiền lành đức độ nhưng kiến thức lại khá giới hạn. Rồi nhìn rộng ra, thấy các thầy trong hoạt động xã hội, hoạt động văn hóa, viết văn, viết phê bình, thì cũng thấy ngòi bút họ chạy theo những động cơ này khác chứ không “vô tư”, lại cũng bộc lộ giới hạn trong kiến thức, thậm chí có chiều hướng lệch, khó có thể tán thành.
Dạy con: Tôi chỉ thành công một nửa
Động lực thôi thúc việc học của ông là gì?
Lúc đó chỉ muốn học lên, học thì phải lên lớp. Và học hết phổ thông thì phải vào ĐH. Lúc đó tôi cũng thích vài vấn đề chuyên môn nên cũng muốn hiểu sâu về nó.
Khi lên ĐH, động lực là rèn cho mình có tư cách là nhà chuyên môn, vậy thì phải biết sâu, biết rộng, biết kỹ về lĩnh vực chuyên môn của mình. Tôi tốt nghiệp THPT năm 1964, vào ĐH tháng 9/1964. Ra trường năm 1968.
Khi kiến thức tiếp thu ở phổ thông đã thuần thục rồi thì việc thi chẳng thành vấn đề. Có một kỷ niệm nhỏ hồi học phổ thông là năm cuối khóa 1964, tôi là HS duy nhất của Trường cấp 3 Biên Hòa (thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) đạt tổng kết các môn toàn điểm 5, được nhận phần thưởng của Hồ Chủ tịch.
Đem so sánh 3 môi trường giáo dục ở 3 thế hệ trong gia đình ông (bố – con – cháu) thì đâu là môi trường lý tưởng?
Tôi thấy chất lượng, trình độ giáo viên nói chung đang đi xuống. Không phải chỉ xuống đơn thuần ở khối lượng và chất lượng kiến thức đâu, mà trình độ chung của con người, kể cả ở cái trình độ mà người ta hay gọi là văn hóa nhân bản, cũng suy giảm.
Ông khuyến khích các con học tập như thế nào?
Tôi có 2 đứa con nhưng chỉ thành công một nửa. Một đứa, mình hướng dẫn không được, nó không thích học. Và, sự không thích học của nó lại được người này người kia trong nhà vô tình ủng hộ. Đứa thứ 2 thì lại chăm học, không phải nhắc nhở nhiều.
Xin cảm ơn ông
Lại Nguyên Ân: Đời sống hiện đại ít có bậc thầy đúng nghĩa... |
Trong bài viết đó, tôi phát triển ý của Phan Khôi vì ông có dẫn dạng thầy trò thời Khổng Tử và các môn đồ; đến thời hiện đại ông không dẫn ra được gì cho thấy còn dạng thầy trò đó; tôi cho rằng dạng đó ở thời hiện đại là quan hệ giữa một “bậc thầy”, tạo ra một trường phái nào đó và một vài học trò đi theo; đó là quan hệ thầy trò đúng nghĩa.
Còn các loại quan hệ thầy trò khác, Phan Khôi cho là mang tính chất mua bán; ông chỉ ra quan hệ đó ngay ở thời khoa cử Nho học thịnh hành. Cụ thể là thầy bán cho người đi học một ít kiến thức để anh ta thi đỗ, được bổ chức quan, sau đó quay về trả ân cho thầy; Phan Khôi cho rằng từ thời cận đại và hiện đại chỉ còn kiểu quan hệ đó mà thôi.
Tôi nghĩ, lập luận đó căn bản đúng. Người thầy trong nhà trường hiện đại là những người được tích lũy một số kiến thức nhất định, và tham gia vào một hệ thống dịch vụ giáo dục lớn là ngành giáo dục; “bán” cho người học một số tri thức, kĩ năng, phẩm chất… nhất định.
Nhưng người “bán" kiến thức này là nhân viên của một hãng lớn là nhà nước, và làm nghề nào cũng phải có những chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Người đi học là người "mua" những sản phẩm này nhưng việc thanh toán (thu bao nhiêu, các khoản gì) sẽ đóng cho nhà nước, chứ không phải là chuyện giao dịch giữa người dạy với người học, để có thể "mặc cả" từng tí một.
Nên hiểu thương mại ở khía cạnh đó.
Quan hệ thầy trò như vậy ở hiện nay có chấp nhận được không?
Có thể chấp nhận được. Giáo dục cũng là một dịch vụ xã hội lớn. Tuy nhiên, với người thầy, còn hàng loạt các quy định về đạo đức. Đạo đức nghề nghiệp là chuyện ở từng nghề; nghĩa là có những hành vi, ở lĩnh vực khác làm thế cũng không sao, nhưng ở giáo dục lại là vi phạm đạo đức nghề nghiệp người thầy giáo.
Không "tôn thờ" thầy giáo
Ông cũng từng nói rằng, đời sống hiện đại có rất ít bậc thầy đúng nghĩa. Ông không sợ các giáo viên sẽ tự ái về nhận định này sao?
Có vài giáo viên quen tôi, thích văn phê bình của tôi, nhưng đã thất vọng vì nhận xét ấy. Nhưng tôi không thể nhận định khác.
Ít có, bởi vì, bậc thầy đúng nghĩa phải là quan hệ giữa người sáng lập ra một học thuyết và có học trò chia sẻ, kế tục thì mới là quan hệ thầy trò đúng nghĩa.
Còn lại, phần đông tuyệt đối, quan hệ thầy trò bây giờ nhuộm màu hiện đại, nó là “quan hệ thương mại” giữa những người trao truyền và những người tiếp nhận tri thức và kỹ năng; những “kiến thức và kỹ năng” ấy không phải tài sản tri thức riêng của người dạy mà là tài sản chung của nhân loại, người dạy đã tiếp nhận nó và làm nghề trao truyền lại cho những người trẻ tuổi hơn. Thế thôi.
Tức là người thầy hiện nay không còn là người hướng đạo?
Vai trò hướng đạo vẫn còn nhưng không đại trà, ý tôi muốn nói là không phải giáo viên nào cũng làm được, và không bắt buộc. Nghĩa là chỉ cần "anh" đừng có tệ quá.
Ai là bậc thầy đúng nghĩa của ông?
Nói thật, tôi cũng ít có bậc thầy đúng nghĩa. Đi hết 3-4 năm ĐH thì đã thấy được những mặt trái của các ông thầy. Sẽ thấy các thầy ĐH như những cá tính sinh động, có những nét đáng tôn trọng, đáng học, chứ không phải như những thần tượng đáng tôn thờ.
Có những người thầy hiền lành đức độ nhưng kiến thức lại khá giới hạn. Rồi nhìn rộng ra, thấy các thầy trong hoạt động xã hội, hoạt động văn hóa, viết văn, viết phê bình, thì cũng thấy ngòi bút họ chạy theo những động cơ này khác chứ không “vô tư”, lại cũng bộc lộ giới hạn trong kiến thức, thậm chí có chiều hướng lệch, khó có thể tán thành.
Dạy con: Tôi chỉ thành công một nửa
Tôi không hài lòng về chuyện học tập của con cái... |
Lúc đó chỉ muốn học lên, học thì phải lên lớp. Và học hết phổ thông thì phải vào ĐH. Lúc đó tôi cũng thích vài vấn đề chuyên môn nên cũng muốn hiểu sâu về nó.
Khi lên ĐH, động lực là rèn cho mình có tư cách là nhà chuyên môn, vậy thì phải biết sâu, biết rộng, biết kỹ về lĩnh vực chuyên môn của mình. Tôi tốt nghiệp THPT năm 1964, vào ĐH tháng 9/1964. Ra trường năm 1968.
Khi kiến thức tiếp thu ở phổ thông đã thuần thục rồi thì việc thi chẳng thành vấn đề. Có một kỷ niệm nhỏ hồi học phổ thông là năm cuối khóa 1964, tôi là HS duy nhất của Trường cấp 3 Biên Hòa (thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) đạt tổng kết các môn toàn điểm 5, được nhận phần thưởng của Hồ Chủ tịch.
Đem so sánh 3 môi trường giáo dục ở 3 thế hệ trong gia đình ông (bố – con – cháu) thì đâu là môi trường lý tưởng?
Tôi thấy chất lượng, trình độ giáo viên nói chung đang đi xuống. Không phải chỉ xuống đơn thuần ở khối lượng và chất lượng kiến thức đâu, mà trình độ chung của con người, kể cả ở cái trình độ mà người ta hay gọi là văn hóa nhân bản, cũng suy giảm.
Ông khuyến khích các con học tập như thế nào?
Tôi có 2 đứa con nhưng chỉ thành công một nửa. Một đứa, mình hướng dẫn không được, nó không thích học. Và, sự không thích học của nó lại được người này người kia trong nhà vô tình ủng hộ. Đứa thứ 2 thì lại chăm học, không phải nhắc nhở nhiều.
Xin cảm ơn ông
- Kiều Oanh – Lan Anh (thực hiện)
No comments:
Post a Comment