Vụ đất đai Do Lộ:
Cập nhật lúc 12:25, Thứ Tư, 06/01/2010 (GMT+7)
-
Vụ việc thu hồi đất đai làm dự án ở thôn Do Lộ (phường Yên Nghĩa, quận
Hà Đông, Hà Nội) từ năm 2006 đã được Thanh tra Chính phủ điều tra và có
kết luận cụ thể. Đến nay, UBND thành phố Hà Nội đã vào cuộc chỉ đạo
bằng 2 văn bản giao cho Sở tài nguyên môi trường và quận Hà Đông thực
hiện, báo cáo trước ngày 30/11/2009.
Dân mỏi cổ chờ thành phố kết luận
Dân mỏi cổ chờ thành phố kết luận
Khi UBND TP Hà Nội vào cuộc với 2 văn
bản đốc thúc các ban ngành liên quan kiểm tra vụ việc ở thôn Do Lộ,
người dân thôn này khấp khởi vui mừng bởi sự việc khiếu nại tố cáo họ
theo đuổi gần 4 năm trời đang có hi vọng được sáng tỏ.
Tuy nhiên, chờ đợi mỏi mòn, đến thời điểm hiện tại người dân thôn Do Lộ vẫn chưa nhận được câu trả lời nào từ phía cơ quan chức năng, vụ việc còn đang nằm trong quy trình “rà soát” thì bất ngờ ngày 28/12, UBND phường Yên Nghĩa lại tiếp tục ra thông báo cưỡng chế thu hồi hơn 20.000m2 đất nông nghiệp của bà con để phục vụ “Dự án làm đất dịch vụ”.
Tuy nhiên, chờ đợi mỏi mòn, đến thời điểm hiện tại người dân thôn Do Lộ vẫn chưa nhận được câu trả lời nào từ phía cơ quan chức năng, vụ việc còn đang nằm trong quy trình “rà soát” thì bất ngờ ngày 28/12, UBND phường Yên Nghĩa lại tiếp tục ra thông báo cưỡng chế thu hồi hơn 20.000m2 đất nông nghiệp của bà con để phục vụ “Dự án làm đất dịch vụ”.
Trong lúc người dân thôn Do Lộ đang ngóng chờ kết luận kiểm tra của UBND TP.Hà Nội thì bất ngờ nhận được thông báo của phường Yên Nghĩa cưỡng chế tiếp hơn 20.000m2 đất trên địa bàn. Ảnh: Vũ Hoàng |
Từ năm 2006, địa bàn thôn Do Lộ được
phê chuẩn xây dựng Cụm công nghiệp Yên Nghĩa thì người dân liên tục
khiếu nại, tố cáo xung quanh vấn đề thu hồi đất đai làm dự án trên địa
bàn này. Bởi diện tích thu hồi làm dự án quá lớn (hơn 400.000m2 đất)
khiến đất nông nghiệp của người dân bị thu hẹp, có hộ mất trắng 100%
đất hoa màu, đất ruộng đang canh tác.
Để phục vụ cho dự án này, nghĩa trang thôn Do Lộ cũng thuộc diện phải giải tỏa, hệ lụy của việc này đã dẫn đến 5 người phụ nữ trong thôn phải đi tù vì tội “chống người thi hành công vụ”. Vụ việc được Thanh tra Chính phủ vào cuộc và ngày 7/6/2007 đã có kết luận về những sai sót trong quá trình triển khai dự án.
Sai sót và trách nhiệm đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ trong văn bản 1217/BC- TTCP nhưng điều người dân thôn này luôn mỏi mòn chờ đợi đó là việc thực hiện kết luận này như thế nào. Vụ việc vẫn cứ theo thời gian mà “nhẹ nhàng” trôi đi.
Cho rằng, phía UBND thành phố Hà Đông (nay là quận Hà Đông) cùng chính quyền phường Yên Nghĩa không “sửa sai” theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, người dân Do Lộ lại tiếp tục “cuộc hành trình” đi tìm công lý và quyền lợi cho mình.
Ngày 20/8/2009, nhận được đơn thư của bà con, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã ra công văn chỉ Sở tài nguyên môi trường và quận Hà Đông tổ chức kiểm tra, rà soát lại vụ việc. Để có hiệu quả cao, ngày 03/11, UBND TP tiếp tục ra công văn số 10620 yêu cầu có báo cáo trước ngày 30/11/2009.
Thế nhưng thời hạn báo cáo vụ việc đã trôi qua tròn 1 tháng, lại chờ đợi, người dân thôn Do Lộ còn đang mỏi mòn xem kết luận từ phía thành phố như thế nào thì bất ngờ ngày 28/12, phường Yên Nghĩa đã ra thông báo số 63/TB – UBND tổ chức cưỡng chế thu hồi tiếp 21.368m2 đất nông nghiệp của bà con để làm đất dịch vụ.
Với đợt cưỡng chế này, thêm nhiều gia đình ở thôn Do Lộ mất trắng đất nông nghiệp, không còn một mét vuông đất nào để trồng trọt, cấy lúa.
“Dân nhiều đất thì thu hồi nhiều”
Để phục vụ cho dự án này, nghĩa trang thôn Do Lộ cũng thuộc diện phải giải tỏa, hệ lụy của việc này đã dẫn đến 5 người phụ nữ trong thôn phải đi tù vì tội “chống người thi hành công vụ”. Vụ việc được Thanh tra Chính phủ vào cuộc và ngày 7/6/2007 đã có kết luận về những sai sót trong quá trình triển khai dự án.
Sai sót và trách nhiệm đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ trong văn bản 1217/BC- TTCP nhưng điều người dân thôn này luôn mỏi mòn chờ đợi đó là việc thực hiện kết luận này như thế nào. Vụ việc vẫn cứ theo thời gian mà “nhẹ nhàng” trôi đi.
Cho rằng, phía UBND thành phố Hà Đông (nay là quận Hà Đông) cùng chính quyền phường Yên Nghĩa không “sửa sai” theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, người dân Do Lộ lại tiếp tục “cuộc hành trình” đi tìm công lý và quyền lợi cho mình.
Ngày 20/8/2009, nhận được đơn thư của bà con, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã ra công văn chỉ Sở tài nguyên môi trường và quận Hà Đông tổ chức kiểm tra, rà soát lại vụ việc. Để có hiệu quả cao, ngày 03/11, UBND TP tiếp tục ra công văn số 10620 yêu cầu có báo cáo trước ngày 30/11/2009.
Thế nhưng thời hạn báo cáo vụ việc đã trôi qua tròn 1 tháng, lại chờ đợi, người dân thôn Do Lộ còn đang mỏi mòn xem kết luận từ phía thành phố như thế nào thì bất ngờ ngày 28/12, phường Yên Nghĩa đã ra thông báo số 63/TB – UBND tổ chức cưỡng chế thu hồi tiếp 21.368m2 đất nông nghiệp của bà con để làm đất dịch vụ.
Với đợt cưỡng chế này, thêm nhiều gia đình ở thôn Do Lộ mất trắng đất nông nghiệp, không còn một mét vuông đất nào để trồng trọt, cấy lúa.
“Dân nhiều đất thì thu hồi nhiều”
VietNamNet đã tìm cách liên hệ với
chính quyền phường Yên Nghĩa xung quanh vấn đề này, trao đổi qua điện
thoại, ông Vũ Đình Trường – Phó Chủ tịch thường trực phường Yên Nghĩa,
người ký thông báo số 63 thực hiện cưỡng chế ngày 28/12.
"Chúng tôi ra thông báo để bà con được biết và đừng cản trở cơ quan chức năng, kẻo lực lượng cưỡng chế lại bắt thì phiền cho bà con mình lắm". Ông Vũ Đình Trường, Phó Chủ tịch thường trực UBND phường Yên Nghĩa. Ảnh: Vũ Hoàng |
Khi được hỏi vụ việc đất đai ở Do Lộ
còn đang được rà soát và kiểm tra, thế nhưng ông là người đã ra thông
báo về việc cưỡng chế đối với người dân để thu hồi đất nông nghiệp để
làm đất dịch vụ, ông Trường cho hay:
“Việc
này là của Quận, phường chỉ thi hành thôi, chứ lực lượng cưỡng chế là
của quận chứ tôi chỉ ra thông báo để bà con không chống đối, cản trở
việc cưỡng chế và nhận tiền đền bù. Không lực lượng cưỡng chế lại bắt
thì phiền đến bà con của mình lắm. Với lại đất này là để làm dịch vụ
cho nhân dân chứ không phải để làm dự án gì. Người dân không biết chúng tôi thu hồi để làm dự án gì nên mới có khiếu kiện như thế”.
Được biết, trong thông báo của ông ngày 28/12 gồm 55 hộ có đất thuộc diện cưỡng chế, và ông là phó chủ tịch thường trực (do vị chủ tịch phường đã chuyển công tác lên quận, hiện phường chưa có chủ tịch mới) ông Trường nói rằng: “Bây giờ thì chưa nắm được số liệu, trong diện tích thu hồi đầy đủ là 63.000m2 đất thì chỗ 55 hộ dân này chỉ còn 1/3, tức là khoảng hơn 20.000m2”.
Tổng số 271 hộ dân bị thu hồi nhưng số đất dịch vụ được tính là 63.000m2, thực hiện đất dịch vụ cho dân mà sao lại thu hồi diện tích lớn như vậy, hầu như là gần hết đất nông nghiệp của dân. Vấn đề nan giải nữa là việc giải quyết công ăn việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi như thế nào, ông Trường cho biết:
“Tại vì dân ở Do Lộ có nhiều đất thì phải thu hồi nhiều chứ, theo nghị định đất dịch vụ là 10% mà bây giờ dân nhiều đất thì phải thu hồi nhiều như vậy mới trả đủ. Còn công ăn việc làm, cái đấy là việc của nhà nước, thôi, bọn tôi chỉ biết thực thi thế thôi. Nếu muốn biết thì các em cứ lên quận mà hỏi”.
Hiện tại, khi biết được thông tin chính quyền sẽ thực hiện cưỡng chế đất nông nghiệp của mình, liên tục ngày 28 và 29/12, hàng trăm người dân thôn Do Lộ đã tập trung trước trụ sở tiếp dân của UBND TP Hà Nội để tiếp tục khiếu nại vụ việc lên chính quyền thành phố.
Được biết, trong thông báo của ông ngày 28/12 gồm 55 hộ có đất thuộc diện cưỡng chế, và ông là phó chủ tịch thường trực (do vị chủ tịch phường đã chuyển công tác lên quận, hiện phường chưa có chủ tịch mới) ông Trường nói rằng: “Bây giờ thì chưa nắm được số liệu, trong diện tích thu hồi đầy đủ là 63.000m2 đất thì chỗ 55 hộ dân này chỉ còn 1/3, tức là khoảng hơn 20.000m2”.
Tổng số 271 hộ dân bị thu hồi nhưng số đất dịch vụ được tính là 63.000m2, thực hiện đất dịch vụ cho dân mà sao lại thu hồi diện tích lớn như vậy, hầu như là gần hết đất nông nghiệp của dân. Vấn đề nan giải nữa là việc giải quyết công ăn việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi như thế nào, ông Trường cho biết:
“Tại vì dân ở Do Lộ có nhiều đất thì phải thu hồi nhiều chứ, theo nghị định đất dịch vụ là 10% mà bây giờ dân nhiều đất thì phải thu hồi nhiều như vậy mới trả đủ. Còn công ăn việc làm, cái đấy là việc của nhà nước, thôi, bọn tôi chỉ biết thực thi thế thôi. Nếu muốn biết thì các em cứ lên quận mà hỏi”.
Hiện tại, khi biết được thông tin chính quyền sẽ thực hiện cưỡng chế đất nông nghiệp của mình, liên tục ngày 28 và 29/12, hàng trăm người dân thôn Do Lộ đã tập trung trước trụ sở tiếp dân của UBND TP Hà Nội để tiếp tục khiếu nại vụ việc lên chính quyền thành phố.
Nghĩa trang thôn Do Lộ, trước đây đã bị thu hồi giao cho các doanh nghiệp. Nơi đã từng có 5 người phụ nữ phải đi tù vì tội "chống người thi hành công vụ". Ảnh: Vũ Hoàng |
Đất đai bị thu hồi lần này là đất hai
lúa một màu, hiện tại vụ màu của bà con đã phải dừng lại vì chính quyền
phường không cho canh tác và lên kế hoạch cho việc cưỡng chế.
Được biết, sáng ngày 31/12, UBND quận Hà Đông và chính quyền phường Yên Nghĩa đã tiến hành cưỡng chế số diện tích đất nông nghiệp trên để phục vụ dự án làm đất dịch vụ. Lại thêm nhiều người dân ngậm ngùi nuối tiếc.
Được biết, sáng ngày 31/12, UBND quận Hà Đông và chính quyền phường Yên Nghĩa đã tiến hành cưỡng chế số diện tích đất nông nghiệp trên để phục vụ dự án làm đất dịch vụ. Lại thêm nhiều người dân ngậm ngùi nuối tiếc.
- Vũ Hoàng
No comments:
Post a Comment