2010-02-08
Chỉ riêng trong năm 2009, nhập siêu vào Việt Nam đã lên tới con số gần 7 tỷ đô la, trong đó một số đáng kể đến từ Trung Quốc.
Mặc
Lâm phỏng vần bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nguyên là thành viên của
viện nghiên cứu IDS, nguyên cố vần kinh tế cho Văn Phòng Thủ Tướng để tìm hiều
thêm chi tiết sau đây:
Rẻ - Chất lượng thấp
Mặc Lâm: Thưa bà, Bộ Công Thương mặc dù cho biết là đã đưa ra nhiều giải pháp để đối phó với tình trạng nhập siêu, chẳng hạn như hạn chế cho vay ngoại tệ nhập khẩu ô tô, hoặc hạn chế nhập hàng tiêu dùng, thế nhưng nhập siêu từ các nước, đặc biệt là từ Trung Quốc, vẫn chưa thấy dấu hiệu ngưng lại. Bà có ý kiến gì về vấn đề này, thưa bà?
Nhưng lúc ấy tôi đã nói lập luận của tôi là nếu như nhập siêu máy móc thiết bị mà lại là những máy móc thiết bị không đảm bảo chất lượng cao, không có công nghệ cao thì Việt Nam cũng sẽ có thể có những ngành công nghiệp trong tương lại nhưng mà lại tiếp tục là những ngành công nghiệp lạc hậu, thấp về trình độ công nghệ, tiêu hao nhiều nguyên liệu cũng như năng lượng, và như vậy là sản phẩm làm ra vẫn không thể cạnh tranh được với ai. Thế mà con đường rồi sẽ lại tiếp tục nhập siêu từ chính các quốc gia mà đang bán máy móc thiết bị cho mình.
Mặc Lâm: Nhìn một cách tổng quát, khi Việt Nam nhập hàng của Trung Quốc thì yếu tố nào kích thích doanh nghiệp tư nhân cũng như quốc doanh quyết định chọn Trung Quốc mà không phải là nước khác, thưa bà?
Bà Phạm Chi Lan: Trong cơ cấu thị trường của Việt Nam thì thường khi nhập khẩu về phía các nước bị nhập khẩu có liên quan nhiều tới điều kiện về giá cả hơn là chất lượng, đặc biệt là của máy móc thiết bị đến công nghệ, thì đây là điều không xứng đáng vì đối với máy móc thiết bị công nghệ thì ảnh hưởng của nó là lâu dài, nó phục vụ cho việc tạo nên một dây chuyền sản xuất chẳng hạn, hoặc là đề làm ra các sản phẩm khác, như vậy nó sẽ gây những hậu quả rất là tệ cho các ngành công nghiệp. Và như vậy thì Việt Nam sẽ không thể thoát khỏi tình trạng nhập siêu được, bởi vì luôn luôn sản phẩm của mình làm ra nếu từ những sản phẩm nhập khẩu đó thấp kém hơn các nước khác.
Riêng đối với Trung Quốc, một trong những gốc của tình trạng nhập siêu hiện nay, bởi vì giữa nguyên liệu thô đem xuất khẩu và máy móc thiết bị nhập khẩu về thì cái chênh lệch về giá cả rất là lớn và nó mang lại thuận lợi chi phía nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu máy móc thiết bị nhiều hơn.
Thứ hai nữa là so với các nước ASEAN khác như Thái Lan, Malaysia, Philippines thì họ cũng buôn bán với Trung Quốc rất nhiều, chừng nào họ cũng nhập siêu từ Trung Quốc nhưng họ xuất khẩu được nhiều hơn các sản phẩm trung gian, thành ra đây cũng là những chế phẩm công nghiệp của họ, và họ xuất sang Trung Quốc cũng lại trao đổi lại để rồi làm thành những sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng nhiều hơn để bán ra nước ngoài hoặc là để sử dụng trong nước. Đây cũng là một cơ cấu thuận lợi hơn so với Việt Nam mà chẳng cần xuất khẩu các nguyên liệu thô và nông sản.
Mặc Lâm: Theo bà thì làm cách nào để thay đổi thói quen có điều kiện này trong tư duy của doanh nghiệp đối với vần đề nhập hàng hoá máy móc thứ phẩm của Trung Quốc?
Bà Phạm Chi Lan: Theo tôi, cái cách để có thể thay đổi được là giảm dần sự phụ thuộc vào Trung Quốc qua nhập siêu như thế này thì trước hết một là Việt Nam phải tìm mở rộng hơn nữa thị trường của mình trong việc mua sắm máy móc thiết bị công nghệ, và điều này đặc biệt cần thiết cho Việt Nam đang muốn hướng tới một thời kỳ mới công nghiệp hoá thúc đẩy lên để có thể bật lên được, chấp nhận mua những sản phẩm có thể giá cao hơn những mà chất lượng tốt hơn và rốt cuộc cuối cùng nó sẽ rẻ hơn so với nhập khẩu với giá thấp bây giờ. Ở đây đặc biệt là những mua sắm trong các công trình đầu tư của nhà nước cũng cần phải tạo được một cơ chế mua sắm làm sao cho nó đảm bảo được hiệu quả cao hơn .
Không minh bạch?
Mặc Lâm: Thật ra thì các khoảng tiền nhập siêu lớn đều do nhà nước chủ động tạo nên khi mua lại các máy móc thiết bị từ Trung Quốc mà không có sự giám sát chặt chẽ. Theo bà thì làm sao nhà nuớc có thể rà soát lại một cách nghiêm túc tất cả các yếu tố tiêu cực này?
Bà Phạm Chi Lan: Lâu nay phần lớn các công trình của nhà nước thì do các cơ quan nhà nước đứng ra làm chủ đầu tư hoặc là các doanh nghiệp nhà nước, thông thường thì hiệu quả của họ trong hoạt động là không cao, mà tôi e là cả về nhập khẩu cũng vậy. Cái thứ hai nữa là phải tạo tính mình bạch tối đa trong việc mua sắm các sản phẩm này, bởi vì lâu nay thì thông thường khi việc mua đó là chủ động của những người đứng ra đi đàm phán chuyên môn nhiều hơn và nó thiếu cái minh bạch để giám sát được, xem xét được của các sản phẩm đó ra bao nhiêu, giá cả có hợp lý hay không.
Mặc Lâm: Nhưng nếu cứ để cho nhà nước tự kiểm soát lấy mình thì dư luận cho rằng kết quả sẽ rất hạn chế, theo bà thì vai trò của xã hội có thể góp được gì trong việc này?
Bà Phạm Chi Lan: Theo tôi thì phải tạo nên cái tính minh bạch cao và có sự giám sát, đặc biệt là xã hội hoặc là các tổ chức khác hay là những người bỏ tiền thuế của mình để cho nhà nước hoặc là doanh nghiệp nhà nước đi nhập khẩu từ bên ngoài thì phải có quyền giám sát vào để xem cái nhập khẩu đó có mang lại lợi ích cho đất nước hay không.
Tôi nghĩ là làm sao cho cái cơ chế về kinh doanh cho có sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp khu vực tư nhân vào tất cả các hoạt động đầu tư phát triển lớn của đất nước. Khu vực tư nhân thì bao giờ họ cũng có động lực tự thân của họ là phải hiệu quả vì không hiệu quả thì họ không tồn tại được, cho nên để cho doanh nghiệp tư nhân tham gia nhiều hơn vào những đấu thầu trong các dự án lớn nhiều hơn thì họ sẽ có một tính toán khôn ngoan hơn, đầy đủ hơn để có thể đảm bảo lợi ích của Việt Nam.
Mặc Lâm: Riêng các sản phẩm thô xuất sang Trung Quốc của ta đã chiếm một tỷ trọng khá lớn và đã giữ được phần nào cán cân thương mại giữa hai nước. Bà thấy có điều gì cần phải cải thiện thêm ở lãnh vực này không ạ?
Bà Phạm Chi Lan: Về chuyện xuất khẩu của Việt Nam thì rất cần cải thiện cái chiều xuất khẩu sang Trung Quốc bằng cách chấm dứt tình trạng xuất khẩu những sản phẩm thô hoàn toàn mà không chế biến, kể cả về khai thác quặng mỏ, thì tôi nghĩ là những cái gì Việt Nam hiện đang chưa có khả năng chế biến được để tạo thêm giá trị gia tăng thì cũng không nên tiếp tục khai thác nữa.
Việt Nam không phải ở trong tình trạng cách đây hai chục năm mà cần thiết quá phải khai thác dầu thô để đem bán, mà bây giờ có thể có những sản phẩm khác và cũng có thể thu hút thêm đầu tư để tạo thêm những ngành chế biến tạo thêm giá trị gia tăng cho các sản phẩm này trước khi xuất khẩu đi. Vả lại xu hướng chung của thế giới hiện nay là như vậy và Việt Nam cũng đang trong tình trạng tương tự và tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt dần cho nên buộc phải tiết kiệm tài nguyên và phải xem xét lại việc khai thác tài nguyên của mình.
Cho nên trong xuất khẩu sang Trung Quốc thì tôi nghĩ là cần phải chấm dứt những sản phẩm xuất khẩu hoàn toàn màn tính chất nguyên liệu thô, không qua chế biến, mà không hợp lý thì rất cần phải chấm dứt đi; đối với các sản phẩm khác thì cố gắng tạo thêm các khả năng xuất khẩu sản phẩm tạo giá trị gia tăng nhiều hơn; nếu mà không thì Việt Nam có thể gồng lên để cố gắng xuất khẩu nhiều nhưng giá trị vẫn rất thấp và không thể nào cái thiện cái chiều xuất khẩu từ Việt Nam lên được.
Mặc Lâm: Xin cám ơn bà Phạm Chi Lan đã giúp cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
Rẻ - Chất lượng thấp
Mặc Lâm: Thưa bà, Bộ Công Thương mặc dù cho biết là đã đưa ra nhiều giải pháp để đối phó với tình trạng nhập siêu, chẳng hạn như hạn chế cho vay ngoại tệ nhập khẩu ô tô, hoặc hạn chế nhập hàng tiêu dùng, thế nhưng nhập siêu từ các nước, đặc biệt là từ Trung Quốc, vẫn chưa thấy dấu hiệu ngưng lại. Bà có ý kiến gì về vấn đề này, thưa bà?
Trong cơ cấu thị trường của Việt Nam thì thường khi nhập khẩu về phía các nước bị nhập khẩu có liên quan nhiều tới điều kiện về giá cả hơn là chất lượng.Bà Phạm Chi Lan: Nhập siêu từ Trung Quốc thì thật ra tôi cũng đã nêu ra từ cách đây mấy năm khi mà người ta chưa đưa ra những con số nhập siêu cụ thể từ nước nào, thì tôi theo dõi và tôi đã lên tiếng là nhập siêu từ Trung Quốc và từ mấy nước xung quanh Việt Nam là nhiều nhất, trong khi Việt Nam lại xuất siêu sang Hoa Kỳ, sang Liên Minh Châu Âu, thì đấy là một điều không thật đúng và tôi cũng đã nêu là những cái nhập siêu như thế này thì có một thời gian các quan chức của Bộ Công Thương còn cho là không đáng ngại bởi vì nó tạo nên đầu tư cho tương lai, nhập máy móc thiết bị về là để đầu tư cho tương lai.
Bà Phạm Chi Lan.
Nhưng lúc ấy tôi đã nói lập luận của tôi là nếu như nhập siêu máy móc thiết bị mà lại là những máy móc thiết bị không đảm bảo chất lượng cao, không có công nghệ cao thì Việt Nam cũng sẽ có thể có những ngành công nghiệp trong tương lại nhưng mà lại tiếp tục là những ngành công nghiệp lạc hậu, thấp về trình độ công nghệ, tiêu hao nhiều nguyên liệu cũng như năng lượng, và như vậy là sản phẩm làm ra vẫn không thể cạnh tranh được với ai. Thế mà con đường rồi sẽ lại tiếp tục nhập siêu từ chính các quốc gia mà đang bán máy móc thiết bị cho mình.
Mặc Lâm: Nhìn một cách tổng quát, khi Việt Nam nhập hàng của Trung Quốc thì yếu tố nào kích thích doanh nghiệp tư nhân cũng như quốc doanh quyết định chọn Trung Quốc mà không phải là nước khác, thưa bà?
Bà Phạm Chi Lan: Trong cơ cấu thị trường của Việt Nam thì thường khi nhập khẩu về phía các nước bị nhập khẩu có liên quan nhiều tới điều kiện về giá cả hơn là chất lượng, đặc biệt là của máy móc thiết bị đến công nghệ, thì đây là điều không xứng đáng vì đối với máy móc thiết bị công nghệ thì ảnh hưởng của nó là lâu dài, nó phục vụ cho việc tạo nên một dây chuyền sản xuất chẳng hạn, hoặc là đề làm ra các sản phẩm khác, như vậy nó sẽ gây những hậu quả rất là tệ cho các ngành công nghiệp. Và như vậy thì Việt Nam sẽ không thể thoát khỏi tình trạng nhập siêu được, bởi vì luôn luôn sản phẩm của mình làm ra nếu từ những sản phẩm nhập khẩu đó thấp kém hơn các nước khác.
Riêng đối với Trung Quốc, một trong những gốc của tình trạng nhập siêu hiện nay, bởi vì giữa nguyên liệu thô đem xuất khẩu và máy móc thiết bị nhập khẩu về thì cái chênh lệch về giá cả rất là lớn và nó mang lại thuận lợi chi phía nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu máy móc thiết bị nhiều hơn.
Thứ hai nữa là so với các nước ASEAN khác như Thái Lan, Malaysia, Philippines thì họ cũng buôn bán với Trung Quốc rất nhiều, chừng nào họ cũng nhập siêu từ Trung Quốc nhưng họ xuất khẩu được nhiều hơn các sản phẩm trung gian, thành ra đây cũng là những chế phẩm công nghiệp của họ, và họ xuất sang Trung Quốc cũng lại trao đổi lại để rồi làm thành những sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng nhiều hơn để bán ra nước ngoài hoặc là để sử dụng trong nước. Đây cũng là một cơ cấu thuận lợi hơn so với Việt Nam mà chẳng cần xuất khẩu các nguyên liệu thô và nông sản.
Mặc Lâm: Theo bà thì làm cách nào để thay đổi thói quen có điều kiện này trong tư duy của doanh nghiệp đối với vần đề nhập hàng hoá máy móc thứ phẩm của Trung Quốc?
Bà Phạm Chi Lan: Theo tôi, cái cách để có thể thay đổi được là giảm dần sự phụ thuộc vào Trung Quốc qua nhập siêu như thế này thì trước hết một là Việt Nam phải tìm mở rộng hơn nữa thị trường của mình trong việc mua sắm máy móc thiết bị công nghệ, và điều này đặc biệt cần thiết cho Việt Nam đang muốn hướng tới một thời kỳ mới công nghiệp hoá thúc đẩy lên để có thể bật lên được, chấp nhận mua những sản phẩm có thể giá cao hơn những mà chất lượng tốt hơn và rốt cuộc cuối cùng nó sẽ rẻ hơn so với nhập khẩu với giá thấp bây giờ. Ở đây đặc biệt là những mua sắm trong các công trình đầu tư của nhà nước cũng cần phải tạo được một cơ chế mua sắm làm sao cho nó đảm bảo được hiệu quả cao hơn .
Không minh bạch?
Mặc Lâm: Thật ra thì các khoảng tiền nhập siêu lớn đều do nhà nước chủ động tạo nên khi mua lại các máy móc thiết bị từ Trung Quốc mà không có sự giám sát chặt chẽ. Theo bà thì làm sao nhà nuớc có thể rà soát lại một cách nghiêm túc tất cả các yếu tố tiêu cực này?
Bà Phạm Chi Lan: Lâu nay phần lớn các công trình của nhà nước thì do các cơ quan nhà nước đứng ra làm chủ đầu tư hoặc là các doanh nghiệp nhà nước, thông thường thì hiệu quả của họ trong hoạt động là không cao, mà tôi e là cả về nhập khẩu cũng vậy. Cái thứ hai nữa là phải tạo tính mình bạch tối đa trong việc mua sắm các sản phẩm này, bởi vì lâu nay thì thông thường khi việc mua đó là chủ động của những người đứng ra đi đàm phán chuyên môn nhiều hơn và nó thiếu cái minh bạch để giám sát được, xem xét được của các sản phẩm đó ra bao nhiêu, giá cả có hợp lý hay không.
Theo tôi thì phải tạo nên cái tính minh bạch cao và có sự giám sát, đặc biệt là xã hội hoặc là các tổ chức khác hay là những người bỏ tiền thuế của mình.Chúng tôi biết là cũng không thiếu trường hợp nhập thực tế là với giá rất cao mà thiết bị vẫn lạc hậu như thường, công nghệ vẫn tồi tệ, nên từ đây là vấn đề rất lớn. Cái chính là những công trình lớn hàng trăm triệu đôla hoặc là năm bảy chục triệu đôla nó mới tạo nên nhập siêu lớn, thế còn nhập hàng tiêu dùng cùng có những không phải là cái đóng góp chính cho cái nhập siêu.
Bà Phạm Chi Lan.
Mặc Lâm: Nhưng nếu cứ để cho nhà nước tự kiểm soát lấy mình thì dư luận cho rằng kết quả sẽ rất hạn chế, theo bà thì vai trò của xã hội có thể góp được gì trong việc này?
Bà Phạm Chi Lan: Theo tôi thì phải tạo nên cái tính minh bạch cao và có sự giám sát, đặc biệt là xã hội hoặc là các tổ chức khác hay là những người bỏ tiền thuế của mình để cho nhà nước hoặc là doanh nghiệp nhà nước đi nhập khẩu từ bên ngoài thì phải có quyền giám sát vào để xem cái nhập khẩu đó có mang lại lợi ích cho đất nước hay không.
Tôi nghĩ là làm sao cho cái cơ chế về kinh doanh cho có sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp khu vực tư nhân vào tất cả các hoạt động đầu tư phát triển lớn của đất nước. Khu vực tư nhân thì bao giờ họ cũng có động lực tự thân của họ là phải hiệu quả vì không hiệu quả thì họ không tồn tại được, cho nên để cho doanh nghiệp tư nhân tham gia nhiều hơn vào những đấu thầu trong các dự án lớn nhiều hơn thì họ sẽ có một tính toán khôn ngoan hơn, đầy đủ hơn để có thể đảm bảo lợi ích của Việt Nam.
Mặc Lâm: Riêng các sản phẩm thô xuất sang Trung Quốc của ta đã chiếm một tỷ trọng khá lớn và đã giữ được phần nào cán cân thương mại giữa hai nước. Bà thấy có điều gì cần phải cải thiện thêm ở lãnh vực này không ạ?
Bà Phạm Chi Lan: Về chuyện xuất khẩu của Việt Nam thì rất cần cải thiện cái chiều xuất khẩu sang Trung Quốc bằng cách chấm dứt tình trạng xuất khẩu những sản phẩm thô hoàn toàn mà không chế biến, kể cả về khai thác quặng mỏ, thì tôi nghĩ là những cái gì Việt Nam hiện đang chưa có khả năng chế biến được để tạo thêm giá trị gia tăng thì cũng không nên tiếp tục khai thác nữa.
Việt Nam không phải ở trong tình trạng cách đây hai chục năm mà cần thiết quá phải khai thác dầu thô để đem bán, mà bây giờ có thể có những sản phẩm khác và cũng có thể thu hút thêm đầu tư để tạo thêm những ngành chế biến tạo thêm giá trị gia tăng cho các sản phẩm này trước khi xuất khẩu đi. Vả lại xu hướng chung của thế giới hiện nay là như vậy và Việt Nam cũng đang trong tình trạng tương tự và tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt dần cho nên buộc phải tiết kiệm tài nguyên và phải xem xét lại việc khai thác tài nguyên của mình.
Cho nên trong xuất khẩu sang Trung Quốc thì tôi nghĩ là cần phải chấm dứt những sản phẩm xuất khẩu hoàn toàn màn tính chất nguyên liệu thô, không qua chế biến, mà không hợp lý thì rất cần phải chấm dứt đi; đối với các sản phẩm khác thì cố gắng tạo thêm các khả năng xuất khẩu sản phẩm tạo giá trị gia tăng nhiều hơn; nếu mà không thì Việt Nam có thể gồng lên để cố gắng xuất khẩu nhiều nhưng giá trị vẫn rất thấp và không thể nào cái thiện cái chiều xuất khẩu từ Việt Nam lên được.
Mặc Lâm: Xin cám ơn bà Phạm Chi Lan đã giúp cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
No comments:
Post a Comment