Bài 8:
Cập nhật lúc 08:06, Thứ Sáu, 26/03/2010
(GMT+7)
LTS: Ngày 10/3/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo "Ủy ban
nhân dân các tỉnh không được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không ký
hợp đồng cho thuê đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong trong lĩnh
vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đợi Chính phủ rà soát", xung
quanh việc một số địa phương cho nước ngoài thuê đất rừng. Trước đó, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT rà soát và báo cáo. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đã có 10 tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư trồng rừng cho các nhà đầu tư nước ngoài với tổng diện tích dự kiến là 305.353 ha. Thực tế đến nay, các tỉnh mới chỉ quyết định cho thuê và cho phép liên doanh, liên kết được 33.824 ha (bằng 11,1% so với diện tích dự kiến được cấp giấy chứng nhận đầu tư). Diện tích đã cho thuê là 15.664 ha (5,2%) và diện tích cấp phép liên doanh, liên kết giữa các nhà đầu tư với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước là 18.160 ha (bằng 5,7%). Theo Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên cho biết, diện tích rừng được giao cho các nhà đầu tư nước ngoài có cả rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng tại các vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng. Phóng viên VietNamNet đã có cuộc hành trình dài qua các địa phương Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam… để tận mắt xem các dự án đã được cho thuê đất như thế nào? Nghe tiếng nói của các địa phương đã cho thuê đất và hỏi những người dân sở tại xem họ đã được hưởng những lợi gì từ các dự án này? Điều dễ nhận thấy rằng, nếu Thủ tướng không kịp thời yêu cầu các bộ ngành kiểm tra và báo cáo đầy đủ rồi ra chỉ đạo dứt điểm, kiên quyết không cấp giấy chứng nhận đầu tư mới, không ký hợp đồng cho thuê đất mới, chờ Chính phủ rà soát lại toàn bộ các dự án đã cấp phép, thì hệ quả chưa biết sẽ dẫn tới đâu? VietNamNet đăng tải loạt bài về việc giao đất rừng cho công ty nước ngoài để Chính phủ có thêm một kênh thông tin từ thực tiễn tại các địa phương. |
– Đứng trước
tình cảnh bản làng mất đất, hàng trăm hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số
tại xã Cắm Muộn (huyện Quế Phong, Nghệ An) trở nên lo âu, khi có một
doanh nghiệp nhảy vào “xưng đây là đất của chúng tôi có sổ đỏ”.
>> Thủ tướng: Không cấp phép mới cho dự án thuê rừng
>> Tướng Đồng Sỹ Nguyên cảnh báo việc cho nước ngoài thuê rừng
>> Bài 1: Tận mắt chứng kiến việc giao đất rừng cho người nước ngoài
>>
Bài 2: Chưa có giấy phép, công ty nước ngoài hối
hả trồng rừng >> Bài 3: ’Giật mình’ khi nghe thông tin cho nước ngoài
thuê đất
>> Bài 4: Thuê đất rừng: “50 năm nữa, ai làm người đó kiểm soát”?
>> Bài 5: Kiên quyết không giao đất rừng cho người nước ngoài
>> Bài 6: Quảng Ninh cho thuê đất rừng không nhằm thu ngân sách?
>> Bài 7: Đường "vào rừng" Nghệ An của công ty Innov Green
>> Tướng Đồng Sỹ Nguyên cảnh báo việc cho nước ngoài thuê rừng
>> Bài 1: Tận mắt chứng kiến việc giao đất rừng cho người nước ngoài
>> Bài 4: Thuê đất rừng: “50 năm nữa, ai làm người đó kiểm soát”?
>> Bài 5: Kiên quyết không giao đất rừng cho người nước ngoài
>> Bài 6: Quảng Ninh cho thuê đất rừng không nhằm thu ngân sách?
>> Bài 7: Đường "vào rừng" Nghệ An của công ty Innov Green
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Lô Văn
Thơ, Chủ tịch UBND xã Cắm Muộn cho biết: ”Ban đầu chúng tôi không
được biết doanh nghiệp đó là ở đâu, chỉ thấy công văn từ UBND tỉnh,
huyện chỉ đạo xuống xã là có Công ty Innov Green vào thuê đất trồng rừng
của một doanh nghiệp trong nước.
Từ đó đến nay toàn xã chưa hề nhận
được một quyền lợi nào từ doanh nghiệp này và chưa có 1 bản cam kết hay
hợp đồng nào với xã Cắm Muộn”.
Dân sẽ đói vì mất đất?
Đến với xã Cắm Muộn, huyện Quế phong
là nơi vùng biên giới giáp 4 huyện Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Hợp, Quỳ
Châu, có 994 hộ dân, trong đó có hơn 5.600 nhân khẩu sinh sống chủ yếu
dựa vào chăn nuôi, phát nương làm rẫy trồng lúa, ngô, sắn bám trụ với
bản làng.
Những bản làng nơi miệt biên giới thuộc xã Cắm Muộn
(huyện Quế Phong, Nghệ An) đang lo lắng vì sẽ mất đất sản xuất.
|
Những người dân tại 3 bản Cắm quanh
năm sống chỉ dựa vào rừng núi, bao đời đã quen với cảnh nghèo khó. Đất
rừng núi là “chiếc cần câu cơm” nuôi sống từng cá thể, gia đình, dòng
tộc của đồng bào dân tộc Thái, KhơMú kiên trì giữ bản nơi mảnh đất biên
cương.
Cái nghèo khó cứ đeo bám họ đến bao
đời, bất ngờ năm 2007 Công ty Innov Green vào “chiếm lĩnh” đất rừng với
mức cho thuê 50 năm để phục vụ trồng cây keo và cây bạch đàn.
Với diện tích trên giấy tờ, xã Cắm
Muộn đã bàn giao cho Công ty Innov Green lên đến trên 669 ha đất rừng.
Đất được giao chủ yếu nằm trên địa bàn của 3 bản Cắm, trong đó có hơn
300 hộ dân phải cắt đất cho dự án cho thuê đất trồng rừng trên.
Ông Lô Văn Vinh, Phó chủ tịch UBND xã
Cắm Muộn lo lắng sau khi dân mất đất: “Đại diện Công ty Innov Green
vào họp thỏa thuận với những lời hứa với người dân 3 bản Cắm rằng: Do
đặc thù vùng sâu vùng xa miền núi hẻo lánh, chúng tôi sẽ hỗ trợ xây dựng
các công trình phúc lợi như: làm đường, xây dựng nhà văn hóa, giúp đỡ
con em nghèo khó khi đi học… Nhưng đến thời đểm hiện nay vẫn chưa có một
hỗ trợ nào từ phía Công ty Innov Green”.
“Đồng bào dân tộc ở bản chúng tôi
quanh năm sống nhờ rừng và đất rừng. Từ nay nếu không được vào rừng,
không có đất để trồng lúa, sắn thì dân bản chúng tôi sẽ đứng trước nguy
cơ không có việc làm và cái đói sẽ đến với nhân dân xã chúng tôi”. Ông
Vinh nói.
Theo chân các cán bộ xã, nhóm phóng viên VietNamNet đã
mất 4h đồng hồ lội rừng tìm vào khu vực công ty Innov Green thuê đất
trồng rừng ở Nghệ An.
|
Dọc đường đi vào bản Huối Máy, chúng
tôi gặp anh Lô Văn, một người cả đời đã sống nhờ vào những cánh rừng Cắm
Muộn. Anh Văn bức xúc: “Trước mắt, từ khi Công ty Innov Green vào
đến nay ta (tôi) chưa thấy có cái lợi gì cả. Chỉ thấy mất đất và không
có việc làm thôi. Nhà ta (tôi) có một vườn cây cọ, khi công ty làm đường
đi qua húc đổ hết mà không có ai chịu đền bù và cũng không thông báo
cho gia đình ta biết”.
“Trước khi chưa bàn giao diện tích
đất cho Công ty Innov Green thì trên diện tích 669 ha đất rừng, mỗi năm
bà con đồng bào tại xã chúng tôi trồng lúa khô thu về trên 20 tấn lúa.
Trong lúc đó chưa kể đến ngô, sắn mà bà con trồng được trên diện tích đó”,
ông Lô Văn Thơ cho biết thêm.
“Ngồi chờ chết thôi cán bộ ơi”?
Tại bản Huôi Máy có đến 39 hộ dân là
người Khơ Mú, trong đó có đến 175 nhân khẩu sinh sống nhờ vào rừng thì
nay những người dân nơi đây đã bị Công ty Innov Green vào thuê đất, dân
bản ngồi chơi nhìn cảnh cháy rừng không còn đất canh tác.
Cả bản làng giờ thì ngồi chơi cả ngày, ngày nào cũng ngồi... chơi! |
Nhóm PV theo chân Lữ Văn Toàn (Trưởng
bản Cắm Nọc) mất 4 giờ cắt rừng đi bộ để tận mắt chứng kiến con đường
cùng của người Khơ Mú khi không còn đất để canh tác. Và chứng kiến cảnh
nhộn nhịp mà Công ty Innov Green đang tạo ra khi tiến hành phát rừng,
đốt rừng đào hố chuẩn bị trồng cây.
Bản làng lọt thỏm giữa đại ngàn, người
dân Khơ Mú năm nào cũng thiếu đói thì nay lại càng đói hơn khi dân ở
đây mất đất và dường như không còn đất để canh tác.
Ông Vi Văn Quế, Đội trưởng đội sản
xuất bản Huôi Máy nói: “Đồng bào ở đây sống bằng nghề trồng lúa khô,
sắn nuôi sống mấy đời nay ở đây rồi. Nay công ty Innov Green lấy đi đất
rừng nhân dân không biết làm gì nữa. Nếu Công ty không hỗ trợ gì cho
chúng tôi thì rồi cũng chết đói thôi vì không có gì ăn. Tóm lại là ngồi
chờ chết thôi, cán bộ ơi!”.
Còn ông Lữ Văn Dự, Trưởng ban văn hóa
thôn cũng bức xúc kể lại: “Công ty vào đây, chỗ làm rẫy của dân không
còn nữa, cả bản chỉ biết ngồi chơi từ sáng đến tối thôi. Hôm nay cán bộ
vào thấy ngồi chơi vậy, hôm sau vào cũng ngồi chơi thế này thôi”.
Nhiều người dân nơi đây còn cho biết
rằng, Công ty cam kết một đằng nhưng thực hiện một nẻo.
“Khi hợp đồng dân phát rẫy 10ha
nhưng phát xong khoảnh đất đó thì họ chỉ tính cho 5-6ha. Công ty lừa
dân, lừa cán bộ, khi đi khảo sát ban đầu chỉ tính đến đầu bản Huôi Máy
nên người dân không phản đối. Nhưng khi ký xong văn bản thì Công ty lấn
sâu vào hàng trăm ha đi qua cả bản Huôi Máy”, ông Lữ Văn Toàn,
Trưởng bản Cắm Nọc bày tỏ.
Cụ ông Hùn Quang Thiêm (gần 80 tuổi)
đang vót những cây mây cuối cùng lấy từ cánh rừng Innov Green đã tiếp
quản nói: “Bây giờ công ty vào đốt rừng thì dân sẽ không có nước uống
vì chặt cây thì nước cạn đi. Công ty vào chưa trồng được gì thì đã dùng
lửa đốt như vậy, ta cũng không hiểu được là ai cho đốt như thế. Rồi đây
con cháu người dân Khơ Mú ta không biết sống bằng nghề gì đây?”.
Những quả đồi này sẽ là địa điểm trồng rừng 50 năm của
công ty Innov Green ở Nghệ An, mỗi mét vuông đất được cho thuê với giá
500 đồng/ 1 năm.
|
Một số diện tích nương rẫy mà xưa nay
người dân vẫn canh tác thì nay Công ty cũng lấy luôn của đồng bào và nói
rằng: “Đất công ty có bìa đỏ nếu không giao nộp là vi phạm pháp
luật, bị bắt đi tù, nên người dân phải giao rẫy cho công ty. một số nhà
khác không chịu bàn giao nên xảy ra tranh chấp” ông Toàn cho biết
thêm.
Trưởng bản còn cho biết thêm nỗi băn
khoăn với những câu hỏi khó trả lời: “Tại sao có nhiều diện tích rừng
trước đây không cho dân bản làm rẫy, thấy ai phá rừng làm rẫy là kiểm
lâm bắt. Vì cho rằng phá rừng đặc dụng, phá rừng phòng hộ, giờ này Innov
Green vào phá cả cánh rừng bạt ngàn thì không ai bắt?”.
Tối ngày 5/3/2010, khi chúng tôi ra
gần đến cửa rừng thì gặp một nhóm người của xã Cắm Muộn đi dập lửa từ
rừng bị đốt cháy, họ nói: “Chiều tối ngày 4/3/2010, xảy ra cháy rừng
bắt nguồn từ rừng của Công ty Innov Green, cháy lan sang cả rừng đặc
dụng, một trong hàng chục người đi dập đám cháy đã bị trọng thương.
Chúng tôi đã tiến hành lập biên bản
sự việc và đề nghị phía Công ty Innov Green ký vào nhưng họ
nhất nhất không chịu xác nhận”, anh Lô Văn Sơn, Trưởng ban kiểm lâm
xã Cắm Muộn bức xúc cho biết.
-
Nhóm PV Điều tra
No comments:
Post a Comment