TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Monday, March 22, 2010

Mua tạm trữ cà phê quá nhiều dấu hỏi

2010-03-21

Kế hoạch mua tạm trữ hai trăm ngàn tấn cà phê vừa khởi sự đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều.

AFP photo

Ông Nguyễn Văn Bé chủ vườn,trồng loại cà phê Robusta ở Long Khánh, Đồng Nai

Câu hỏi đặt ra, việc cho vay vốn lãi suất ưu đãi là để cứu doanh nghiệp nhà nước hay nông dân, cũng như việc triển khai thu mua không đúng thời điểm. Nam Nguyên tường trình vấn đề này:

Cuối cùng thì giá sàn mua tạm trữ 200 ngàn tấn cà phê đã được bật mí trên báo chí, các doanh nghiệp Nhà nước được hưởng lãi suất ưu đãi 6% đã âm thầm mua tạm trữ với giá 23.000đ/kg nhân cà phê robusta. Mục tiêu đặt ra là giảm 20% sản lượng cà phê trên thị trường bằng cách lưu kho trong vòng 9 tháng và bảo đảm cho nông dân cà phê có lãi tối thiểu 30%.

Giá bán thấp hơn giá thành

Ý nghĩa của kế hoạch này được các chuyên gia Hiệp Hội Cà Phê CaCao Vicofa cho rằng có thể tác động tới giá cà phê trên sàn giao dịch Luân Đôn. Điều này sẽ phải mất nhiều thời gian mới có thể kiểm chứng, tuy nhiên nhiều người trồng cà phê phản ánh là giá sàn 23 ngàn đồng kg không giúp ích cho họ vì thấp hơn giá thành sản xuất. Ông Nguyễn Công Thịnh, gia đình có vườn cà phê ở Tây Nguyên đồng thời là tư vấn giá cả thị trường trên mạng cho nông dân phân tích:

coffee-saigon-250.jpg
Một hàng bán cà phê ở Sài Gòn. AFP Photo/Hoang Dinh Nam.
"Hiệp Hội Vicofa nói giá thành 1kg cà phê 16.200 ngàn đồng, nhưng mấy ông đó có ai đi làm cà phê đâu mà biết, đi thực tế thấy mọi người đều kêu ca phải 22 ngàn tới 23 ngàn mới huề vốn 1kg cà phê. Ước lượng dựa theo kinh nghiệm thôi, cũng chưa có cách tính nào khoa học, tùy theo mỗi vùng, ngay trong một vùng thôi tùy theo cách tưới nhiều hay thế nào đó thì mỗi nơi lại một khác. Rồi công cán thuê mướn cũng khác, thí dụ nhà ông này con cái nhiều nó khác với nhà ông kia mọi thứ đều phải thuê. Nếu mọi thứ đều tính ra tiền hết thì 1kg nhân cà phê phải chi phí 23 ngàn/kg. Đầu tiên phải tính tới phân bón, công hái, vặt cành vặt lá, làm cỏ tất cả phải thuê, tưới cũng phải thuê, xăng dầu bây giờ một lít gần 20 ngàn, một nhà làm chừng 4 ha chi phí tưới 500 ngàn đồng/ngày."

Hiệp Hội Vicofa nói giá thành 1kg cà phê 16.200 ngàn đồng, nhưng mấy ông đó có ai đi làm cà phê đâu mà biết, đi thực tế thấy mọi người đều kêu ca phải 22 ngàn tới 23 ngàn mới huề vốn 1kg cà phê.

Ô Nguyễn Công Thịnh

Nông dân Việt Nam canh tác khoảng 500.000 hectare cà phê, diện tích chủ yếu nằm ở các tỉnh Tây Nguyên với cây cà phê robusta còn gọi là cà phê vối. Niên vụ cà phê 2009-2010 khởi sự đầu tháng 10 năm ngoái và kết thúc vào cuối tháng 9 năm nay. Sản lượng cà phê mỗi năm trên dưới 1 triệu tấn, mùa thu hoạch rộ thường diễn ra trong hai tháng đầu năm.

Trong vòng 24 tháng vừa qua, giá cà phê xuất khẩu trồi sụt bất thường, Nếu đầu vụ thu hoạch cuối năm 2009 nông dân còn bán được 24.000 đồng/kg nhân khô, thì trong tháng ba chỉ bán được 22.700đ/kg, giá trong chiều hướng xuống thấp hơn nữa. Nhiều nông dân phản ánh với báo chí họ bị lỗ nặng vì tình trạng cà phê xuất khẩu mất giá ảnh hưởng nông dân.

Quá muộn

Nhiều thông tin cho rằng kế hoạch mua tạm trữ được khởi động quá muộn không giúp ích nông dân. Nhà tư vấn nông dân Nguyễn Công Thịnh nhận định:

Nếu Nhà nước thực hiện đề án tạm trữ từ lúc thu hoạch thì kết quả tốt hơn nhiều, nếu như cần sự hỗ trợ phải làm ngay từ đầu vụ.

Ô Nguyễn Công Thịnh

"Nếu Nhà nước thực hiện đề án tạm trữ từ lúc thu hoạch thì kết quả tốt hơn nhiều, nếu như cần sự hỗ trợ phải làm ngay từ đầu vụ. Bây giờ cà phê đã bán tùm lum, có công ty ký hợp đồng tới 200 ngàn tấn từ đầu vụ với giá 1.400USD/tấn. Đúng ra ông Nhà nước phải làm tạm trữ thật sớm để hỗ trợ cho nông dân từ lúc đó. Người nông dân trồng cà phê cũng có nhiều cái nhiêu khê, thứ nhất là họ bán non, thứ hai mọi thứ đều chạy ra đại lý để mượn, hạt cà phê cuối cùng quay về đại lý, nếu anh sản xuất ít thì anh rất khó đi vay ngân hàng."

Ai được lợi?

coffee-shop-hanoi-250.jpg
Cửa hàng bán hạt cà phê ở Hà Nội hôm 22-2-2000. AFP photo.
Giới doanh nhân cà phê nhìn nhận là, đại đa số nông dân đều gởi cà phê ở đại lý và mượn tiền ứng trước để chi phí và chờ chốt giá bán. Chỉ có những trang trại lớn mới có đủ phương tiện tài chánh và kho vựa để trữ hàng chờ giá. Việc mua tạm trữ hiện nay, nơi trực tiếp hưởng lợi có thể là doanh nghiệp nhà nước vì được cho vay vốn lãi suất ưu đãi, hoặc những đại lý mà nông dân gán nợ cà phê thấp hơn giá sàn.

Ở tầm nhìn xa hơn, ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ Tịch Vicofa cũng là Chủ tịch Câu Lạc Bộ 20 doanh nghiệp cà phê hàng đầu Việt Nam cho rằng, phải giới hạn diện tích cà phê, tăng chất lượng bù sản lượng, chỉ xuất khẩu cà phê theo hợp đồng giao ngay và đường dài phải điều tiết thị trường:

Người nông dân trồng cà phê cũng có nhiều cái nhiêu khê, thứ nhất là họ bán non, thứ hai mọi thứ đều chạy ra đại lý để mượn, hạt cà phê cuối cùng quay về đại lý, nếu anh sản xuất ít thì anh rất khó đi vay ngân hàng.

Ô Nguyễn Công Thịnh

"Phải điều tiết lượng hàng ra giống như Brazil và Indonesia, tập trung vào sự điều tiết nào đó thống nhất lúc nào giá thấp quá thì hạn chế bán ra, lúc nào thị trường tốt thì tăng cường bán hơn. Như thế tạo được chênh lệch giá tương đối hợp lý và đỡ thiệt hại hơn cho người dân.

Liên tiếp trong những tháng đầu năm 2010, rộ lên các thông tin từ báo chí cho rằng nông dân giữ lại cà phê không bán để chờ giá lên, lượng tồn đọng lên đến gần nửa triệu tấn. Sau đó theo đề nghị của Hiệp Hội Cà Phê Cacao Vicofa và Tổng Công Ty Cà Phê của Nhà nước, chính phủ chấp thuận kế hoạch mua tạm trữ 200 ngàn tấn cà phê niên vụ 2009-2010. Tổng Công Ty Cà Phê được giao quản lý nguồn tiền lãi suất 6% trong vòng 6 tháng để thực hiện kế hoạch mua tạm trữ bắt đầu từ 15/3.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty