TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Monday, March 22, 2010

Nửa muốn cải cách nửa lo rối loạn

2010-03-20

Những biện pháp hành chánh với cơ chế được cho là nửa vời đang làm cho các ngân hàng thương mại bối rối.

AFP photo/Hoang Dinh Nam

Bảng giá lãi suất tiền gửi đồng VN và đôla Mỹ của ngân hàng Techcombank ở Hà Nội hôm 03/3/2010

Mới chỉ mở một gút thắt nhỏ về hoạt động tín dụng cho vay, nhưng giới chuyên gia Nhà nước có vị đã cảnh báo mở thêm gút thắt thứ hai sẽ gây rối loạn thị trường tiền tệ. Đây là đề tài chúng tôi đọc báo trên mạng tuần này.

Do lãi suất cơ bản chi phối hoạt động tín dụng gây ra một số trì trệ trong đó có việc ách tắc thanh khoản, nên hồi cuối tháng 2 vừa qua, Ngân hàng Nhà Nước ra thông tư cho phép các ngân hàng thương mại được áp dụng lãi suất thỏa thuận cho khoản vay trung và dài hạn. Theo Kinh Tế Saigon Online, trước khi có thông tư này, các ngân hàng rất e ngại trong việc cho vay trung dài hạn vì các khoản vay này được thực hiện trong thời gian dài, tức chi phí đầu vào cao hơn, mà lãi suất cũng không thể cao hơn lãi suất các khoản vay ngắn hạn, cao nhất cũng chỉ bằng 150% lãi suất cơ bản.

Trong cuộc phỏng vấn của Đài RFA, TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội phân tích về sự điều chỉnh chính sách tiền tệ tín dụng hiện nay:

"Chính phủ có thực hiện chính sách tiền tệ tín dụng thắt chặt cho đến gần đây, sau Tết Nguyên Đán thì đã có việc thay đổi, mở rộng khả năng cấp tín dụng. Thay cho việc tắc nghẽn thanh khoản thì bây giờ cho phép các ngân hàng, các doanh nghiệp được vay tín dụng hay cấp tín dụng trên cơ sở lãi suất thỏa thuận và lãi suất đầu ra được tự do nhưng lãi suất huy động tiền vốn vào thì vẫn chưa được tự do. Vì vậy sắp tới đây lãi suất huy động cũng được nới lỏng như vậy chính sách tiền tệ tín dụng thắt chặt được chuyển sang chính sách nới lỏng hơn."

Nước lên mà thuyền chưa nổi

get_imageCA5SN3XJ.jpg
Nhân viên một ngân hàng thương mại ở Hà Nội đang đếm đôla Mỹ. AFP photo/Hoang Dinh Nam
Báo mạng VnExpress mô tả lãi suất thỏa thuận là chuyện 'nước lên mà thuyền chưa nổi', theo đó mâu thuẫn nảy sinh khi cơ chế lãi suất thỏa thuận được áp dụng, điều mà tờ báo mạng gọi là 'đầu ra đã mở nhưng đầu vào vẫn đóng'. Ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc Liên Việt Bank nói với nhà báo: "Mở rộng lãi suất cho vay mà vẫn bít lãi suất đầu vào làm sao ngân hàng xoay sở cho nổi, chả khác nào cảnh nước lên mà thuyền chưa nổi. Vấn đề của ngân hàng lúc này không chỉ là cho vay với lãi suất bao nhiêu mà lấy đâu vốn để cho vay." Vẫn theo lời doanh nhân ngân hàng Liên Việt trên VnExpress, khi bít lãi suất đầu vào, tiền sẽ trôi nổi bên ngoài lưu thông gây ra lạm phát, trong khi ngân hàng không có vốn để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và nền kinh tế. Lãi suất huy động tiền gởi hiện nay bị khống chế ở ngưỡng 10,5%, lãi suất thấp khó lòng cạnh tranh với các kênh hút vốn khác.

Các kênh hút vốn khác mà TGĐ Liên Việt Bank đề cập có thể là trữ vàng, ghim giữ đô la, đầu tư vào bất động sản và thị trường chứng khoán. Phải chăng sự mất niềm tin vào giá trị đồng tiền Việt đã gây ra cơn sốt vàng, bong bóng bất động sản như từng xảy ra. Các tổ chức tín dụng quốc tế gần đây đều khuyến cáo Nhà nước Việt Nam cần phục hồi niềm tin của giới đầu tư vào đồng nội tệ.

TS Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Tư nhân IDS đã giải thể, đưa ra nhận định:

Đó là căn bệnh hết sức nan giải của nền kinh tế Việt Nam, như người ta nói là nền kinh tế bị đô la hóa. Tập quán dùng vàng tích trữ vàng của người Việt Nam đã có từ thời xa xưa, ý kiến của các tổ chức quốc tế là không sai.

TS Nguyễn Quang A

"Đó là căn bệnh hết sức nan giải của nền kinh tế Việt Nam, như người ta nói là nền kinh tế bị đô la hóa. Tập quán dùng vàng tích trữ vàng của người Việt Nam đã có từ thời xa xưa, ý kiến của các tổ chức quốc tế là không sai. Tôi nghĩ chính phủ Việt Nam cũng ý thức vấn đề này nhưng giải quyết vấn đề này không phải là dễ."

Sự thông thoáng về lãi suất cho vay trung và dài hạn đưa vào áp dụng sau 1 tháng đã khiến lãi vay ngân hàng lập đỉnh cao mới, mặt bằng cho vay trung dài hạn trở lại 18% tới 20%. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khu vực tư nhân nếu muốn vay vốn ngân hàng để làm ăn phải chấp nhận lãi suất cao, nơi thấp nhất cũng 16%, 17%. Có thể nói kinh tế tài chánh Việt Nam như sợi chỉ rối, giải quyết ách tắc thanh khoản, doanh nghiệp trực diện lãi vay quá cao, trong nhiều trường hợp không thể tiếp cận nguồn tín dụng mong muốn. TS Lê Đăng Doanh nhận định:

"Việc lãi suất tăng cao thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ đổ vào chi phí kinh doanh và như vậy sẽ thúc đẩy lạm phát lại tăng hơn nữa."

Bỏ trần lãi suất huy động, rối loạn thị trường tiền tệ

Giới ngân hàng chờ đợi Nhà nước tháo gút thắt thứ hai trong chính sách tín dụng, bỏ trần lãi suất huy động để tăng cường khả năng hút vốn, tuy vậy có chuyên gia lại e ngại 'bỏ trần lãi suất huy động, thị trường tiền tệ có thể rối loạn."

Ngày 18/3 VnExpress đưa lên mạng bài viết của Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, Thành viên hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ của chính phủ, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Chuyên gia này tán dương việc cải cách tín dụng, với lập luận cơ chế trần lãi suất không còn phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát. PGS Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân ủng hộ chủ trương mở hoàn toàn cơ chế cho vay ngắn hạn, điều ông gọi là hài hòa lợi ích cả người vay lẫn ngân hàng. Việc thực hiện lãi suất cho vay theo thỏa thuận sẽ góp phần tạo ra một cơ chế lãi suất thích hợp với bối cảnh thực tế hiện nay, góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn, đồng thời ngân hàng cũng có lãi.

Nếu lạm phát tăng, người dân sẽ e ngại đem tiền gởi ngân hàng. AFP  PHOTO.
Nếu lạm phát tăng, người dân sẽ e ngại đem tiền gởi ngân hàng. AFP PHOTO.
Trong bài viết trên VnExpress, PGS Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân chỉ tán thành bỏ trần lãi suất cho vay, riêng đối với lãi suất huy động, ông khẳng định tuyệt đối không được bỏ trần trong thời gian này. Theo ông, tình hình thị trường tiền tệ của Việt Nam hiện nay chưa thực sự ổn định. Một số ngân hàng thương mại nhỏ vẫn sẵn sàng vi phạm các định chế pháp luật. Nhiều nhà băng nhỏ đang thiếu thanh khoản, đang tìm cách lách luật trong việc sử dụng nguồn vốn huy động bổ sung vào vốn điều lệ để đáp ứng con số 3.000 tỷ đồng theo qui định của Nhà nước…Tình hình này không ngừng lại ở mức độ đó, theo mô tả của PGS Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, những ngân hàng nhỏ một mặt huy động vốn với lãi suất cao, tìm cách bổ sung vào vốn điều lệ, mặt khác để duy trì lợi nhuận buộc họ phải đẩy mạnh cho vay những dự án phiêu lưu mạo hiểm như bất động sản, chứng khoán tiêu dùng…với lãi suất cao 19%, thậm chí 20%. Rủi ro mất trắng rất cao và nguy cơ phá sản sẽ khó tránh khỏi. Vẫn theo ông Ngân, vốn hiện nay hoàn toàn không thiếu mà thị trường chỉ thực sự khát vốn lãi suất thấp. Với các nguồn vốn vay lãi suất cao 17-18% thì doanh nghiệp cần bao nhiêu cũng có.

Việc lãi suất tăng cao thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ đổ vào chi phí kinh doanh và như vậy sẽ thúc đẩy lạm phát lại tăng hơn nữa.

TS Lê Đăng Doanh

PGS Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân cảnh báo cuộc chạy đua lãi suất tiền gởi giữ các ngân hàng có thể đạt đỉnh 15%, nếu Ngân hàng Nhà nước bỏ trần lãi suất huy động trong thời điểm hiện nay. Kịch bản tồi tệ của năm 2008 có thể lặp lại, khi đó lãi suất cho vay bị đẩy lên cao kỷ lục 21%-22% một năm khiến doanh nghiệp điêu đứng và trở thành chủ đề tranh luận gay gắt trên diễn đàn Quốc hội.

Khuyến cáo không thể bỏ trần lãi suất huy động ngay trong lúc này, nhưng ông Ngân đề nghị nâng mức trần lãi suất tiền gởi từ 10,5% lên 12%, vì mức trần cũ không còn phù hợp mặt bằng giá cả, tình hình lạm phát và thực tế tiền tệ của Việt Nam.

Lập luận của PGS Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân trên VnExpress có thể được các giới chức hữu quan chấp nhận, nhất là ông Ngân cổ vũ duy trì một cơ chế mở mang tính hạn chế. Theo đó Ngân Hàng Nhà nước cần phải tiếp tục điều chỉnh mức trần lãi suất huy động vốn theo tín hiệu của thị trường và mức độ kiềm chế lạm phát của chính phủ.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty