Cập nhật lúc 08:08, Thứ Năm, 03/04/2008
(GMT+7)
- Sử dụng biếm họa trong báo chí hiện nay như một thứ gia vị,
bắt buộc phải sử dụng chứ không phải tích cực để sử dụng. Do vậy không
phát huy được vai trò rất lớn của biếm họa- Lý Trực Dũng.
Họa sĩ Lý Trực Dũng (ngoài cùng bên phải). Ảnh: Hạnh Phương |
- Đó là một bước tụt lùi!
Tôi có thể nói như thế đối với biếm họa. Nên nhớ, trang 16 của báo Văn
Nghệ suốt một thời gian dài chỉ dành để đăng tranh biếm họa và rất nổi
tiếng. Biếm họa từng đóng vai trò là vũ khí đấu tranh trong thời chiến.
Nhưng đến thời bình, tôi
nghĩ một số người đã rất sai lầm khi nghĩ rằng tranh biếm họa là vũ khí
đấu tranh giai cấp, là công cụ đấu tranh chống lại kẻ thù nên họ sợ cầm
vũ khí sắc quá sẽ đứt tay chăng? Thái độ của họ với tranh biếm họa khác
hẳn. Sử dụng biếm họa trong báo chí hiện nay như một thứ gia vị, bắt
buộc phải sử dụng chứ không phải tích cực để sử dụng. Do vậy họ không
phát huy được vai trò rất lớn của biếm họa.
Đã vẽ tranh biếm họa
cho rất nhiều tờ báo nước ngoài, anh nhận xét gì về biếm họa trên báo
chí châu Âu trong sự đối sánh với biếm họa trên báo Việt?
Họa sĩ biếm họa, Kiến
trúc sư Lý Trực Dũng theo học Đại học kiến trúc Weima Đức và đã cộng tác
vẽ tranh biếm hoạ cho rất nhiều tờ báo nổi tiếng như: Eulenspiegel, Das
Magazin, Die Welt. Trong kho tư liệu của họa sĩ Lý Trực Dũng thực hiện
suốt 35 năm qua về tranh biếm hoạ trong nước và quốc tế có tới hàng vạn
mẫu tranh khác nhau.
|
- Ở một đất nước mà người
ta coi trọng và đánh giá đúng về biếm họa thì nó sẽ đóng một vai trò
rất lớn. Thực tế là lâu nay biếm họa vẫn có một vai trò như vậy. Không
phải riêng Đức mà Anh, Pháp và ngay cả ở Mỹ biếm họa đều có lịch sử rất
lâu. Họ rất coi trọng biếm họa vì nó có một tác dụng rất lớn và tức
thời. Tác động của nó hay ở chỗ không cần dùng ngôn ngữ tiếng nói để mà
diễn tả mà chỉ cần vài nét vẽ tạo hình khôn ngoan một chút là có thể đưa
ra một bức vẽ gây chấn động ngay.
Vai trò biếm họa không
chỉ đóng khung ở trong một đất nước mà còn lan ra cả khu vực và thế
giới. Ví dụ rõ ràng nhất là trước đây có một họa sĩ tranh biếm họa nổi
tiếng của Liên Xô cũ đã vẽ tranh biếm về Hít-le đến mức khiến Hít-le
phát khùng lên và nói rằng nếu giải phóng được Mát-xcơ-va thì việc đầu
tiên phải làm là sẽ bắt chết họa sĩ biếm họa đó.
Biếm họa thực chất có tác
động tích cực. Bản chất của châm biếm, đả kích là xây dựng vì không ai
lại châm biếm đả kích cái tốt cả.
Ở nhiều nước họa sĩ
biếm họa có thể sống khỏe bằng nghề. Còn anh?
- Anh nhận xét gì
về các tác giả tham gia giải Biếm họa Báo chí Việt Nam lần này?
- Có thể nói từ năm 1955
đến nay mới có cuộc triển lãm tranh biếm họa quy mô toàn quốc như thế
này. Trước đây cũng có nhiều cuộc triển lãm tranh biếm họa nhưng thường
là quy mô nhỏ và cũng không có quy củ nhất định. Tổ chức được một cuộc
triển lãm tranh biếm họa lớn như thế này là rất tích cực. Tất nhiên
trong quá trình tổ chức cũng có vài trục trặc kỹ thuật nhưng đó không
phải là điều quan trọng.
Điều quan trọng nhất là
những nhà tổ chức đã khởi động việc quay trở lại với tranh biếm họa sau
nhiều năm, để nó có được một sức sống mới, ít nhất tranh biếm họa cũng
được công nhận và tôn vinh.
Thêm nữa, giải thưởng
Biếm họa Báo chí Việt Nam lần này đã thu hút được tất cả các họa sĩ biếm
họa hàng đầu của ta tham gia. Nếu không tham gia tranh giải thì
họ cũng gửi tranh đến treo để "biểu dương lực lượng" cho tranh biếm họa.
Ở ta có rất nhiều người yêu thích tranh biếm họa, chỉ có điều chúng ta
có tổ chức được họ không và có tổ chức được một cuộc triển lãm hay
không.
Một số bức biếm
họa nổi bật tại Giải Biếm họa Báo chí Việt Nam lần I đang
được giới thiệu tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền Hà Nội:
-
Bích Hạnh
No comments:
Post a Comment