TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, April 1, 2010

Dân Lào thấp thỏm vì Mekong khát

Cập nhật lúc 04:15, Thứ Năm, 01/04/2010 (GMT+7)
Như rất nhiều người sống ở Thủ đô Viêng Chăn của Lào, nghiên cứu sinh Packno thường rất thích gặp gỡ gia đình, người thân và bạn bè trong những bữa tối ở bất kỳ một nhà hàng nào dọc dòng Mekong.
Đó là vì mỗi lúc mặt trời lăn, hai bên bờ sông mát mẻ và đẹp huyền ảo. Ít nhất, trước đây từng như thế. Nhưng bây giờ “khi chiều tối buông xuống vào lúc 6 - 7h, nó vẫn rất nóng. Kể từ lúc Mekong khô khát, thời tiết trở nên nóng hơn nhiều”, Packno nói.
Luôn luôn chính xác khi nói rằng, với 6,3 triệu người dân Lào, sông Mekong vẫn là một phần rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng càng ngày, dòng sông ấy càng trở thành nỗi lo lắng thường nhật với họ khi mức nước liên tục sụt giảm gây khô hạn khắp các khu vực tiểu vùng và Đông Nam Á.
Từ Bắc tới Nam, thu hoạch cá của người dân đất nước hiền lành yên bình này ngày một ít đi, mùa màng thu hoạch cũng trong tình trạng tương tự bởi mực nước Mekong xuống thấp khác thường. Ngay ở thủ đô, các vòi phun nước cũng chỉ hoạt động ở một giờ nhất định trong ngày.
Theo báo “Vientiane Mai”, trạm nước Kaolieo từng sản xuất 60.000 mét khối nước nay giảm xuống còn một nửa, khiến chính quyền gặp khó khăn trong việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân.
"Tôi rất lo lắng khi hiểu rằng, mức nước sông Mekong - nguồn sống của sáu quốc gia - đã giảm rất nhiều", Somsin Thammachaleun, một DJ cho biết. "Năm nay là năm khác thường. Nó khiến cuộc sống của tôi trở nên khó khăn hơn”, anh nói. "Vào tháng 2 năm nay, nhiều ngày không có nước cả sáng lẫn tối. Để được tắm, tôi phải chờ tới 11h đêm. Thậm chí chúng tôi còn không có nước rửa mặt hay đánh răng, nhưng giờ đây, tình hình có cải thiện chút ít khi chính quyền sử dụng máy bơm”.
a
Mekong đang khát. Ảnh: wordpress
Thực tế, vào mùa khô, mực nước Mekong vẫn giảm thông thường, và xuống mức thấp nhất vào tháng 4 và 5. Tuy nhiên, năm nay, mực nước giảm quá nhanh và quá sớm khiến nhiều người bất ngờ.
Tại làng Nakoung, cách Viêng Chăn 80km, người ta thấy các tàu hàng mắc kẹt trên bãi cát cửa sông đang ngày một dài ra bất tận. Nông dân Nakoung là Somphone Soulaythong cho biết: “Bãi cát trên sông năm nay dài khác thường”.
Phần lớn trong số 600 cư dân Nakoung là nông dân trồng lúa, họ phụ thuộc vào sông Mẹ để tưới tiêu ruộng đồng cũng như cả nguồn nước sinh hoạt. Hiện tại, cho dù có trạm bơm nổi, thì hệ thống thuỷ lợi của làng vẫn cần một kênh sâu hơn để dẫn nước.
Theo Ủy ban sông Mekong (MRC), mực nước sông hiện tại ở mức thấp nhất trong vòng 50 năm trở lại đây. Thực trạng này được cho là bắt nguồn từ mùa mưa tương đối ngắn trong năm 2009 khi lượng mưa thấp diễn ra ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía bắc Thái Lan và phía bắc nước Lào.
Một số phương tiện truyền thông và báo chí cho rằng, Trung Quốc có liên quan trong chuyện này khi nỗ lực trữ nước cho các hồ thuỷ điện xây dựng vùng thượng nguồn.
Nhiều người dân ở Lào đưa ra lý giải giống như Somphone: “Lượng mưa thấp năm trước có thể một phần nhỏ do khô hạn, nhưng cũng có thể nhiều đập thuỷ điện xây dựng vùng thượng nguồn tại Trung Quốc là nguyên nhân chính. Họ cần trữ nước cho hồ chứa để sản xuất điện nên họ ngăn nước sông”.
Người nông dân này cho biết, anh nghe thông tin trên từ đài phát thanh Thái Lan. Somsin thì nhấn mạnh: “Tôi nghe báo chí Thái Lan nói, đập thuỷ điện ở Trung Quốc và thay đổi khí hậu là nguyên nhân khiến Mekong khát cháy, nhưng gần đây tôi lại nghe thấy việc đại lục tuyên bố không ngăn nước”.
Packno, người có bằng thạc sĩ trong lĩnh vực môi trường thì khẳng định: “Không đơn giản là việc đổ lỗi cho bên này hay bên kia. Chúng ta phải nghĩ về cách chúng ta đã sử dụng nước thế nào và quản lý nguồn nước ra sao. Thay đổi khí hậu có thể là một phần của khô hạn vì nó quá nóng và khiến nước sông cạn nhanh”.
Một ngư dân ở Donchan nói, lý do “Mekong thay đổi quá nhiều” là vì mọi người không chú ý tới môi trường. Trong quá khứ, ông cho biết, Lào không có công nghiệp khai khoáng và người dân không phá huỷ tự nhiên thế hệ hiện nay đã làm. “Giờ đây, họ không chỉ chặt cây mà còn đốn tận gốc rễ của nó. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác và chúng không thể tự cân bằng để thích nghi”.
Ông tự hỏi mọi việc sẽ thế nào khi con sông khát cháy, cuộc sống những ngư dân như ông thế nào khi đánh bắt cá trở nên khó khăn. "Mọi người đặt mua cá, nhưng tôi không đánh đủ cá để bán”, ngư dân 58 tuổi cho biết.
Packno thì mô tả kết quả tự cô quan sát rằng “nếu mực nước sông tiếp tục giảm trong tháng 4, tôi không chắc điều gì sẽ xảy ra với loài cá da trơn khổng lồ của Mekong vì bình thường đó cũng là thời điểm chúng đẻ trứng. Đây là loài đang gặp nguy hiểm”.
"Cá cũng giống như người vậy”, người ngư dân ở Donchan nói. "Chúng cần nơi để ở. Nếu không có nơi ở, chúng cũng giống như chúng tôi, sẽ buộc phải ra đi”.
Ông và gia đình từng trồng rau ngay bờ sông, nhưng hiện tại lấy nước tưới lên quả là rất khó. Gia đình ông buộc phải mua rau ngoài chợ. "Nếu nông dân không thể sản xuất đủ rau hay lúa, sản phẩm nội địa sẽ khan hiếm và chúng ta phải nhập khẩu nhiều hơn”.
Cô lo lắng với viễn cảnh nông dân không thể lao động trên những cánh đồng khô cằn, có thể phải tìm đường tới thủ đô, thay đổi cách sống cả cuộc đời.
Theo Packno, đây là lúc toàn bộ 6 quốc gia chung dòng Mekong gồm Myanmar, Campuchia, Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ trong quản lý và sử dụng tài nguyên nước. "Mỗi nước cần phát triển kinh tế nên mỗi nước đều cần sử dụng sông Mekong", cô nói. "Tất cả chúng ta cần đạt được thoả hiệp. Chúng ta muốn có thứ này nhưng lại không muốn mất thứ khác. Chúng ta phải có chính sách giảm bớt ảnh hưởng tới hệ sinh thái”.
"Tình trạng khô hạn hiện tại không chỉ là vấn đề của mỗi quốc gia, cả 6 nước cần đối thoại và cùng tìm ra giải pháp”, Packno nhấn mạnh.
Còn Somsin thì chỉ ra rằng: “Rất nhiều người vẫn không quan tâm nhiều tới dòng Mekong và họ vẫn không biết nước họ sử dụng, ăn uống lấy từ đâu”.
  • Thái An (Theo ipsnews)

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty