Không thiếu những nơi tôn nghiêm bị thờ ơ, mục nát thế này. Ảnh: Tất Đạt |
Cảnh sắc Huế vẫn đẹp, vẫn mộng mơ, nhưng giờ đến với Huế, du khách bắt đầu cảnh giác nhiều hơn khi trên các diễn đàn du lịch, giờ đã giăng giăng những cảnh báo: "Hãy cẩn thận với những lời mồi chài về dịch vụ "chăm sóc sức khoẻ" của cánh xe ôm", "hãy cẩn thận với các chuyến du ngoạn trên sông Hương bằng ghe, xuồng nhỏ tự phát để nghe hò Huế"… Nhưng điều ấy vẫn không đáng ngại bằng chuyện những di sản và việc kinh doanh di sản đang có nhiều vấn đề.
Mới đây, chuyện Sùng Ân điện, nơi thờ vua Minh Mạng và hoàng hậu, được người ta dẹp gọn đi để bày vào đó phòng ngủ cho một bối cảnh trong phim Trần Thủ Độ, thật khiến người yêu Huế bàng hoàng. Thêm chuyện, xây sân tennis ngay trong Đại nội để cho thuê, các toà nhà cổ xưa được gắn máy lạnh chi chít để làm văn phòng và đóng cửa im ỉm không để khách tham quan vào trong, thật không thể không hoảng hốt giật mình.
Vào Đại nội, ở vài nơi, người ta thấy treo lủng lẳng những bình chữa lửa ngay hành lang, hoặc dán ngay trên tường cổ tấm bảng rất to: "Cấm vẽ, viết bậy lên tường" thay vì viết một tấm bảng rồi dựng bên ngoài.
Sốc càng thêm sốc Khi mua vé vào trong thành, chúng tôi được thông báo 45.000 đồng/vé, 4 vé là 180.000 đồng. Nhưng khi cầm vé vào trong một lúc, mới chợt phát hiện ra giá in trên vé chỉ là 35.000 đồng, quay ra hỏi chỉ được 2 cô bán vé trả lời cụt lủn: "Không biết mô, chừ nói ai mà nhớ". Sốc càng thêm sốc khi những du khách miền Nam mua nước dừa, uống xong một trái dừa được tính với giá 30.000 đồng. Có người hỏi "sao mắc vậy" thì nhận ngay câu trả lời: "Ai bảo không uống ly mà uống trái. Uống ly 10.000 đồng thôi". |
Và còn gì buồn hơn khi những du khách nước ngoài tỏ ra tiếc rẻ "dùm" trước những toà nhà vừa được phục dựng trong đại nội, với màu sơn loè loẹt chẳng ăn nhập gì với kinh thành xưa. Những chiếc cột được dựng lên cho những ngày lễ hội rồi bị vứt lại hoen ố, bể nát trêu ngươi trước con mắt khách du lịch.
Mô hình ngọc tỷ, thứ tượng trưng cho quyền lực vua chúa ngày xưa thì được trưng bày nhếch nhác nằm ngay giữa đường đi vào bên trong. Nói thẳng, vào Đại nội thay vì được sống lại với không khí của một triều đại đã qua, người ta chỉ cảm nhận được nỗi buồn của thực tế.
Người ta thường bảo đi du lịch cũng là cách học về văn hoá của vùng đất, địa danh mà mình đặt chân đến. Có vẻ như ở Huế người ta quên mất chuyện bảo tồn văn hoá phải song hành với việc phát triển du lịch. Ăn sổi ở thì như thế, thì...
Mô hình ngọc tỷ, thứ tượng trưng cho quyền lực vua chúa ngày xưa thì được trưng bày nhếch nhác nằm ngay giữa đường đi vào bên trong. Ảnh: Tất Đạt |
Mộn bàn đá cổ và chiếc ghế bằng đồng bị bỏ mặc theo thời gian trong khuôn viên Đại nội Huế. Ảnh: Tất Đạt |
Tất Đạt
No comments:
Post a Comment