TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, May 14, 2010

Tính bền vững của nợ công ở Việt Nam

Thứ Sáu, 14/05/2010, 21:05 (GMT+7)

TTCT - Chấn động từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp đang có nguy cơ lan rộng sang một số quốc gia EU khác khiến các nước, nhất là những nước có nợ công lớn và thâm hụt ngân sách kinh niên, phải đánh giá lại tình trạng tài khóa của mình.

Tại Việt Nam, tình trạng nợ công liên tục tăng làm cho yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý nợ công của Việt Nam cũng trở nên cấp thiết.

Nợ công và cán cân ngân sách của Việt Nam (2001-2009) - Nguồn: EIU (số liệu 2009 là ước tính)

Theo Bộ Tài chính, nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Theo định nghĩa này, tổng số dư nợ công đến cuối năm 2009 của Việt Nam ước khoảng 44,7% GDP, trong đó nợ của Chính phủ là 35,4% GDP, nợ được Chính phủ bảo lãnh là 7,9% GDP và nợ của chính quyền địa phương là 1,4% GDP.

Khái niệm nợ công này của Bộ Tài chính hẹp hơn so với khái niệm phổ biến của quốc tế. Theo Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính của Hội nghị của LHQ về thương mại và phát triển (UNCTAD), nợ công còn bao gồm các nghĩa vụ nợ của ngân hàng trung ương, các đơn vị trực thuộc chính phủ (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước) ở tất cả các cấp chính quyền. Có lẽ đây là nguyên nhân làm cho số liệu về nợ công của Việt Nam trong cơ sở dữ liệu của một số tổ chức quốc tế cao hơn hẳn so với số liệu của Bộ Tài chính (xem biểu đồ).

Theo Cơ quan Tình báo kinh tế (EIU), nợ công của Việt Nam tăng liên tục từ 36% GDP trong năm 2001 lên 51% GDP vào năm 2009. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, mặc dù tỉ lệ nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng đã trở nên cao hơn so với tỉ lệ phổ biến 30-40% ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi khác.

Bên cạnh đó, một xu thế rất đáng lo ngại là cũng trong giai đoạn 2001-2009, thâm hụt ngân sách (cả trong và ngoài dự toán) tăng từ 2,8% GDP lên tới 9% GDP. Như vậy, trong khi nợ công tăng liên tục thì ngân sách lại ngày càng trở nên thâm hụt. Điều này vi phạm một nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ công bền vững, đó là nợ công ngày hôm nay phải được tài trợ bằng thặng dư ngân sách ngày mai.

Hơn thế, thâm hụt ngân sách ở Việt Nam đã trở thành kinh niên và mức thâm hụt đã vượt xa ngưỡng "báo động đỏ" 5% theo thông lệ quốc tế, khiến tính bền vững của nợ công càng bị giảm sút. Trong khi đó, với nhu cầu tiếp tục đầu tư để phát triển, chắc chắn nợ công của Việt Nam sẽ còn tăng trong nhiều năm tới. Cụ thể là, với tỉ lệ tiết kiệm nội địa chỉ khoảng 27% GDP trong khi mức đầu tư toàn xã hội mỗi năm khoảng 42% GDP thì Chính phủ sẽ phải tiếp tục đi vay rất nhiều (bên cạnh vốn đầu tư nước ngoài) để bù đắp khoản thiếu hụt đầu tư.

Nếu nhìn vào một số dự án đầu tư cụ thể từ nay đến năm 2030 như dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam (56 tỉ USD), dự án xây dựng thủ đô (60 tỉ USD), nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận (hơn 10 tỉ USD)... - trong đó nguồn tài trợ chủ yếu là từ ngân sách và nợ công - có thể thấy nợ công sẽ tăng mỗi ngày.

Tính bền vững của nợ công không chỉ phụ thuộc vào cán cân ngân sách mà còn phụ thuộc vào một số nhân tố khác. Đầu tiên là tốc độ tăng trưởng GDP. Tốc độ tăng GDP cao là điều kiện cần để tăng nguồn thu và đạt thặng dư ngân sách. Tuy nhiên, nếu tăng trưởng GDP chỉ do tăng các yếu tố đầu vào vật chất (vốn và lao động) mà không tăng được năng suất thì chắc chắn đến một lúc nào đó, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm.

Có vẻ như điều này sẽ xảy ra cho Việt Nam trong khoảng 7-10 năm tới, vì theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, trong những năm gần đây tốc độ tăng năng suất của Việt Nam khá thấp, và tăng trưởng GDP chủ yếu nhờ vào việc gia tăng lao động và vốn. Theo dự báo của EIU, tốc độ tăng GDP trung bình hằng năm của Việt Nam sẽ giảm còn khoảng 5% sau năm 2020 và 3-4% sau năm 2030.

Mức lãi suất cao khiến việc vay mới và tài trợ nợ công trở nên đắt đỏ hơn, do vậy ảnh hưởng tới tính bền vững của nợ công. Mức lãi suất, đến lượt mình, lại phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ và kỳ vọng lạm phát trong nền kinh tế. Là một nền kinh tế thâm dụng đầu tư, ở Việt Nam nhu cầu tín dụng luôn luôn cao và lạm phát rất khó kiềm chế ở mức thấp.

Một bằng chứng cụ thể là ngay cả khi mới chớm thoát khỏi suy giảm kinh tế thì chỉ số CPI và lãi suất ở Việt Nam đã tăng nhanh trở lại, cao hơn nhiều so với hầu hết các nền kinh tế trong khu vực. Hệ quả là khi Chính phủ đi vay bằng cách phát hành trái phiếu trong nước, lợi suất phải trả đã lên tới 11-12%. Tương tự như vậy, khi Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế, lợi suất phải trả cũng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh (như Indonesia và Philippines) do mức độ rủi ro cao hơn.

Bên cạnh đó, với việc Việt Nam gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình, các khoản vay quốc tế ưu đãi sẽ dần không còn nữa mà thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn nhiều.

Bên cạnh tốc độ tăng GDP, lạm phát và lãi suất, mức độ rủi ro của nợ công cũng phụ thuộc vào một số biến số vĩ mô khác, chẳng hạn như mức thâm hụt tài khoản vãng lai và dự trữ ngoại hối của quốc gia. Trên những phương diện này, Việt Nam cũng đang có những bất lợi đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.

Cần nhấn mạnh là việc quản lý nợ công không chỉ liên quan đến trách nhiệm của Bộ Tài chính mà còn liên quan đến nhiều cơ quan khác.

Nói một cách khái quát, quản lý nợ công có hai phương diện, đó là kinh tế vĩ mô và quản lý vi mô. Theo phương diện thứ nhất, quản lý nợ công phải được coi là một bộ phận hữu cơ trong hoạt động quản lý vĩ mô tổng thể của quốc gia, trong đó quan trọng nhất là ổn định vĩ mô và tăng trưởng bền vững.

Theo phương diện thứ hai, quản lý nợ công là một thành phần của quá trình quản lý và quản trị công. Vì vậy, để quản lý nợ công tốt, cần có một sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan dưới sự điều hành chung một cách hiệu quả của chính phủ.

VŨ THÀNH TỰ ANH
(Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright)

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty