TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Monday, May 10, 2010

TQ sẽ không nhượng bộ về Biển Đông

Thuyền cá của Việt Nam

Nhiều ngư dân Việt Nam đã bị Trung Quốc bắt

Cơ hội thương lượng giữa các bên tranh chấp ở Biển Đông dường như ngày càng ít dần khi Trung Quốc tỏ ra ngày càng cứng rắn trong vấn đề chủ quyền.

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) xuất bản tại Hong Kong vừa có bài nhắc lại lập trường không khoan nhượng của Bắc Kinh trong cách tiếp cận các nguồn lợi biển.

Báo này nhận định: "Bắc Kinh cương quyết bảo vệ các vùng biển mà Trung Quốc coi là của mình".

Bằng chứng được dẫn là việc tàu tuần tiễu và cả tàu chiến của Trung Quốc tuần tra các khu vực kinh tế đặc quyền ngày càng nhiều so với trước.

Báo Hong Kong nói nhiều phần của các khu vực mà Bắc Kinh tự định chuẩn này lại chồng lấn với các nước láng giềng, gây nguy cơ đối đầu và tranh chấp.

Hôm thứ Sáu 07/05 Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada đã cho mời Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo đến để phản đối về việc tàu hải quân Trung Quốc theo sát tàu thăm dò Nhật tại một khu vực tranh chấp ở Đông Hải cách đảo Amami Oshima phía Nam Nhật Bản 320 km.

Cả Trung Quốc và Nhật đều tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du nhanh chóng phản ứng, rằng tàu Trung Quốc làm đúng phận sự.

Bà Khương nói: "Việc tàu Trung Quốc thực hiện hoạt động thi hành pháp luật tại các khu vực đó là hoàn toàn hợp pháp."

Không nhượng bộ nguồn lợi biển

Giới phân tích cho rằng lý do chính nhất để Trung Quốc ráo riết hoạt động tại các vùng biển tranh chấp, trong có Biển Đông, là vì nguồn tài nguyên biển.

Chuyển mình từ một quốc gia nông nghiệp sang vị thế cường quốc hàng hải, Bắc Kinh sẽ không bao giờ nhân nhượng trong tranh chấp chủ quyền biển.

Giáo sư Vương Hàn Linh, chuyên gia các vấn đề hàng hải tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, được dẫn lời nói Trung Quốc dần nổi lên như cường quốc biển, và tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng cũng dần nóng lên.

Chúng tôi thấy rằng các nước láng giềng bản thân cũng còn tranh chấp với nhau, lại còn nhiều quyền lợi quốc gia cần bảo vệ nên khó có thể đoàn kết để chống Trung Quốc. Và ngay cả khi họ liên hiệp lại thì cũng không đủ mạnh để thắng Trung Quốc.

Giáo sư Vương Hàn Linh, Viện KHXH Trung Quốc

Giáo sư Vương nói: "Thực ra, tranh chấp giữa các bên đã nảy sinh từ những năm 1970, khi người ta tìm thấy dầu lửa và các nguồn tài nguyên khác tại các quần đảo Điếu Ngư, Trường Sa và Hoàng Sa."

"Từ hồi đó đã có ý tưởng là các nước Đông Nam Á nên liên kết lại để đối đầu với Trung Quốc và trong một thời gian, Bắc Kinh đã tỏ ra quan ngại về điều này."

Thế nhưng theo ông Vương, sau 30 năm không thấy động tĩnh gì (từ phía các nước Đông Nam Á), Trung Quốc nay cũng không còn lo lắng.

"Chúng tôi thấy rằng các nước láng giềng bản thân cũng còn tranh chấp với nhau, lại còn nhiều quyền lợi quốc gia cần bảo vệ nên khó có thể đoàn kết để chống Trung Quốc."

"Và ngay cả khi họ liên hiệp lại thì cũng không đủ mạnh để thắng Trung Quốc."

Ông Vương Hàn Linh nói Bắc Kinh cần duy trì quan điểm rằng Trung Quốc đã có văn bản khẳng định chủ quyền và quyền tài phán với các quần đảo ở Đông Hải và Nam Hải (Biển Đông) cả ngàn năm nay.

Ngư dân Việt Nam gặp khó

Trước lập trường ngày càng kiên quyết của Trung Quốc, có thể thấy rằng nỗ lực thương lượng của các quốc gia liên quan đang gặp trở ngạ̣i.

Mới đây, hôm 06/05, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức phản đối lệnh cấm đánh cá mà Trung Quốc ban hành từ 16/05-01/08 ở Biển Đông, trong có các khu vực Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, bà Nguyễn Phương Nga, nói: "Việt Nam sẽ có giao thiệp ngoại giao để phản đối quyết định này của Trung Quốc."

Động thái 'giao thiệp ngoại giao' xem ra chưa làm người dân yên lòng vì lệnh cấm đánh bắt nói trên ảnh hưởng tới việc mưu sinh của nhiều ngàn ngư dân.

Sau khi bà Nguyễn Phương Nga lên tiếng một ngày, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trương Ngọc Nhi đã ký văn bản gửi Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, đề nghị phản đối việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên biển Đông.

Tỉnh này cũng đã gửi văn bản kiến nghị Bộ Ngoại giao can thiệp đòi Trung Quốc thả vô điều kiện tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi vừa bị bắt hồi đầu tháng.

Trung Quốc vừa trả tự do cho 23 ngư dân Quảng Ngãi, nhiều người bị bắt từ hồi tháng Ba khi đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa. Thế nhưng tuần ngư Trung Quốc hôm 04/05 lại bắt một tàu cá khác cũng của Quảng Ngãi với 11 thuyền viên.

Tàu đánh cá của ông Đặng Tằm ở thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, cũng bị bắt khi đang hoạt động gần Hoàng Sa. Toàn bộ số ngư dân trên tàu hiện đang bị giam trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty