TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, August 16, 2009

Khi người dân phải canh tác 'trộm' trên đất của mình

Cập nhật lúc 08:30, Thứ Tư, 12/08/2009 (GMT+7)

- 51 hộ dân ở xã La Phù (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) gửi đơn lên báo VietNamNet kể khổ về cảnh 2 năm nay họ phải canh tác "trộm" trên đất của mình. Nhà bị giải toả trong khi chưa có đền bù khiến họ phải lâm cảnh màn trời chiều đất. Chính quyền xã cũng phải than trời khi suốt ngày đêm phải lo "canh" dân giữ đất quy hoạch dự án...

Họ cho máy xúc, xe cẩu ồ ạt tiến vào nhà chúng tôi, thông báo cho chúng tôi chuyển đồ đạc ra ngoài. Rồi những cỗ máy đó phá sập từng nhà. Chỉ trong một thời gian ngắn, 51 ngôi nhà dân trở thành một đống đổ nát” - anh Nguyễn Quang Vịnh, một người dân La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) kể lại.

Người dân bị gạt ra rìa?

Ngày 24/12/2007, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã ra quyết định 2496/QĐ - UBND về việc thu hồi 407.398 m2 đất tại địa bàn xã La Phù, huyện Hoài Đức nhằm mục đích xây dựng Điểm công nghiệp La Phù mở rộng.

Kể từ khi ra quyết định, những hộ dân trong khu vực trên được thông báo phải ngưng mọi hoạt động sản xuất, trồng trọt nhằm chuẩn bị cho tiến trình thực hiện dự án. Xóm Minh Khai và Trần Phú có 51 hộ dân nằm trong phạm vi có đất bị thu hồi

Tuy nhiên, từ năm 2007 đến nay, người dân chưa hề nhận được bất kỳ một văn bản thu hồi đất cũng như quyết định đền bù và bảng áp giá nào.

Chính vì thế, người dân vẫn canh tác và sản xuất trên chính mảnh đất của mình. Còn chính quyền xã La Phù tìm mọi biện pháp ngăn chặn, không cho người dân tiếp tục sử dụng các thửa đất nằm trong diện quy hoạch.

Mô tả ảnh.

Chị Tạ Thị Yến (xóm Minh Khai) trước “căn nhà” dựng tạm trên đất của mình sau khi ngôi nhà cũ đã bị phá dỡ hoàn toàn. Ảnh: Vũ Hoàng.

Chị Nguyễn Thị Huyên (xóm Minh Khai) cho biết: “Toàn bộ đất đai của 51 hộ dân chúng tôi đều đã được nhà nước chứng nhận và cấp sổ đỏ. Vậy mà giờ đây, chúng tôi không được sử dụng, canh tác, sản xuất trong khi đất thì cứ để hoang”.

Cực chẳng đã, nhiều hộ dân La Phù buộc phải lén lút trồng các cây hoa màu, canh tác trên… chính mảnh đất của mình. Chính quyền xã phát hiện đã cho người lấp mương dẫn nước tưới tiêu vào cánh đồng nhằm triệt nguồn nước tưới ruộng để…“bảo vệ đất quy hoạch” (?!).

Cuộc giằng co giữa bên trồng và bên phá kéo dài trong hơn 1 năm trời. Thậm chí ban đêm xã vẫn cử người ra đồng để ngăn chặn bà con “trồng trộm cây”.

Ông Nguyễn Quang Nguyên (69 tuổi, xóm Minh Khai) bày tỏ: "Nông dân chúng tôi ủng hộ chủ trương thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp, nhưng chưa có văn bản thu đất cụ thể cho từng nhà, chưa có áp giá bồi thường thì chúng tôi không thể đồng ý. Sao lại không cho chúng tôi sản xuất?”.

51 hộ dân lâm cảnh “màn trời chiếu đất”

Ngày 30/12/2008, UBND xã La Phù cùng đoàn Thanh tra huyện Hoài Đức tiến hành lệnh cưỡng chế đối với 51 hộ dân trên địa bàn xã. Những ngôi nhà bị san bằng, những xưởng dệt của làng nghề La Phù bị phá huỷ với lý do “xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp”.

Họ cho máy xúc, xe cẩu ồ ạt tiến vào nhà chúng tôi, thông báo cho chúng tôi chuyển đồ đạc ra ngoài. Rồi những cỗ máy đó phá sập từng nhà một, chỉ một thời gian ngắn, 51 nhà dân trở thành một đống đổ nát”, anh Nguyễn Quang Vịnh bàng hoàng kể lại.

Mô tả ảnh.

Anh Nguyễn Quang Vịnh (xóm Minh Khai) thẫn thờ trên khu đất của mình, nơi trước đây là một ngôi nhà khang trang với diện tích 145m2. Ảnh: Thu Hương.

Năm 1992, khi đi bộ đội về vợ chồng anh Vịnh được gia đình cho mảnh đất canh tác trên cánh đồng xóm Minh Khai (khoảnh 4, khoảnh 5). Năm 2008, thấy nhiều hộ gia đình cũng làm nhà xưởng nên 2 vợ chồng anh vay mượn được số tiền gần 200 triệu đồng để xây dựng được căn nhà diện tích 145m2.

Thế nhưng, anh Vịnh ở chưa được một năm thì bị phá. 5 người trong nhà anh chen chúc nhau trong “túp lều tạm” bằng mấy tấm tôn, thanh tre ghép lại chưa đầy 9m2.

Anh Vịnh còn cho biết, khu đất này có đến hàng chục căn nhà dần mọc lên san sát hai bên lối vào cánh đồng Minh Khai. Tất cả đều xây dựng trên đất nông nghiệp chưa được phép chuyển đổi mục đích sử dụng. Nhiều hộ dân đã xây nhà kiên cố 3-4 tầng trên phần đất nông nghiệp mà không thấy chính quyền “sờ gáy”.

Gia đình anh Tạ Tương Trường cũng lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất” sau khi căn nhà cùng với xưởng dệt bị phá sập. Toàn bộ số máy móc và hàng hoá phải đi gửi, bản thân anh Trường phải đi ở nhờ.

Chị Huyên, vợ anh Trường chỉ cho chúng tôi đống máy dệt và từng bao tải len đang nằm lăn lóc trong góc nhà rồi ngán ngẩm: “Chúng tôi không đồng tình với chủ trương cưỡng chế này của cơ quan chức năng. Họ lấy lý do vi phạm luật đất đai để tiến hành cưỡng chế đối với 51 hộ, nhưng sao chỉ phá của chúng tôi mà những trường hợp khác thì chính quyền lại làm ngơ?”

Mô tả ảnh.

Những ngôi nhà ba bốn tầng đang mọc lên ngay cạnh khu đất của anh Vịnh mà vẫn không hề bị chính quyền “sờ gáy”. Ảnh: Vũ Hoàng.

Cám cảnh hơn là hoàn cảnh của anh Nguyễn Quang Tuấn (xóm Minh Khai). Nhà có 12 người nhưng chỉ có 70m2 để sinh hoạt nên gia đình anh phải gom góp vay mượn để xây dựng thêm được căn nhà 50m2 . Sinh hoạt được một năm thì nhà của anh chị bị cũng phá dỡ. 12 người lại phải trở lại sống trong căn nhà cũ chật chội. Phòng ngủ và cũng là phòng khách chỉ thu hẹp trên 3 tấm phản.

Chỉ cho chúng tôi những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, anh Tuấn nói: “Trong đơn kiến nghị gửi các cơ quan chức năng và báo, chúng tôi đã nêu tên những trường hợp cụ thể, những hộ liền kề. Họ cũng như chúng tôi, xây nhà trên đất sản xuất nhưng không hề bị phạt hay cưỡng chế phá dỡ. Chẳng lẽ chính quyền làm ngơ” (?)

“Nhưng nếu như có quyết định thu hồi chi tiết đến từng hộ và chính quyền thực hiện áp giá bồi thường thì người dân không phản đối, đằng này lại…”, anh Tuấn uất ức.

Chủ trương xây dựng La Phù thành “Điểm công nghiệp làng nghề mở rộng” nhằm mục đích xây dựng và phát triển làng nghề cho người dân. Thế nhưng hiện nay phần lớn các hộ dân đang không có chỗ ở, máy móc trang thiết bị phải gửi nhờ khắp nơi, đồng ruộng không được canh tác.

  • Vũ Hoàng – Thu Hương

Kỳ tới: “Cũng tội cho dân, nhưng chúng tôi biết làm sao được”

,

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty