Hà Giang, thông tín viên RFA
2009-08-21
Sự việc nhà nước Việt Nam vừa cho công bố cuốn phim có nội dung “nhận tội và xin khoan hồng” của của bốn nhà đấu tranh cho dân chủ gồm có thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, Luật sư Lê Công Định và một thành viên trong ban điều hành của khối 8406 là cựu Trung Tá Trần Anh Kim, đã lại một lần nữa gây nhiều tranh cãi trong dư luận.
Cuốn phim“nhận tội và xin khoan hồng”
Người ta cho rằng, so với đọan phim chiếu cảnh LS Lê Công Định đọc lời thú tội và xin khoan hồng cách đây 2 tháng, thì cuốn phim dài gần 10 phút có cùng một nội dung, nhưng với sự có mặt của ba diễn viên mới là thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, và cựu Trung Tá Trần Anh Kim, được trình chiếu trên các đài VTV1 và VTV2 vào tối hôm 19/8 đã hơi bớt phần hấp dẫn.
Đọan phim chiếu cảnh LS Lê Công Định đọc lời thú tội và xin khoan hồng cách đây 2 tháng, thì cuốn phim dài gần 10 phút có cùng một nội dung, nhưng với sự có mặt của ba diễn viên mới là thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, và cựu Trung Tá Trần Anh Kim, được trình chiếu trên các đài VTV1 và VTV2 vào tối hôm 19/8 đã hơi bớt phần hấp dẫn.
Tuy thế dư luận lại một lần nữa được trở nên sôi động với những tranh cãi giữa kẻ bênh người chống về một động thái “nhận tội và xin khoan hồng” quen thuộc, xem ra đang dần dà trở thành một phong trào của những nhà đấu tranh dân chủ mới bị bắt sau này.
Một thành viên của diễn đàn X-càfé có nick là “Nguoiviet83 than thở:
“Híc, chán quá! Cuộc sống này buồn thật, ra đường thì bụi và tắc, vào quán bia uống còn phải lườm cái chai xem nó thật hay giả?... mà cũng đâu có biết thế nào là giả… Ngày mai không biết ăn nói thế nào với lũ bạn cùng công ty đây, lỡ nói với chúng nó về Nguyễn Tiến Trung giống như một người anh hùng rồi…! híc”
Không tán đồng việc ông cho là không được can trường của các nhà đấu tranh dân chủ, nhà văn Nguyễn Khắc Toàn, một thành viên của khối 8406, lên tiếng phản đối mạnh mẽ:
“Một số nhân vật tranh đấu dân chủ ở trong nước nhận định tình hình công cuộc đấu tranh và tiến trình dân chủ hóa ở VN, quá đơn giản, ấu trí và thậm chí sơ sài nữa. Cho nên đã có những bước đi không đúng làm tổn thất lực lượng, bị bắt bớ thì không chịu được những thử thách trong lao tù và nhanh chóng đầu hàng trước áp lực của bộ máy công an trong nước.
Điều đáng tiếc là họ cũng chưa học được những tấm gương đấu tranh rất can đảm, rất kiên cường như của LTCN của luật sư NVD, và đặc biệt là của những công dân rất bình dị, như của chị Lê Thị Bích Khương.”
Nhưng cũng có một số người không đặt trọng tâm vào việc phê phán sự can trường của các nhà dân chủ, mà đưa ra những câu hỏi rất rạch ròi, như người có nick GiotNang ở X-càfé:
“Tại sao không đưa ra xét xử công khai dân chủ đoàng hoàng, lại cứ đưa ra video nhận tội này nọ? Lúc đầu ls Lê Công Định còn hơi bất ngờ. Chứ bây giờ nhà dân chủ nào bị bắt chắc cũng sẽ có video nhận tội kèm theo vậy cho đủ chứng cứ để có cớ để trả lời dư luận. Tại sao không để toà án kết án mà lại để cho mấy Bác công an làm ba cái video kết án kia chứ ?
Không chịu được những thử thách trong lao tù và nhanh chóng đầu hàng trước áp lực của bộ máy công an trong nước. điều đáng tiếc là họ cũng chưa học được những tấm gương đấu tranh rất can đảm, rất kiên cường như của LTCN của luật sư NVD, và đặc biệt là của những công dân rất bình dị, như của chị Lê Thị Bích Khương.
Nhà văn Nguyễn Khắc Toàn
Cái video này tạo một loa phố phường trên các báo lề phải .Từ đó thấy rằng việc nhận tội kết tội ở Việt Nam rất đơn giản.”
Thú tội trong phòng khai thác của công an không có giá trị
Từ Huế, thành viên ban điều hành của khối 8406, LM Phan Văn Lợi đưa ra nhận định:
“Bị can chỉ có thể nói mình có tội hay vô tội trong một phiên toà mà thôi, mà phiên toà đó phải là một phiên toà công minh, một phiên toà dân chủ, công khai, sau một tiến trình đúng với lạ pháp luật. Tức là người đó khi bắt đầu bị thẩm vấn, họ phải được cố vấn về pháp lụât, họ phải được quyền thuê mướn những luật sư vừa ý, và khi ra toà thì luật sư đó phải có quyền nói một cách tự do và bên quan toà phải cân nhắc giữa công tố và luật sư. Cái việc thú tội trước công an trong khám nó là điều hoàn toàn vô nghĩa.”
Kỹ sư Phương Nam Đỗ Nam Hải, thành viên ban điều hành của khối 8406, tại SàiGòn phát biểu:
“Đây chính là một thủ đọan đê hèn của nhà cầm quyền CSVN. Họ đã dùng bộ máy công an để mà ép buộc những người này trong một điều kiện khó khăn như vậy, trong một hoàn cảnh ngặt nghèo như vậy ở trong tù để mà buộc họ phải nhận tội.
Bị can chỉ có thể nói mình có tội hay vô tội trong một phiên toà mà thôi, mà phiên toà đó phải là một phiên toà công minh, một phiên toà dân chủ, công khai, sau một tiến trình đúng với lạ pháp luật. Tức là người đó khi bắt đầu bị thẩm vấn, họ phải được cố vấn về pháp lụât, họ phải được quyền thuê mướn những luật sư vừa ý, và khi ra toà thì luật sư đó phải có quyền nói một cách tự do
LM Phan Văn Lợi
Đây không phải là lỗi của những người đọc những lời thú tội đó, mà đây là tội lỗi của nhà cầm quyền CSVN, khi họ mà đã bắt những người này trái phép mà bây giờ lại phải nhận tội như vậy.”
Và ông Nguyễn Chính Kết, thành viên ban điều hành của khối tại hải ngọai đặt vấn đề:
“Nếu mà họ coi cái việc nhận tội này là những tội thực sự, thì điều đó chứng tỏ là CSVN không chấp nhận cho người dân VN được phép đấu tranh.
CSVN khác hẳn với các nước dân chủ khác, tức là không chấp nhận cho người dân đấu tranh bất bạo động để mà thay đổi chế độ, bất kỳ thay đổi chế độ bằng hình thức nào thì đều bị coi là vi phạm pháp luật thì điều đó là sai trái không thể chấp nhận được.”
Đối với những phê phán về sự thiếu can đảm của các nhà dân chủ, LM Phan Văn Lợi kêu gọi:
“Chúng ta không thể vì những lời thú tội của họ mà lên án họ là hèn nhát, là đầu hàng quá sớm, như thế là chúng ta quên mất đi những tiêu chuẩn đúng đắn của một nền pháp chế văn mình.
Chúng ta phải biết rằng công an cũng như báo chí của cộng sản giờ đây đang đánh tới tấp vào các nhà dân chủ này, đang tạo dư luận bất lợi cho họ, đang đóng vai trò công tố viên. Đó là hoàn toàn bất hợp pháp!.”
Giới phân tích cho rằng LM Phan Văn Lợi đã đặt đúng vấn đề khi ngài cho rằng mọi người quá chú tâm vào việc phê phán các nhà dân chủ và đánh giá xem việc nhận tội là can đảm hay hèn nhát, mà quên mất trọng tâm của vấn đề.
Đó là hành xử phi pháp của nhà cầm quyền Hà Nội, khi dùng công an để uy hiếp tinh thần, và bắt các nhà đấu tranh dân chủ phải nhận tội, rồi dùng phương tiện truyền thông của nhà nước để kết tội những người này trước khi họ được mang ra xét xử một cách công minh.
No comments:
Post a Comment