(TuanVietNam)- Xây dựng tuyến xe điện, VN phải phụ thuộc toàn bộ vào tư vấn nước ngoài, dự kiến có tăng vài lần kinh phí dự trù thì cũng là bước... "rèn luyện cảm xúc tập thể". | ||||
Chuyện Tăng vọt tiền đổ vào tuyến metro đầu tiên của Hà Nội” đã được VietNamNet đăng tải ngày 18/8. Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới thì có lẽ đây cũng chưa phải lần tăng cuối cùng. Bài phân tích của tác giả Trần Huy Ánh. Metro de HaNoi – tuyến đường sắt nội đô đầu tiên: Métro de Paris còn được gọi là Métro Parisien là biểu tượng của thủ đô nước Pháp, dài 213km của 16 tuyến, 298 ga, phần lớn chạy ngầm dưới đất. Mạng lưới dày đặc, mật độ sử dụng cao (4,5 triệu người /ngày). Các bến tàu điện ngầm được trang trí theo phong cách Art nouveau. Tuyến xe điện Nhổn – Ga Hà Nội dài 12,5 km, phần lớn chạy trên cao, chỉ có 3 km ngầm, dự trù báo cáo tiền khả thi hơn 10.300 tỉ đồng, tương đương 458 triệu Euro. Theo VietNamNet đưa tin, báo cáo khả thi tăng 1,7 lần (782 triệu Euro) do lưu lượng khách tăng hơn, dẫn đến kích cỡ nhà ga và đoàn tàu tăng, và toàn bộ hệ thống cầu cạn, hầm, thông tin, tín hiệu... cũng tăng. Đoàn tàu gồm 5 toa (thay vì 4 toa như trước), kích cỡ lớn hơn.
Giá thành đường ngầm nội đô có thể tăng gấp 6 lần dự trù ban đầu Đó là trường hợp đường ngầm, nổi xuyên qua thành phố Boston, thủ phủ bang Massachusetts (Hoa Kỳ). Toàn bộ hai trục đường cao tốc 8 đến 10 làn. Tổng cộng có 260 km đường cao tốc xây mới, một nửa chạy ngầm dưới đất, phần còn lại chủ yếu trên cao. Đoạn thấp nhất nằm sâu 36 mét dưới đất, cao nhất 40 mét, đỉnh một nút cầu vượt cao 70 mét. Năm 1991 “dự án thế kỷ” được khởi công gọi “Big Dig” (hào lớn) sánh với “The Big Ditch” (rãnh lớn) của kênh đào Panama. Nan giải với “Big Dig” là xây dựng đường ngầm thành phố. Chúng phải chạy dưới những hoạt động tấp nập ở trên, dưới những tòa nhà hoặc dưới những công trình ngầm khác. Thi công khó như việc người ta mổ tim cho một bệnh nhân, trong khi anh ta vẫn phải hoạt động và làm việc bình thường! Có rất nhiều khó khăn và công trình phải vượt qua và lập vô số kỷ lục. Một trong đó là đắt đỏ: Theo kế hoạch, Big Dig sẽ hoàn thành 1998 với tổng kinh phí 2,6 tỷ USD, cuối cùng đến tận 2005 mới xong với mức chi phí lên tới 14,6 tỷ USD, gấp 6 lần so với dự kiến, Kiến trúc sư John Gosling nói: “Nếu ban đầu biết công trình này ngốn một khoản tiền lớn đến như vậy, chắc chắn người ta phải nghĩ lại”. Giờ đây, Boston đang phải gánh chịu một núi nợ khổng lồ cho công trình thế kỷ của mình. Người Mỹ nổi tiếng với tính toán chính xác nhưng đã bị “choáng“ như vậy là lẽ thường vì lỡ chui vào đất rồi thì tốn mấy cũng phải tìm cách chui ra. Chi phí vận hành Metro trên khắp thế giới là phải bù lỗ (duy nhất ở Hongkong là có lãi). Metro Moskova bù lỗ 0,5 triệu USD / ngày. Hà Nội sẽ bù lỗ nhiều hơn vì nhập khẩu 100% từ tư vấn, công nghệ thiết bị thi công vận hành đến phụ tùng thay thế và vé thì phải rất rẻ.
Đường ngầm kết hợp chống úng ngập tại Kulalumpur – Malaysia Trung tâm TP Kulalumpur (Malaysia) cũng có vùng trũng ngập, họ đã làm tunnel sâu hàng chục mét, đường kính 13.2m dài 9,7km. Trong tunnel có 2 tầng xe ô tô, còn một tầng làm đường thoát nước. Khi ngập lớn thì toàn bộ mặt cắt sử dụng thành ống tiêu úng ngập khổng lồ. Chi phí dự án là 510 triệu USD (khoảng 1000 tỷ VND/1km đường ngầm. Dự án có tên SMART – (Stormwater Management and Road Tunnel) Metro de Hà Nội trong dự kiến ban đầu tunnel đường kính bằng ½ đường ngầm SMART. Không biết giờ đây mở rộng sẽ là bao nhiêu nhưng chưa thấy tin tức cho biết là tunnel có gánh vác hai nhiệm vụ vô cùng cấp thiết của Thành phố không: Các ga metro là không gian mua bán khổng lồ đầy hứa hẹn, nó cũng có thể là gara ngầm ô tô xe máy. Tại tầng sâu nhất nó là ga thu nước để bơm nước ngập khi mưa to, trên nóc là quảng trường hay sân chơi, vườn hoa. Khi thi công là nơi tập kết thiết bị. Ga không chỉ là ga nó là nơi kiếm ra tiền, rất nhiều tiền và cả không gian công cộng giá trị không thể tính bằng tiền. Tiền đâu sau những tuyến đầu tiên? Trong quy hoạch giao thông Hà Nội, riêng đường sắt nội đô sẽ có 5 tuyến, tuyến nào cũng có đoạn trên mặt đất, có đoạn chạy trên cao, vài tuyến có đoạn đi ngầm trong TP. Tổng đầu tư 7,345 tỷ USD, vốn từ nước ngoài 5, 542 tỷ USD (75,6%); trong nước là 1, 803 tỷUSD ( 24,5%). Hoàn thành tổng thể mạng lưới đường bộ theo quy hoạch của ngành giao thông sẽ hơn 20 tỷ USD – một số lớn với Thành phố còn nhiều nhiệm vụ quan trọng trong hoàn cảnh kinh tế toàn cầu không thuận lợi. Hà Nội đang đứng trước cơ hội lớn là QH mở rộng Thủ đô với vô số cơ sở y tế, giáo dục ĐH. Quỹ đất lãng phí tại các vị trí vô cùng giá trị tại Hà nội và Tp HCM đang được thống kê và điều chỉnh, tiềm năng đem lại hàng chục tỷ USD. Có hai cách để làm cho xã hội thịnh vượng: Một là làm nhiều hơn, nâng cao năng suất hơn, sử dụng tài nguyên nhiều hơn, tiêu phí năng lượng nhiều hơn để làm ra nhiều của cải hàng hóa hơn sau đó tìm ra nhiều thị trường để bán hàng hóa đã làm ra. • Trần Huy Ánh |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Friday, August 21, 2009
Tiền đâu sau những tuyến xe điện đầu tiên?
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment