Gỗ được đốn hạ từ “rừng nghèo kiệt” tại Bình Phước
|
SGTT
- Hàng ngàn hecta rừng ở Bình Phước – vùng đệm của vườn quốc gia Cát
Tiên – đã bị cạo trọc để lấy gỗ. Trước khi hạ những cánh rừng này người
ta đã vẽ ra các dự án trồng cao su để gọi là hợp chủ trương và xin được
giấy phép. Chỉ riêng tại huyện Bù Đăng, đã có tổng cộng 38 công ty được
giao chuyển đổi hàng ngàn hecta rừng nằm giáp ranh với vườn quốc gia
Cát Tiên để trồng cao su. Tương tự, tại nhiều khu vực khác, sau khi
được cấp phép, nhiều cánh rừng đã bị cạo trọc để lấy gỗ mà chẳng thấy
cao su mọc lên. Theo hạt kiểm lâm vườn quốc gia Cát Tiên, những cánh
rừng được người ta coi là nghèo kiệt này nếu đem so với dự án trồng
rừng 327 của Chính phủ thì còn tốt gấp chục lần.
Theo
thống kê, từ năm 2006 đến nay, thực hiện chủ trương chuyển đổi diện
tích rừng nghèo kiệt và đất lâm nghiệp sang trồng cây cao su, chỉ riêng
tỉnh Bình Phước đã có gần 9.000ha rừng được giao cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sau khi tận thu lâm sản, hầu hết các dự án trồng cao su đều
rơi vào “giai đoạn hoàn chỉnh các thủ tục chuyển đổi”, nên mới chỉ
2.500ha rừng nghèo kiệt được trồng cao su. Một số chủ đầu tư sau khi
khai thác rừng lấy gỗ đến khi lập dự án trồng cao su thì “bị ảnh hưởng
suy thoái kinh tế” nên không thực hiện dự án.
Hạt
kiểm lâm vườn quốc gia Cát Tiên nói vùng đệm giống như tấm da người,
vùng lõi là phần thịt. Vùng đệm có nhiệm vụ quan trọng để bảo vệ cho
“cơ thể” vườn quốc gia đầu nguồn. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy những
tấm da đang bị bóc khỏi cơ thể. Không chỉ Bình Phước, tỉnh Lâm Đồng
cũng đã giao rừng tại các vùng lõi 427, 507 và vùng đệm của Cát Tiên
cho 17 doanh nghiệp và các hộ dân để “cải tạo”. Trong khi đó, vườn quốc
gia Cát Tiên có vai trò hết sức quan trọng bảo vệ sông Đồng Nai. Mới
đây, giám đốc vườn quốc gia Cát Tiên, ông Trần Văn Thành đã có văn bản
gửi cục Kiểm lâm đề nghị xem xét lại việc chuyển đổi rừng tự nhiên sang
trồng cao su vì đe doạ nghiêm trọng đến rừng phòng hộ đầu nguồn. Thứ
trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hứa Đức Nhị đã đề nghị
“UBND các địa phương vùng đầu nguồn sông Đồng Nai cân nhắc chủ trương
khi cho các doanh nghiệp triển khai những dự án chuyển đổi rừng, đặc
biệt đối với rừng vùng đệm vườn quốc gia”. Thế nhưng đến nay những cánh
rừng vẫn ngã xuống, nhường chỗ cho các dự án trồng cao su ảo.
Ông
Trần Văn Lộc, phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Bình Phước, cho biết đã đề nghị UBND tỉnh thu hồi bớt diện tích đất
giao rừng của ba doanh nghiệp là công ty TNHH dịch vụ thương mại Rạng
Đông (1.300ha); công ty TNHH Thiên Ân (500ha) công ty Vinamit (400ha).
Những công ty trong diện bị thu hồi dự án đều có chung tình trạng phá
rừng lấy gỗ xong thì không trồng cao su như đề án hoặc chỉ trồng tượng
trưng để đối phó.
bài và ảnh Giang Sơn
No comments:
Post a Comment