Cập nhật lúc 07:20, Thứ Ba, 17/11/2009 (GMT+7)
-
Mới tờ mờ sáng đã thấy hơn chục chiếc xe Wave và xe Win tàu nối đuôi
nhau chở dân bản mới vượt gần chục km đường đồi dốc đi bẻ ngô thuê cho
dân bản địa.
Bẻ ngô thuê, chặt củi kiếm ăn qua ngày
Những
ngày cuối thu, chúng tôi về xã Tân Lập, huyện Mộc Châu (Sơn La), mới tờ
mờ sáng đã thấy hơn chục chiếc xe Wave và xe Win tàu nối đuôi nhau chở
dân bản mới vượt gần chục km đường đồi dốc đi bẻ ngô thuê cho dân bản
địa.
Bẻ ngô thuê được xem là nguồn thu nhập chính của bà con bản mới ở Tân Lập. (Ảnh: Vũ Điệp)
|
Dựng
chiếc Wave tàu đổ xăng ở quán ven đường gần UBND xã Tân Lập, anh Đường
Văn Mai, ở bản Dọi cho biết, chiếc xe máy là tài sản còn lại duy nhất
mà vợ chồng anh mua được nhờ vào tiền hỗ trợ của nhà nước kể từ sau khi
chuyển từ khu lòng hồ Sông Đà về Tân Lập sinh sống.
Chuyển
về Tân Lập, gia đình anh Mai được nhận 1,2 ha đất trồng ngô và trồng
chè, nhưng trồng ngô, ngô còi cọc ít bắp, trồng chè, chè chết
khô nên gia đình anh thường xuyên lâm cảnh túng quẫn.
Để
có thể tồn tại được, vợ chồng anh Mai đành phải đi làm thuê khắp nơi,
ai thuê gì làm nấy để có thêm đồng ra đồng vào nuôi sống gia đình 8
miệng ăn. Giọng buồn rầu, anh Mai kể: “Cùng quẫn mới phải đi bẻ ngô
thuê thuê nhưng đây lại là công việc đem lại thu nhập chính. Bẻ ngô
quần quật cả ngày vất vả, trừ tiền xăng xe cũng chẳng còn là bao, nhưng
nếu không làm thì không biết lấy gì mà sống”.
|
Cùng
chung cảnh như vợ chồng anh Mai, sáng nay vợ chồng anh Cà Văn Hồng, ở
Bản Dọi 2 cũng dậy sớm để đi bẻ ngô thuê. Anh Hồng bảo, sau ngày chuyển
xuống Tân Lập đến nay gia đình anh luôn ở trong tình trạng thiếu ăn vì
không có việc để làm.
Theo
chương trình hỗ trợ của nhà nước, chuyển đến Tân Lập định cư, gia đình
anh Hồng có 4 nhân khẩu được nhận hỗ trợ 40 triệu đồng, nhưng họ trừ đi
30 triệu đồng từ đất nương chè nên số tiền mang về làm vốn chỉ còn 10
triệu đồng. “Khó
khăn lắm nhưng chúng tôi không biết làm gì để sống. Nhiều khi túng quẫn
phải đi cưa gỗ, chặt củi thuê”, anh Hồng thành thật.
Mới đây, anh Hồng đã quyết định bán bớt đi diện tích đất trồng ngô, mua một chiếc cưa gỗ với giá 9 triệu đồng để đi cưa gỗ thuê.
Nợ chồng chất khó trả
Chị
Mai, một chủ mỏ đá chuyên thuê người dân bản mới bốc đá thuê ngay đầu
trung tâm xã Tân Lập cho biết: Dân bản mới ở Mường La xuống đây không
có việc làm, túng thiếu đủ đường. Nhiều hôm có người chưa làm cho nhà
chị được ngày nào đã xin ứng tiền trước để mua gạo, vì nếu không có
tiền thì các chủ đại lý bán gạo không bán cho nữa vì họ đã nợ quá
nhiều.
Sau
khi chuyển từ Mường La về Tân Lập định cư, ít đất, không có công ăn
việc làm nên nhiều hộ gia đình bản mới ở Tân Lập đã bỏ nhà quay về đất
cũ huyện Mường La tìm đất canh tác. (Ảnh: Vũ Điệp)
|
9h
sáng một ngày cuối thu, chúng tôi vào bản Dọi 2, ngay cuối con dốc
xuống bản có 6 ngôi nhà sàn bằng cột bê tông đóng kín cửa im lìm, phía
trước và sau nhà cỏ dại mọc um tùm. Hỏi ra mới biết các hộ dân sau khi
chuyển từ Mường La về đây không có công ăn việc làm nên đã bỏ bản mới
quay về bản cũ tận Mường La tìm đất canh tác. Số hộ ở lại thì đa phần
đang sống nhờ vào việc ký nợ gạo ở các đại lý ngoài trung tâm xã Tân
Lập.
11h
trưa, các gia đình người Thái ở bản Dọi 2 bắt đầu đổ lửa nấu cơm trưa.
Tại số nhà 1 bản Dọi, Lò Thị Xuyên tỏ ra bối rối vì không biết phải lấy
gạo ở đâu để thổi cơm bởi món nợ 6 triệu đồng mua gạo chịu của đại lý
ngoài trung tâm xã đến nay gia đình Xuyên vẫn chưa trả được.
Xuyên
bảo, trước ở Mường La, có nhiều đất canh tác nên nhà Xuyên không phải
nợ tiền gạo, nhưng kể từ khi về Tân Lập ít đất, thiếu việc làm nên
Xuyên chỉ biết ở nhà trông con. Để có thêm đồng ra đông vào duy trì
cuộc sống gia đình, chồng Xuyên anh, Lò Văn Hùng, trong những ngày này
cũng đi bẻ ngô thuê từ sáng sớm mãi tối mới về.
Lò Thị Xuyên đang lo lắng khoản nợ 6 triệu đồng tiền mua chịu gạo không biết đến bao giờ mới trả được. (Ảnh: Vũ Điệp)
|
Cùng
chung cảnh ngộ như gia đình Xuyên, anh Lò Văn Xuấn, ở bản Dọi 2 cũng
không giấu nổi nỗi lo về khoản nợ 3 triệu đồng tiền mua gạo ký chịu mà
gia đình anh chưa có trả. Chuyển từ bản Hu Lon, xã Ít Ong huyện Mường
La về khu TĐC Tân Lập từ 2003, gia đình anh Xuấn với 5 nhân khẩu cũng
như các hộ trong bản được nhà nước hỗ trợ 12 tháng gạo ăn. Nhưng đến
khi hết thời gian được nhận hỗ trợ gạo thì cũng là lúc gia đình anh gặp
muôn vàn khó khăn.
Anh
Xuấn cho biết: “Trước khi chúng tôi xuống khu TĐC Tân Lập được tỉnh vận
động xuống vùng TĐC mới có đất đổi đất, ao đổi ao… nhưng khi chúng tôi
xuống đây thì không phải vậy.Nhà tôi chẳng biết phải làm gì để kiếm
sống, trong khi nợ tiền gạo thì ngày càng tăng dần không biết lấy đâu
để trả”.
Chị
Ngọc, một chủ đại lý bán gạo ở trung tâm xã Tân Lập cho biết: Đa phần
dân tái định cư mới ở Tân Lập đều đang phải mua chịu gạo ở nhà chị, nhà
nào ít thì 2 đến 3 triệu đồng, còn nhà nào nhiều thì 6 đến 7 triệu
đồng. Phần đông những hộ mua nợ đều xuất phát từ việc không có công ăn
việc làm nên chị cũng không muốn cho nợ nhiều.
-
Vũ Điệp
,
Gửi phản hồi
No comments:
Post a Comment