Cập nhật lúc 08:34, Thứ Hai, 16/11/2009 (GMT+7)
- "Đừng để người dân thất vọng cho rằng, nếu ở vị trí của đại biểu, họ có thể chất vấn hay hơn", ông Nguyễn Phi Long nhận xét trong cuộc tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình, Hà Nội của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cách đây đúng 1 tháng.
Đây
là nội dung không thể thiếu trong mỗi kỳ họp Quốc hội, cá nhân tôi, từ
khi có truyền hình trực tiếp, tôi không bỏ qua phiên chất vấn nào.
Ông
Long nguyên là Phó chánh Thanh tra Bộ Giao thông - Vận tải. VietNamNet
trò chuyện với cử tri tâm huyết này trước phiên chất vấn của Quốc hội,
bắt đầu vào ngày mai (17/11).
Phiền lòng khi bộ trưởng "vòng vo"
Vì
sao ông lại nêu với Chủ tịch Quốc hội nhận xét của mình về chất lượng
các phiên chất vấn, chứ không phải về hoạt động nào khác của Quốc hội?
Ông Nguyễn Phi Long: Hỏi vòng vo thì trả lời cũng dễ vòng vo, né tránh. Ảnh: VA
|
Nên
nhớ, cách đặt câu hỏi cũng thể hiện năng lực, trình độ hoạt động của
đại biểu Quốc hội. Vì vậy, người chất vấn phải hiểu rõ trách nhiệm,
nhiệm vụ của người được chất vấn để đặt câu hỏi đúng đối tượng.
Câu
hỏi cần ngắn, gọn, có lượng thông tin cần thiết, câu hỏi không nên vòng
vo vì vòng vo sẽ được trả lời một cách vòng vo, né tránh, mất thời
gian, không hiệu quả.
Đại
biểu đặt câu hỏi chất vấn phải biết mình cần đạt mục tiêu gì ở người
trả lời chất vấn, nếu thấy chưa đạt thì phải hỏi đến cùng.
Còn
cách trả lời chất vấn, theo tôi, thể hiện năng lực quản lý, lãnh đạo
của bộ trưởng đối với ngành mà mình phụ trách, chịu trách nhiệm, chứ
không thể trả lời khơi khơi. Vì vậy cần hiểu rõ nội dung chất vấn, trả
lời thẳng để đáp lại yêu cầu của người chất vấn và không nên vòng vo đổ
lỗi.
Nhân dân hiểu và thực sự phiền lòng khi nghe những câu trả lời vòng vo, đổ lỗi của bộ trưởng.
"Xem" trình độ đại biểu và bộ trưởng
Có bộ trưởng trả lời chất vấn vòng vo không, thưa ông?
Có chứ, nhưng tôi không nhớ hết.
Phiên
chất vấn khi nào tôi cũng theo dõi qua tivi, để xem trình độ chất vấn
của các đại biểu ra sao và trình độ những người quản lý như thế nào.
Thực
sự tôi rất buồn khi thấy một bộ trưởng nào đó không nắm được vấn đề. Bộ
trưởng đã sẵn trình độ " vốn liếng" quản lý rồi, phải sẵn sàng trả lời
đại biểu chứ không nên giao cho thư ký chuẩn bị rồi đưa ông duyệt lại.
Bộ trưởng phải dùng năng lực, hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi của đại biểu.
Ông cũng từng phát biểu rằng người điều hành phiên chất vấn phải phản biện hơn. Vì sao?
Tôi
nhận thấy vì thời gian có hạn nên người điều hành là Chủ tịch hoặc Phó
Chủ tịch Quốc hội cần chọn chủ đề để hướng đại biểu tập trung chất vấn
vào chủ đề đó.
Nội
dung và lượng thông tin ở mỗi câu chất vấn thì khác nhau, thì lượng
thời gian để trả lời cũng phải khác nhau. Không nên cứng nhắc quy định
thời gian chất vấn chung cho các đại biểu, để chất vấn triệt để và trả
lời đến cùng.
Người điều hành Quốc hội phải mạnh dạn và cương quyết nhắc nhở các bộ trưởng khi họ trả lời vòng vo, né tránh hoặc đổ lỗi.
Nhưng
thưa ông, có đại biểu nói qua lần trả lời thứ nhất và thứ hai của các
vị bộ trưởng cũng tạm thấy chỉ biết được như thế, hỏi thêm cũng chẳng
giải quyết được vấn đề gì?
Tôi
nghĩ là đại biểu cũng phải tìm hiểu vấn đề rất kỹ. Chẳng hạn, chất vấn
Bộ trưởng Công thương về việc các nhà máy thủy điện miền Trung xả lũ
thời gian vừa qua thì phải hỏi: Thưa Bộ trưởng, việc xã lũ vừa qua của
nhà máy thủy điện sông Ba Hạ có gây thiệt hại cho nhân dân không? Nếu
có thì trách nhiệm thuộc về ai? Để khắc phục, cần làm gì?
Nếu
ông ấy vẫn nói không thì tôi sẽ chất vấn tiếp, rằng Tuy Hòa chưa bao
giờ bị lũ như thế này, vì sao trước khi xả lũ, không thông báo cho dân
để ít nhất, dân kịp sơ tán người và đồ dùng thiết yếu.
Tôi
cho rằng Quốc hội phải tăng số đại biểu không thuộc cơ quan hành pháp.
Có như thế, anh mới có đủ thời gian tập trung cho Quốc hội được.
Theo dõi các phiên chất vấn, ông có ấn tượng tốt về bộ trưởng nào?
Để so sánh bộ trưởng này với bộ trưởng kia thì tôi không muốn.
-
Vân Anh
No comments:
Post a Comment