TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, November 17, 2009

Sông 200 km gánh tới 110 dự án thủy điện

medium_VN_VuGia_TichNuoc_VNN_060809.jpg

Việc chặn dòng tích nước cho hồ thủy điện A Vương từng gây ra đợt hạn hán nghiêm trọng cho vùng hạ lưu sông Vu Gia hồi đầu năm 2008. (Hình: VietNamNet)

medium_VN_91326046_Flood.jpg

Một trong những khu vực của tỉnh Quảng Nam chìm trong biển nước sau trận bão số 9 hồi đầu Tháng Mười vừa qua. (Hình: AFP/Getty Images)





QUẢNG NAM 14-11 (NV) - “Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện trên đầu nguồn của hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn hiện có 110 dự án thủy điện lớn và nhỏ đã và đang được triển khai. Tuy trong đó có 8 nhà máy thủy điện bậc thang thuộc loại lớn nhất trong khu vực trên hệ sông lớn này.” Báo điện tử VietNamNet ngày Thứ Bảy cho hay như vậy và nói hiện đã có 6 nhà máy đang đi vào hoạt động. VietNamNet nói mới 6 nhà máy mà đã “làm thịt” hơn 2,000 ha rừng nguyên sinh.
Nếu chia đều, chưa tới 2 km đã có một đập thủy điện.

Nếu tất cả những đập thủy điện sẽ được xây dựng dày đặc trên thượng nguồn hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, phần lớn rừng nguyên sinh của tỉnh Quảng Nam còn gì? Mỗi năm, chúng hối hả xả lũ vào mùa bão sẽ có bao nhiêu người chết, bao nhiêu ngàn căn nhà, đồng ruộng chìm trong biển nước?

VietNamNet đưa ra con số 110 dự án thủy điện nói trên khi đưa tin nói nhà cầm quyền CSVN tỉnh Quảng Nam loan báo “xóa sổ” 9 dự án thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn hoặc nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh, hoặc “kém hiệu quả đầu tư” sau 6 năm “triển khai”.

Biết là xây dựng đập thủy điện ở trong khu vực bảo tồn thiên nhiên là sai trái vì “xâm hại đến khu vực phải bảo vệ nghiêm ngặt”, còn biết kém hiệu quả đầu tư sao vẫn “lên kế hoạch” rồi nay mới dẹp bỏ trước sự phản ứng gay gắt của dư luận, không thấy nhà cầm quyền địa phương giải thích.

Gọi là kém hiệu quả đầu tư và “không khả thi” gồm 4 dự án thủy điện A Vương 2, thủy điện A Re thuộc huyện Tây Giang và thủy điện Trà Leng 1, Trà Leng 2 thuộc huyện Nam Trà My.

Hồi xảy ra bão số 9, đập thủy điện A Vương ở Quảng Nam xả lũ làm ngậm một khu vực rộng lớn ở hạ lưu gây thiệt hại trầm trọng. Bị đả kích, báo VietNamNet nói “Quảng Nam đã có công văn gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường đề nghị điều chỉnh quy trình vận hành hồ A Vương và ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn để tránh thảm họa do các dự án nhà máy thủy điện đầu nguồn sông Vu Gia-Thu Bồn”.

Tỉnh Quảng Nam có hai con sông lớn là sông Vu Gia và sông Thu Bồn. Hai con sông này liên kết với nhau qua một hệ thống phụ lưu lên còn gọi là hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn.

Sông Vu Gia dài 204km là một sông lớn ở phía Bắc tỉnh Quảng Nam, bắt nguồn từ vùng núi ở phía Tây Nam của tỉnh và ở phía Bắc của tỉnh Kontum. Phần thượng nguồn ở Phước Sơn được gọi là Ðăk Mi, sông chảy theo các thung lũng hướng Nam lên Bắc. Khi qua phía Ðông huyện Nam Giang, sông được gọi là sông Cái. Tại đây, nó nhận một chi lưu lớn ở phía Tây (tả ngạn), đó là sông Giằng. Bắt đầu khi chảy sang huyện Ðại Lộc, sông được gọi là Vu Gia và có dòng chảy theo hướng Ðông-Tây. Sông Vu Gia chảy đến địa phận xã Ðại Hòa ở phía Tây Ðại Lộc thì tách ra làm hai dòng, một là sông Yên chảy lên phía Bắc hội lưu với sông Cầu Ðỏ, một đi về phía Nam hội lưu với sông Thu Bồn.
Sông Thu Bồn bắt nguồn từ khối núi Ngọc Linh (Nam Quảng Nam-Bắc Kontum) cao 2,598 mét; phần thượng lưu này được gọi là Ðak Di. Chiều dài của dòng chính đến Cửa Ðại dài 198 km với tổng diện tích đến Giao Thủy (nơi hợp lưu với sông Vũ Gia) rộng 3,825km 2.

Sông chảy ngược lên phía Bắc qua các huyện trung du của tỉnh Quảng Nam như Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Ðức. Khi đi qua đây, sông nhận thêm nhiều chi lưu là các sông, suối nhỏ. Ðoạn chảy qua Tiên Phước và Hiệp Ðức được gọi là sông Tranh. Bắt đầu khi đi qua địa phận Quế Sơn, Duy Xuyên, sông mới bắt đầu được gọi là Thu Bồn. Ở Quế Sơn, sông đổi sang hướng Tây Nam-Ðông Bắc. Khi chảy qua ranh giới giữa Duy Xuyên và Ðại Lộc, Thu Bồn nhận chi lưu lớn nhất ở tả ngạn, đó là sông Vu Gia. Sông đổ ra biển Ðông ở cửa Ðại. Cách cửa Ðại không xa ngoài khơi là Cù Lao Chàm. Trước khi ra biển, sông tạo ra một số phân lưu như sông Ba Chươm, sông Cổ Cò, sông Ðình, sông Ðò, sông Hội An.

Trừ phần hạ lưu khá dài ở đồng bằng không thể xây đập thủy điện, con số 101 đập thủy điện đã được xây dựng hoặc chuẩn bị xây dựng sẽ cài vào nhau san sát “như bát úp”.

Hồi Tháng Sáu vừa qua, nhà cầm quyền thành phố Ðà Nẵng báo động tình trạng thiếu nước đối với khu vực này sẽ rất nghiêm trọng “nếu nhà máy thủy điện Ðăk Mi 4 vận hành như thiết kế ban đầu”.

Không dưới 40,000 dân, hàng chục ngàn hecta lúa, hoa màu sẽ thiếu nước. Ðặc biệt, nhà máy nước Cầu Ðỏ, nguồn cung cấp nước chính cho TP. Ðà Nẵng sẽ phải ngừng hoạt động vì bị nhiễm mặn...

Bản tin VietNamNet dẫn lời ông Bùi Thọ Ninh, trưởng phòng kỹ thuật (công ty cấp nước Ðà Nẵng) cho hay, nhà máy nước Cầu Ðỏ hiện cung cấp 120,000m3 nước sạch/ngày (sắp tới sẽ nâng lên 170,000m3/ngày), đồng thời cung cấp nước thô cho nhà máy nước Sân bay với công suất 30,000m3/ngày.

Trong khi đó, tổng lượng nước sạch các nhà máy cung cấp cho Ðà Nẵng hiện vào khoảng 155,000m3/ngày. Có nghĩa, nếu nhà máy nước Cầu Ðỏ ngừng hoạt động thì hầu như cả Ðà Nẵng sẽ “chết khát”.

Nguyên do là đơn vị tư vấn dự án thủy điện Ðăk Mi 4 đã có sự nhầm lẫn tệ hại, theo bản tin trên, khi thực hiện nguyên tắc “trả nước về sông cũ” trong việc thiết kế xây dựng, vận hành nhà máy này. Theo đó, dòng nước cơ bản sông Ðăk Mi được tính toán chuyển về sông Thu Bồn để phát điện, sau đó chảy về sông Vu Gia.
Ngày 11 Tháng Sáu 2009, báo Lao Ðộng dẫn ý kiến UBND TP. Ðà Nẵng cảnh báo là “sẽ có thảm họa môi trường, gây bất ổn xã hội nếu thiết kế xây dựng thủy điện Ðăk Mi (Quảng Nam ) mà cắt tiệt dòng sông Vu Gia để đổ về sông Thu Bồn”.

Tờ Lao Ðộng thuật lời Chủ Tịch UBND TP. Ðà Nẵng Trần Văn Minh cho biết: “Ðây không chỉ là cảnh báo, thực tế từ Tháng Bảy 2008, khi thủy điện A Vương (một nhánh ở thượng nguồn sông Vu Gia) tích nước, đã gây hạn hán cho 10,000ha đất nông nghiệp hạ lưu, khiến nhà máy nước Cầu Ðỏ ngừng hoạt động vì nhiễm mặn”.

Mùa khô thì chận nước gây hạn hán cho đồng ruộng, mùa bão thì xả lũ gây ngập lụt và chết người.

“Trong khi đó, dòng cơ bản của thủy điện A Vương mới chỉ bằng 1/3 dòng cơ bản của thủy điện Ðăk Mi 4. Cho nên, nếu chuyển toàn bộ nước sông Ðăk Mi về sông Thu Bồn mà không đổ thẳng về sông Vu Gia như trước thì cả một vùng rộng lớn gồm Ðà Nẵng, Hội An, Ðiện Bàn... chỉ còn cách ra múc nước biển về lọc để uống thôi!” - ông Bùi Thọ Ninh báo động.
Trong văn bản trả lời chất vấn của dân biểu Quốc Hội về đập thủy điện xả lũ giết dân, theo tờ Tuổi Trẻ ngày 13 Tháng Mười Một 2009, ông Phạm Khôi Nguyên dẫn kết quả kiểm tra đột xuất 9 dự án thủy điện ở Tây Nguyên hồi Tháng Bảy nói rằng, “phần lớn các dự án đều không thực hiện nghiêm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Các dự án thủy điện đã và đang làm suy giảm diện tích rừng, hình thành những đoạn sông chết do chế độ điều tiết nước chưa hợp lý, chưa tính đầy đủ và chưa có giải pháp xử lý đối với những biến đổi về sinh thái ở thượng lưu và hạ lưu của các dự án, không có kế hoạch điều tiết nước liên hồ chứa và có thể có tác động tiêu cực đến an ninh nước.”

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty