TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Monday, November 16, 2009

Sinh viên viết bậy, ăn nói thô tục…

Trên bức tường được sơn sửa khá đẹp mắt là một hình vẽ một cô gái ăn mặc hở hang, cạnh đó là rất nhiều câu nói tục, thậm chí có sinh viên còn dùng cả những ngôn từ "đàn anh, đàn chị" để đánh giá về thầy giáo, cô giáo của mình lên bàn…


Sinh viên không chỉ quan tâm đến học tập mà cần phải trau dồi hơn về cách ứng xử có văn hóa. (Ảnh:  Một bức tường chi chít những hình ảnh, lời nói thô tục của các sinh viên)
 

Thiếu văn hóa

 

Bước vào lớp Quản trị kinh doanh của trường CĐ Nguyễn Tất Thành trên bức tường được sơn sửa khá đẹp mắt là một hình vẽ bằng bút lông một cô gái ăn mặc hở hang, cạnh đó là rất nhiều câu nói tục, chửi nhau.

 

Trên chiếc bàn học của trường TCCN Kinh tế - Kỹ thuật Tây Sài Gòn thì có hàng ngàn câu chữ, đa phần là tài liệu các môn học để khi kiểm tra dễ "quay cóp", trên bức tường cũng có những câu nói, những số điện thoại ghi chi chít. Một bạn học sinh nam ở đây cho biết: "Thầy dạy buồn ngủ quá, không tập trung được nên ghi chơi vậy mà. Trường có biết ai đâu mà sợ".

 

Một số SV học lực kém còn vi phạm đạo đức nghiêm trọng khi dùng cả những ngôn từ "đàn anh, đàn chị" để đánh giá về thầy giáo, cô giáo của mình trên bàn, trên tường.

 

Nguyễn Thị Mỹ Hòa, sinh viên ĐH Văn Hóa TPHCM bức xúc: "Mình không thể chấp nhận được một số bạn SV lại có những lời lẽ thô tục, bẩn thỉu như thế đối với giáo viên đã dạy mình, nếu có vấn đề gì các bạn nên trao đổi trực tiếp với giáo viên chứ tại sao lại biêu xấu ở những nơi công cộng như thế được".

 

Ngoài thiếu văn hóa trong việc viết bậy, không ít SV còn thiếu trong cả vấn đề ăn nói, đến các quán nhậu SV hay các phòng kí túc xá đâu đâu cũng nghe thấy những câu nói tục của giới SV mà người nghe cứ tưởng đang ở trong một nơi nào đấy chứ không phải nó được nói ra từ chính bộ phận SV, những người có học.

 

Chị Nguyễn Thị Thắm, chủ một quán cà phê gần trường ĐH Hồng Bàng cho biết: "Tụi học trò ngày nay nói năng gì mà mình không thể chấp nhận được, những từ ngữ quá thô tục của người thiếu văn hóa cũng được các em đem ra nói. Còn có những từ ngữ nửa tây nửa ta, những từ nói tắt, ký hiệu mà người lớn như chúng tôi chả biết gì".

 

Thiếu ý thức

 

Không chỉ có việc thiếu văn hóa khi ghi trên tường, bàn ghế gây mất mỹ quan lớp học, những câu nói gây phản cảm đối với những người nghe mà có một bộ phận SV còn thiếu ý thức ngay cả trong các vấn đề tế nhị của cuộc sống.

 

Kết thúc buổi học, bước vào một lớp học của trường CĐ Bách Việt, một cảnh tượng hết sức ngổn ngang, bừa bộn như một nhà kho, bàn ghế sơ dịch nơi này nơi khác, còn trên bàn dưới đất la liệt bao bì đựng thức ăn, nước uống của các SV. Một bạn SV cho biết: "Ở đây có người dọn vệ sinh mà lo gì, mình trả tiền họ làm, đó là trách nhiệm của họ". Còn bên dưới hộc bàn rất nhiều giấy lộn, kẹo cao su được các SV dán khắp nơi như cố tình "bẫy" những SV khác.

 

Đến trường ĐH Bách khoa TPHCM vào một buổi trưa, một số bạn SV nữ trốn nắng ở lại ăn trưa tại trường để chiều còn học tiếp. Nơi họ tụ tập nghỉ trưa là dưới những tán cây lớn, bên dưới có trồng một đám cỏ đang lên tươi tốt, có bảng thông báo "Cấm ngồi trên cỏ" dán trước mặt. Một SV cho biết: "Mình ngồi ở đây hồi mà có thấy ai nhắc nhở gì đâu, nếu thấy bảo vệ ra thì bước xuống còn không thì thôi, ngồi ở đây mát lắm".

 

Đến trường ĐH Nông Lâm cũng thế, sau khi ăn xong cơm trưa các SV "quên" mang vào bỏ trong thùng rác ngay trước mặt mà bỏ luôn tại đó, khi có người hỏi các bạn đều cho rằng, lúc nãy định đi bỏ vào thùng rác nhưng khi chuông báo vào học cả bọn đứng dậy đi nên quên mất.

 

Việc SV ngồi trên cỏ, bẻ cành hoa hình như diễn ra ở khắp các trường học, cứ khi nào có hội diễn văn nghệ thì hôm sau đến trường những bông hoa xinh tươi bỗng chốc biến đâu mất hết. Trần Văn Đôn (bí thư cho đoàn lớp Hóa - Sinh, Trường ĐH Khọc học Tự nhiên TPHCM) cho biết: "Đoàn Thanh niên có nhắc nhở các bạn rất nhiều, không được bẻ cành hoa để mang lên tặng trong các tiết mục văn nghệ nhưng các bạn vẫn cứ tái diễn. Không các cách nào ngăn chặn được".
 
Buồn thay nhiều sinh viên đến trường ăn mặc thoải mái như người mẫu đi biểu diễn trên sàn catwalk. (Ảnh: VNN)

 

"Mốt" hay gây phản cảm

 

Vào các trường học, nhất là các lớp học ban đêm, khi nhà trường không quản lý thì vô số những mẫu thời trang đang thịnh hành trên sàn diễn catwalk đều được trưng diện ở đây. Váy ngắn có, quần ngắn có, áo xẻ sâu tới ngực cũng có nốt, những bộ quần áo thích hợp cho việc đi dự tiệc, picnic cũng được các SV nữ tận dụng ở lớp học như để "khoe" nhang sắc của mình.

 

Tại khoa Du lịch trường ĐH Công Nghiệp TPHCM, mỗi khi tan học đứng trước cổng trường, các bạn nam chiêm ngưỡng vô vàn những mẫu thời trang của bạn nữ, những chiếc váy ngắn với đủ loại màu sắc bước ra làm ai cũng phải ngước nhìn. Một số bạn nam ngước theo cho rằng ăn mặc rất hợp "gu", rất nữ tính, rất đẹp nhưng cũng có một số khác đánh giá không tốt về nhân cách của những người như vậy.

 

Hình ảnh SV mặc váy ngắn hoặc quần sort, áo thun tai đeo tai nghe đi hiên ngang trong sân trường không còn xa lạ đến với các SV.

 

Nguyễn Tuấn Hùng (CĐ Công nghệ Thông tin) đánh giá: "Các bạn nữ mặc như vậy rất đẹp, nhưng khêu gợi quá, ở đây là lớp học mà trưng diện như thế mình thấy hơi quá đáng, các bạn thiếu tôn trọng giáo viên quá, bạn bè quá. Nếu các bạn biết ăn mặc đúng nơi, đúng chỗ thì mới phát huy được tính dịu dàng, thùy mị của người con gái hơn. Lúc đó mới gây được sự chú ý đối với những cánh mày râu tụi mình".

 

Theo Hoàng Khánh

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty