TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, August 26, 2010

"Khu lăng mộ triệu đô của đại gia đất Cảng" và "Bi kịch người phố cổ sống trên... nóc nhà vệ sinh"

Khu lăng mộ triệu đô của đại gia đất Cảng

Quần thể lăng mộ của ông Vũ Hồng Khánh "ngự" trên mảnh đất rộng hơn 3.000 m2 giữa TP Hải Phòng. Để hoàn thành ngôi mộ "độc nhất vô nhị" này, ước chừng ông Khánh đã bỏ ra hơn 1 triệu USD.

Ông Vũ Hồng Khánh sinh ra trong ra đình công chức nghèo tại phố Cảng, từng tốt nghiệp khoa Chế tạo máy, ĐH Bách Khoa Hà Nội. Vốn ham mê sáng tạo máy từ nhỏ, chàng kỹ sư trẻ Vũ Hồng Khánh đã sớm nổi danh với những sáng chế máy như: chế biến xà phòng, máy ép gỗ, ép mùn cưa, máy cải tạo đồng cói, máy ép cói, máy chẻ cói, máy đan cói xuất khẩu, rồi đủ các loại máy móc phục vụ nông dân như máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa, máy cắt cỏ…

Nhưng sáng tạo khiến ông "nức danh" nhất phải kể đến việc chế tạo máy uốn vành xe đạp bằng inox. Sáng chế này đã đem lại nhiều giải thưởng, bằng khen, bằng sáng tạo khoa học ViFOTEC. Đặc biệt, việc mở doanh nghiệp cung cấp vành xe đạp inox khắp Việt Nam và xuất khẩu sang Lào, Campuchia đã đưa tên tuổi Vũ Hồng Khánh lên hàng "đại gia" bậc nhất Hải Phòng thời bấy giờ.

Giờ chàng kỹ sư ngày nào đã trở thành ông lão 70 tóc muối tiêu, ông khề khà kể: "Cả tuổi trẻ cống hiến cho khoa học, làm bạn với dầu mỡ. Giờ về già, tôi chỉ khao khát tự tay xây mộ cho mình lúc nằm xuống".

Vậy là, để thỏa khao khát ông đã ngắm cho mình mảnh đất tại quận Kiến An, Hải Phòng làm nơi... yên nghỉ. Ông gặp tất cả những hộ dân xung quanh mảnh đất để thỏa thuận, ngã giá mua lại đất để mảnh đất được rộng rãi, vuông vức, dù đắt cỡ nào ông cũng mua. Cuối cùng, với 9 tỷ đồng, ông đã "có trong tay" mảnh đất 3.000 m2.

Để bắt tay xây dựng lăng mộ cho mình, ông Khánh đã khăn gói quả mướp vào tận khu vực núi Nhồi, Thanh Hóa để tự tay chọn những khối đá đẹp nhất, đắt nhất. Ông bảo: "Đá xanh, đá đen đủ tiêu chuẩn phải nguyên khối, nguyên tảng, không có đường vân dù chỉ nhỏ bằng sợi tóc, không màu sắc pha tạp". Vì thế, ông Kha không dùng cách khai thác bằng nổ mìn mà dùng sức người khai thác, bởi theo ông, đá khai thác bằng nổ mìn sẽ om, sức bền không tốt. Mỗi tảng đá như thế giá từ 10-30 triệu đồng.

Sau 5 năm cần mẫn làm việc của 3 anh em họa sĩ Trần Minh Tuấn cùng hàng trăm thợ lành nghề, khu trung tâm lăng mộ đã được hình thành.

 

Mô tả ảnh.

Khu trung tâm lăng mộ rộng chừng 200m2, lẩn khuất sau những hàng cau vua rợp bóng.

 

Mô tả ảnh.

Cổng vào lăng mộ được dựng bằng hai cột đá đen, mái cổng là một tấm đá đen lớn.

 

Mô tả ảnh.

Ở giữa lăng mộ là khối đá đen nặng 10 tấn, mặt trước là những dòng chữ khắc nội dung kể tài năng cũng như đóng góp của ông cho xã hội. Trên cùng tháp đá bức tượng bán thân của ông Khánh được chạm khắc tỉ mỉ.

 

Mô tả ảnh.

Toàn bộ phần khuôn viên lăng mộ đều được xếp bằng những khối đá trắng lớn, được mài giũa rất khít. Hầm mộ sâu trong lòng đất 4m, được bao bọc bởi những phiến đá khổng lồ, mỗi khối nặng 2,6 tấn. Ông Khánh dặn lại, khi nào ông và vợ nằm xuống, các con sẽ rút hết nước, nhấc nắp lăng mộ đưa thi hài ông và vợ xuống. Sau đó, sẽ cho nước lên nắp hầm cho... mát mẻ.

 

Mô tả ảnh.
Công trình được đặt tên là "vườn treo Babylon" gồm 3 bậc sàn bằng đá, 24 cột đá và một mái đá lớn. Ông Khánh coi đây là nơi nghỉ ngơi, thưởng trà.

 

Mô tả ảnh.
Vị đại gia này muốn xương cốt của mình nằm vĩnh hằng dưới một lớp nước để tạo sự kín đáo, yên tĩnh và cũng là để con cháu đời sau được tự hào về khả năng của ông cha mình.

 

Mô tả ảnh.

Căn biệt thự của ông Vũ Hồng Khánh "ngự" bên cạnh khu "lăng mộ triệu đô".

(Theo Zing)

"Bi kịch người phố cổ sống trên... nóc nhà vệ sinh"
,
Nếu như trên các tuyến phố mới ở Hà Nội, nhà siêu nhỏ, siêu mỏng là hệ quả của việc giải phóng mặt bằng, mở đường, thì ở khu phố cổ, bao đời nay, những căn nhà "hộp diêm" như là một "đặc trưng".
 
Những con ngõ như...địa đạo
 
Phố Hàng Đường, Hàng Ngang và những tuyến phố lân cận là nơi người dân sống như dưới... địa đạo. Khác với vẻ ngoài hào nhoáng, tinh tươm, phía sau những cửa hàng này là "hệ thống" nhà tầng kiên cố đã bạc màu thời gian như dính liền với nhau. Những con ngõ nhỏ vừa đúng một người đi, sâu hút, tối om. Nơi đó những căn nhà siêu nhỏ, vẫn đang tồn tại cùng cuộc sống chật chội đến ngạt thở. "Sống lâu đâm ra quen, giờ cũng thấy... bình thường" - bác Thanh ở ngõ 55 Hàng Ngang nói.
 
"Căn nhà" của gia đình anh Hà Đình Thành rộng khoảng 3m².
 
Ngõ 55 Hàng Ngang là một lối đi hẹp đến mức nếu không chú ý kỹ người ta dễ lầm tưởng đó chỉ là khoảng không làm ranh giới giữa hai căn nhà. Lối đi đã thấp và hẹp, lại được chắn ngang bởi một quán trà đá. Để vượt qua quán trà bước vào "địa đạo", chúng tôi phải trả lời hàng loạt câu thắc mắc của chủ quán: "Vào đấy hỏi ai?", "Không biết đường đừng vào!"...
 
Đặt chân bước vào ngõ là cảm giác lành lạnh. Lạnh bởi lối đi vừa hẹp, vừa tối, vừa thấp vừa ngoằn ngoèo. Con ngõ ngày tối đến mức, người ta phải thắp bóng điện suốt 24/24 giờ. Những chỗ ánh sánh của đèn điện không phủ đến, thì chúng tôi phải bật điện thoại để... soi đường. Thật bất ngờ khi hai bên ngõ này là... nhà ở.
 
Lòng vòng qua những ô cửa tối, lại đi xuống một cầu thang khác hun hút sang ngõ Nội Miếu. Không ai có thể giấu nổi sự ngạc nhiên đến lạ lùng nếu lần đầu đặt chân tới đây khi đang ở phố này,  bỗng chốc lại sang phố khác khi chỉ cần qua mấy cầu thang gỗ.
 
Các ngõ sâu hút của phố Hàng Buồm cũng không khác gì mấy so với Hàng Ngang. Mới đầu nhìn, ai cũng nghĩ chỉ có một hộ gia đình ở, nhưng không phải vậy. Bên trong căn hộ này, còn rất nhiều gia đình khác sinh sống hàng chục thậm chí hàng trăm năm rồi.
 
Nhà ở dưới gầm cầu thang
 
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn tìm hiểu về chuyện nhà cửa, sinh hoạt của những người dân phố cổ ở Hàng Vải, phường Hàng Bồ (Hoàn Kiếm - Hà Nội) ông Hoàng Văn Chinh, Trưởng ban Công tác mặt trận Khu dân cư số 6, phường Hàng Bồ dẫn chúng tôi tới ngõ 33. Ông Chinh cho biết, ngõ 33 là nơi quần tụ của hàng trăm nhân khẩu.
 
Từ phố lớn Hàng Vải, lách qua mấy con hẻm nhỏ cứ ngỡ như lạc vào một thế giới khác. Con hẻm bé tẹo hun hút, tối om như mực. Khi gặp người đi ngược chiều, cả hai phải nghiêng người "lách" mới lọt. Sự ồn ào của phố thị được thay bằng sự tĩnh lặng đến "rờn rợn". Đang lúi húi dò đường, ông Chinh rẽ vào một ô nhỏ tối om, thò tay bật chiếc đèn sợi đốt đỏ quạch. Trước mắt chúng tôi là "mật thất" của 3 nhân khẩu nhà anh Hà Đình Thành.
 
Đó là một góc chân cầu thang của căn hộ tập thể dễ đến cả trăm tuổi. Hai bên lối vào cầu thang chừng 2m chất đầy nồi niêu, xô chậu, bát đũa. Bên tường treo đầy quần áo, cạnh đó là bếp ăn không thể bé hơn. Chúng tôi băn khoăn về nơi ăn ngủ, học hành của lũ trẻ nhà anh Thành; ông Chinh liền mò mẫm sau đống quần áo treo bên bờ tường rồi mở toang cánh cửa bên mé cầu thang làm lộ ra "chiếc hộp" rộng chừng 3m2. Khoảng không gian ước chừng chỉ để vừa vặn một chiếc xe máy. Đó là nơi 3 nhân khẩu gia đình anh Thành sinh sống.
 
Bên trong căn hộ 3m² của gia đình anh Thành.
Bên trong căn hộ 3m² của gia đình anh Thành.
 
Bà Võ Thị Nga, cán bộ Ban chấp hành Hội phụ nữ phường Hàng Bồ cho biết: Gia đình anh Thành thuộc diện hộ nghèo. Là người gốc phố cổ nhưng khi lập gia đình chẳng có chốn nương thân. Cám cảnh, bà con khu phố họp nhau và đồng ý cho vợ chồng anh nương náu tại chân cầu thang khu tập thể. Chính quyền phường tạo điều kiện cho anh làm chân bảo vệ để kiếm đồng ra đồng vào. Hàng nước của chị Dung (vợ anh) cũng là tiền bà con trong tổ đóng góp lại. Gia đình khó khăn nhưng bù lại cháu Thủy rất chăm ngoan học giỏi. 10 năm liền Thủy đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.
 
Biết làm sao...
 
Chưa hết bàng hoàng với "căn hộ" nhà anh Thành, chúng tôi lại bị "sốc" với khu nhà của hộ ông Trần Đăng Tuyền.
 
Nằm trên nhà vệ sinh của khu phố ngõ 33, Hàng Vải, bốn bề được quây bằng cót ép mỏng, nhìn qua không ai nghĩ đó là nơi ăn ở của 8 con người.
 
Năm 1977, ông được bố mẹ vợ cho một căn nhà có diện tích vỏn vẹn 5m2 nằm kề với khu vệ sinh chung của cả khu phố. Trong diện tích chật chội đó, lần lượt tách làm 2 hộ khi các con ông lập gia đình. Để có nơi đặt chân cho ngần ấy con người, ông Tuyền buộc phải cơi nới thêm gác xép mà vẫn không đủ. Cực chẳng đã, vợ chồng ông xin khu phố lợp tôn, quây liếp trên nóc nhà vệ sinh để ở. Không gian nặng mùi xú uế. Dù vẫn biết ở như thế là ô nhiễm nhưng vẫn may chán là vì còn có chỗ chui ra chui vào!
 
Sau khi cơi nới, ông Tuyền dành hẳn một phòng rộng... 3m2 cho vợ chồng anh con trai. Nhìn căn phòng bé tẹo, bên tường treo chiếc ảnh cưới của vợ chồng trẻ, tường đối diện treo lủng lẳng vài bộ quần áo mà chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Dưới chân cầu thang là cửa của nhà vệ sinh chung, trước cửa bà Nhung (vợ ông) đang đứng nấu cơm. Bà nói như phân trần: "Đây là chỗ duy nhất có thể đặt bếp của nhà tôi, biết làm sao được cô ơi!!!".
 
Theo GĐ&XH

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty