TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Monday, August 23, 2010

Người thương binh bị ai bỏ quên??


Thứ hai, 16/08/2010, 10:34 (GMT+7)

Khi biết tôi về Hà Tĩnh, Trung tướng Lê Nam Phong điện thoại giao nhiệm vụ: "Cậu hãy giúp chúng tôi tới thăm một cựu chiến binh từng chiến đấu ở Điện Biên Phủ, thuộc Trung đoàn 88, chuyển món quà lưu niệm tới đồng chí ấy". Trước ngày tôi lên đường, Trung tướng Lê Nam Phong đến trao cho tôi chiếc huy hiệu Cựu chiến binh Điện Biên Phủ và bộ quân phục mùa đông.


Ông nói với tôi, giọng đượm buồn: Đồng chí Võ Đăng Nhàn (ảnh bên phải), người xã Lộc Yên, Hương Khê, Hà Tĩnh, vào bộ đội từ năm 1950, sau đó chuyển về Trung đoàn 88 của chúng tôi. Ngày ấy, có rất đông chiến sĩ quê ở Nghệ Tĩnh bổ sung vào trung đoàn chủ lực này. Anh Nhàn là một chiến sĩ chiến đấu rất dũng cảm, trong một trận đánh địch anh ấy đã bị thương rồi được chuyển ra hậu cứ. Mãi đến gần đây, tôi mới hay tin đồng chí ấy chưa có chế độ thương binh vì mất giấy ra viện. Chuyến đi này, cậu hãy tìm hiểu thêm để làm chế độ cho đồng chí ấy, dù tuổi đã cao nhưng người ta còn danh dự. Với một người, danh dự là quan trọng lắm.

Tôi về đến Hương Sơn, mượn xe máy, theo đường Hồ Chí Minh phóng thẳng sang Hương Khê. Đến thị trấn Hương Khê, hỏi thăm, hóa ra xã Lộc Yên chỉ cách đó khoảng ba cây số. Đến đầu xã hỏi thăm nhà cụ Võ Đăng Nhàn, ai cũng biết, có người lớn tuổi hỏi lại: "Có phải cụ Nhàn là chiến sĩ Điện Biên, bị thương vẫn chưa có chế độ không?".

Khi tôi đến sân, một ông già, tóc bạc phơ, gầy yếu ra đón. Đó là cụ Võ Đăng Nhàn, một chiến sĩ Điện Biên năm xưa. Trong căn nhà gỗ ba gian, gọi là nhà lồng lậm, đã quá cũ, đồ đạc chẳng có gì đáng giá, thời này như vậy là nghèo, xung quanh xóm giềng chủ yếu đã ở nhà xây. Trên bức vách ở gian giữa có treo những tấm bằng Huy chương Kháng chiến chống Pháp, bằng khen thành tích chiến đấu chống Mỹ.

Theo cụ kể, giấy chứng nhận bị thương được cấp từ năm 1954, cụ mang về nhà, bỏ vào cái ống bương gác lên kèo, quên bẵng đi. Rồi cuộc chiến tranh phá hoại do giặc Mỹ tiến hành lan đến vùng này, anh bộ độ phục viên Võ Đăng Nhàn được giao nhiệm vụ chỉ huy đội dân quân xã Lộc Yên đánh địch.

Chính đội dân quân này cùng với bộ đội phòng không tỉnh, phòng không lâm trường Hương Khê đã bắn cháy chiếc máy bay giặc Mỹ, bắt sống tên giặc lái, để rồi O Lai dẫn về trại giam và trên đường đi một nhà nhiếp ảnh đã ghi lại tấm hình "O du kích nhỏ" nổi tiếng.

Mãi đến năm 1978, khi được tin làm chế độ thương binh cho tất cả bộ đội, từng bị thương trong hai cuộc kháng chiến, cụ Nhàn mới nhớ tới tờ giấy chứng nhận thương tật ấy và ôi thôi, khi mở ra nó đã mục mủn hết rồi. Lúc này cụ mới đi tìm đồng đội cũ, mọi người hăng hái giúp cụ làm để hưởng chế độ thương binh. Họ đã viết giấy cam đoan, có chứng thực của chính quyền nơi cư trú, trong đó có ông Đặng Sinh, nguyên là cán bộ Trung đoàn 88, nhưng khi gửi lên các cấp có chức năng thì chẳng có hồi âm.

Cầm trên tay giấy xác nhận của Trung tướng Lê Nam Phong và nhiều người khác, tôi cảm động về tình nghĩa đồng chí, đồng đội hết sức cao quý của những người từng chiến đấu trên một chiến hào. Và tôi tin, lần này cụ Võ Đăng Nhàn sẽ được hưởng chế độ thương binh, dù đã rất muộn nhưng là điều cần thiết đối với danh dự của một cựu chiến binh.

NGUYỄN ANH ĐƯỜNG

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty