Phương Minh/Người Việt ÐÀ NẴNG - Sau trận sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản, người ta bắt đầu suy nghĩ về sự an toàn khi sống gần bờ biển. Kéo theo suy nghĩ này là nỗi sợ sóng thần và giá nhà đất ven biển bị tụt dốc.
Theo như bà V. một phó giám đốc công ty địa ốc khá lớn ở miền Trung, giá mỗi lô đất ở bờ biển Ðà Nẵng, Nha Trang, Qui Nhơn đã tụt xuống còn xấp xỉ 60% giá trước khi xảy ra sóng thần. Riêng giá đất ven biển Ðà Nẵng, có nơi xuống còn 40%, 50%. Và mức độ mua đất cũng tụt hẳn so với trước. Trung bình mỗi lô đất, sau khi chiết khấu mọi thủ tục (trong đó có cả thủ tục lót tay các cán bộ sở địa chính và các quan chức đầu ngành để có được vị trí tốt), nhà địa ốc lãi được từ 30% đến 40% giá bán ra thị trường. Với tình hình giá đất tụt dốc như thế này thì nhà buôn sẽ thua lỗ nặng. Một nhà buôn khác (giấu tên) hiện đang có trong tay 20 ngàn mét vuông đất dọc theo bờ biển Ðà Nẵng nói: "Mọi chuyện chỉ có trời tính là đắt nhất. Ai mà dự đoán chuyện giá đất tụt như thế này thì quả là thiên tài. Trước sóng thần, có người trả tôi một lô đất rộng một ngàn mét vuông với giá hai mươi tỉ đồng (tương đương một triệu đô la), tôi không bán. Bây giờ, tôi treo giá mười bốn tỉ mà chẳng có ma nào ngó tới!" Hầu như không còn mấy ai nghĩ đến chuyện mua đất xây biệt thự ở ven biển trong lúc này. Ngoại trừ một vài người có quá nhiều tiền, mua đất để chơi, để làm loe, và mua xây biệt thự dành cho kỳ nghỉ hè... Và những nhà địa ốc có bất động sản ven các bờ biển đều có chung một nguy cơ: Thua lỗ! Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà địa ốc có nhiều đất ven biển nhưng vẫn ung dung như không có chuyện gì. Tìm hiểu kỹ mới biết được là họ không hề thua lỗ. Dù giá đất tụt xuống còn 50%. "Những người này có thế lực, mua đất với giá rẻ bèo do 'hóa giá,' phù phép đè giá trong lúc mua, nâng giá khi bán hoặc do 'ai đó' bán theo kiểu biếu tặng... Những người có đất này thường là vợ các quan chức có tầm cỡ trong tỉnh, thành phố." Một người địa phương giấu tên nói: "Suy cho cùng, ở Việt Nam, dù vật giá có tụt cỡ nào, đồng tiền trượt giá đến mấy, lạm phát, thất nghiệp xảy ra trên diện rộng... thì người chết trước vẫn là dân nghèo, sau đó đến những nhà buôn nhỏ, rồi mới đến các nhà buôn lớn, các tập đoàn kinh tế... Và mọi rủi ro không làm suy suyển gì đến những người có quyền thế." |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Friday, April 1, 2011
Sợ sóng thần, giá đất ven biển Ðà Nẵng tụt thê thảm
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment