27/05/2011 08:52:59 - Không ai nói với ai, không ai bắt buộc, song dường như nó đã trở thành thói quen khi mỗi lần người thân nhập viện, người nhà ngay lập tức tìm vị bác sĩ chuyên khoa nhờ giúp đỡ. Mỗi lần như vậy là một lần phải "cảm ơn". Ý tưởng đặt thùng cảm ơn bác sĩ vào khoa phòng thay việc đưa phong bì trực tiếp liệu có là giải pháp tối ưu?
Ngày 25/5, nhóm phóng viên KH&ĐS có mặt tại Bệnh viện Nhi TƯ (Hà Nội) để thăm dò ý kiến của các bệnh nhân về việc có nên "đặt thùng cảm ơn" bác sĩ vào các khoa phòng tại bệnh viện hay ai cảm ơn thì cứ đưa thẳng phong bì cho bác sĩ? 100 phiếu thăm dò được phát ra, nhiều ý kiến cho rằng phải cảm ơn trực tiếp người đã giúp mình, một phần thấy rằng đó là trách nhiệm của bác sĩ. Dưới đây chúng tôi tiếp tục đăng tải ý kiến của các chuyên gia.
Ý tưởng hay nhưng không dễ thực hiện Theo PGS.TS Phạm Thúc Hạnh (trưởng khoa Khí công - Dưỡng sinh, Bệnh viện Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh): Trước hết, chúng ta cần hiểu, cảm ơn là chữ "lễ", Khổng Tử đã nói "Tiên học Lễ, hậu học Văn". Cái "lễ" ở đây có nghĩa là làm cho nhau một hành động tốt, giúp nhau qua cơn hoạn nạn, cứu sống nhau để người khác phải biết ơn và cảm ơn. Còn hành động đút lót là những việc mưu mô, tính toán. Nhiều bệnh nhân được bác sĩ nhận phong bì đã thấy mừng lắm, bởi nghĩ sẽ tận tâm cho mình. Còn bác sĩ thì nghĩ nhận để trấn an tinh thần cho bệnh nhân, không nhận họ lại nghĩ bác sĩ không nhiệt tình, hay chê ít. Tôi nghĩ, việc nhận cảm ơn ở đây không nhất thiết đó là tiền, có thể là một bài thơ, một bài báo, miễn sao thể hiện tấm lòng, vậy những trường hợp này cho vào thùng sao được? Tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi những trường hợp bệnh nhân không cảm ơn, bác sĩ mặt nặng mày nhẹ. Điều đó cũng thật khó nói, khi nghề bác sĩ là nghề đặc thù, song tiền lương thì không đặc thù. Hiện tại, một bệnh nhân khám bảo hiểm, bác sĩ khám được 3.000đ/bệnh nhân. Sự lao động đó "quá rẻ". Trở lại vấn đề đặt thùng cảm ơn tại các khoa phòng, hiện tại nó chưa phù hợp với chúng ta. Bởi một lẽ, bệnh nhân cảm ơn bác sĩ trực tiếp giúp mình, chứ không phải cảm ơn bệnh viện này giúp mình. Cái thùng đó chỉ nên đặt khi bệnh viện đó làm nhiều việc tốt hoặc cần quyên góp cho người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, chứ không phải quyên góp cho bác sĩ. Bác sĩ nhận được những đồng tiền từ trong thùng cũng không vui vì đó là tiền từ thiện. Ở nước ta, mùa hè mất điện là thường xuyên, nếu đặt thùng cảm ơn, nhỡ không may mất điện, camera ngừng hoạt động, tổ bảo vệ lại phải cử người trông cái thùng đó thì quả là bất tiện. Việc để thùng cảm ơn bác sĩ tại phòng khám là một ý tưởng hay nhưng không dễ thực hiện. Tôi nghĩ việc đặt thùng chỉ phù hợp với những bệnh viện đã đạt chuẩn, bệnh viện quốc tế dành cho người giàu mà ở những bệnh viện như thế phí khám chữa bệnh đã thu đúng, thu đủ, liệu có ai còn bỏ tiền cảm ơn vào thùng? Đặt thùng thì tùy tâm Bà Văn Thị Huế (Tam Nông, Phú Thọ) cho rằng: Thông thường nếu cảm ơn bác sĩ thì phải dựa vào mặt bằng chung, vào những người đi trước để cảm ơn mà không ngại phong bì ít. Đi khám mà không kèm theo cái phong bì thì không yên tâm, nhỡ đâu người ta khám cho mình không kỹ, đi lại nhiều lần càng khổ thân. Nếu bỏ tiền cảm ơn vào thùng thì ai biết? Dân quê chúng tôi thật thà, nếu mọi người cùng bỏ vào thùng thì chúng tôi cũng sẽ làm theo.
Nhóm PV YTSK (Thực hiện) |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Friday, May 27, 2011
" Bác sĩ không cầm phong bì, bệnh nhân không yên tâm”
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment