27/05/2011 11:07:15 - Chỉ sau 1 trận mưa lớn vào đêm 22/5, hầu hết những hầm chui ở Đại lộ Thăng Long - một trong những con đường hiện đại vào bậc nhất Việt Nam, đã ngập chìm trong nước. Chiều 25/5, phóng viên KH&ĐS đã mời PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Đại học Xây dựng Hà Nội đến thực tế tại các "con sông nhỏ" này để có những phân tích chính xác và khách quan nhất. Đường biến thành sông Tại điểm hầm chui số 5 và 6 đi qua Đại lộ Thăng Long (thuộc địa phận xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội), tính đến chiều 25/5, tình trạng ngập úng vẫn chưa chấm dứt. Nước ngập đến khoảng 30 - 40cm làm cho việc đi lại của người dân nơi đây khá khó khăn. Theo quan sát, tại những đường hầm này chưa có hệ thống tiêu thoát nước. Chỉ có hầm cầu chui số 5, cống thoát nước được đặt ở đoạn giữa của hầm, tuy nhiên lượng nước thoát vào cống rất ít. Quan sát dấu vết để lại trên đoạn kè bê tông, vào thời điểm nước dâng cao nhất tại đây có thể lên đến 80cm. Tình trạng hầm biến thành sông còn trở nên thê thảm hơn ở hầm chui số 6. Nền đường tại đây đã bị phá hủy nghiêm trọng, nước ngập 1/3 bánh xe. Anh Nguyễn Vũ, người dân sống ở làng An Khánh cho biết, tối ngày 24/5, khi đi qua đoạn hầm chui số 6, nước ngập đã làm ô tô của anh bị hỏng phần bảo vệ thân xe. Vào sáng sớm ngày 23, hầu như không có phương tiện nào đi được qua các đoạn hầm chui này. Việc ngập nặng tại hầm chui khiến công việc của cả gia đình anh bị gián đoạn.
Anh Nguyễn Văn Kỳ, người dân sống cạnh hầm chui số 6 kể: "Vào buổi tối trời mưa lớn, nước trong hầm ngập sâu mà tôi vẫn phải đi qua do có việc cần thiết. Khi đi gần hết đường thì có một chiếc xe tải đi qua. Sóng dềnh lên lúc đó không khác gì sóng thần, làm tôi ngã chúi mặt xuống đường suýt chết". Nghiêm trọng nhất là đường hầm số 9 thuộc xã An Khánh (huyện Hoài Đức) luôn trong tình trạng ngập sâu trong nước, nhiều chiếc xe ô tô, xe máy đành quay lại đi ngược chiều. Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết các hầm chui và phần đường cao tốc với đường gom không có hệ thống thoát nước. Vì thế, hầm chui trở thành hố chứa nước mưa. Lỗi ở kỹ thuật tính toán PGS.TS Nguyễn Văn Hùng phân tích: Qua quan sát thì thấy ở các hầm chui này, yếu kém lớn nhất là hệ thống thoát nước chưa được xây dựng đồng bộ với đường. Ở một số hầm chui có cống thoát nước, nhưng lượng nước chảy vào đây rất yếu. Hơn nữa, vị trí miệng cống không nằm ở nơi thấp nhất của nền đường. Mặt đường không có độ nghiêng đều dẫn đến cống thoát nước tạo ra tình trạng nước ngập còn tồn lại sau trận mưa lớn. Giữa và ngay sau trận mưa xuất hiện tình trạng ngập nặng thì có thể khẳng định là rãnh thoát nước có lưu lượng thấp hơn nhiều so với thực tế xảy ra. Điều này không phải lỗi ở công nghệ mà là lỗi ở kỹ thuật tính toán. Người ta đã không tính toán đến lượng nước dồn về điểm trũng này, trong khi khoảng trống xung quanh rất lớn sẽ tạo ra lượng nước mưa nhiều. Khả năng tiêu thoát nước của đường ống nhỏ hơn lượng nước đổ về, dẫn đến ngập.
"Hệ thống thoát nước ở đây có vấn đề hoặc do lượng rác, đất đá cát sỏi ở đây bị trôi xuống cống làm tắc hệ thống thoát nước. Hoặc có thể cống thoát nước được lắp đặt cao hơn nền đường dẫn đến việc khi nước bị ứ đọng thì nền đường cũng ngập. Rõ ràng đây là lỗi kỹ thuật. Hậu quả là sẽ làm cho nền đất khu vực ngập nước bị yếu, có thể ảnh hưởng đến đường cao tốc bên trên", PGS.TS Nguyễn Văn Hùng phân tích. Thực trạng đường hầm biến thành sông khá phổ biến tại Hà Nội và các tỉnh thành phố khác dù công nghệ được áp dụng hiện đại, tiên tiến nhất. Theo quan sát của PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, hệ thống cống thoát nước tại những đường hầm này được thiết kế ở hai bên sườn đường. Khi nước đổ vào sẽ chảy đến nơi thấp nhất làm đường bị ngập. PGS.TS Nguyễn Văn Hùng đề xuất phải thiết kế hệ thống tiêu thoát nước theo chiều ngang của đường. Mỗi đoạn đường có một rãnh ngang để khi có mưa, lượng nước này sẽ thoát xuống đường ống và phân tán đều, không tạo ra điểm ngập úng trong đường hầm. Khắc phục không khó Theo quan sát của chúng tôi tại hầm chui này, nhiều hạng mục công trình xung quanh vẫn còn dang dở. Tại hầm chui số 6, hệ thống cống thoát nước vẫn đang xây dựng dở dang, cát sỏi bị mưa xối chảy xuống đường tạo nên một đường hầm lầy lội, lổn nhổn. PGS.TS Nguyễn Văn Hùng cho rằng, do nguyên nhân là kỹ thuật tính toán làm đường nên việc khắc phục sẽ không khó nhưng cần đầu tư lớn. Có thể đôn nền đường lên cao hơn, tạo ra một mặt phẳng có độ nghiêng liên tục. Ở điểm thấp nhất sẽ lắp đặt hệ thống đường ống thoát nước. Hạ cao độ của mặt cống đến mức thấp nhất để nước dồn vào. Ngoài ra có thể làm hệ thống thoát nước trên đoạn đường phụ phía ngoài để hạn chế lượng nước đổ vào đường hầm. Biện pháp lâu dài hơn là ngay từ khâu thiết kế, phải tính toán đến hệ thống thoát nước chứ không chờ lúc ngập mới tính. Khắc phục ngập nước là vấn đề không khó nếu thực hiện đồng bộ. "Đường bê tông để ngập nước, sau đó các phương tiện vẫn lưu thông sẽ làm cho đường rất nhanh hỏng, có thể ảnh hưởng đến nền đất của đường cao tốc bên trên. Vì thế việc khắc phục nhanh chóng tình trạng ngập nước phải được làm ngay để bảo đảm an toàn cho con đường đẹp và hiện đại này", PGS.TS Nguyễn Văn Hùng kết luận.
Tô Hội |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Friday, May 27, 2011
Hầm chui Đại lộ Thăng Long thành sông do lỗi tính toán
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment