Một bài ký sự trên Vietnamnet cho hay, với những người mò cua bắt ốc dưới hồ Tây thì đây "cả một cuộc mưu sinh lạ lùng mà đầy truân chuyên của họ." Tờ báo dẫn lời chị Nguyễn Thị Gái - năm nay đã ngoài 50 tuổi, quê Thái Bình, cho biết: "Công việc này chẳng qua là lựa chọn bất đắc dĩ với những người dân tỉnh lẻ vừa thiếu vốn, vừa lạ nước, lạ cái lúc mới đặt chân lên đất Hà Nội." Chị Gái vẫn hóm hỉnh nói với Vietnanet: "Tôi mới lên đây có ba tháng, ngày ngày ra dốc Bưởi đứng chờ việc, ai người ta thuê gì thì làm nấy. Những ngày vắng khách như hôm nay, thấy vài chị em rủ nhau đi mò ốc, tôi tò mò đi theo. Ai ngờ lại thành cái 'nghề phụ' thế này." Theo lời chị Gái, một ngày làm việc của chị nếu chỉ mò cua, ốc ở Hồ Tây thường bắt đầu sớm, tầm 5 giờ sáng - sớm hơn nếu đi làm cửu vạn. Nghề này, hầu như chỉ có các chị em làm. "Lặn ngụp từ tinh mơ mờ đất, giờ ấy người ta qua lại còn vắng, không bị nhắc nhở. Hơn nữa, bắt đầu sớm thì được nhiều, muộn thì được chẳng bao nhiêu." Chị Gái giải thích. Tất cả những gì các chị mang theo chỉ là chiếc áo mưa mỏng teng khoác ngoài, cái thùng xốp, cái bao tải dứa và chiếc nón đã cũ mèm. Không ủng tay, không ủng chân, chẳng có gì để bảo vệ. Các chị cứ tay không mà sục xuống bùn đất, mà trầm mình xuống nước sâu. "Có gì mà bảo hộ, chân lấm tay bùn quanh năm, sợ gì!" Chị Gái nói. Cứ kiên trì di chuyển từng chút ven hồ, kiên trì dùng tay, chân, mò mẫm, rất nhiều những vốc ốc nhỏ ấy sẽ đong đầy phần nào cái thùng xốp sau lưng chị, đổi lấy tiền, lấy gạo, đỡ đần cuộc sống khó khăn nơi đô thành. "Bây giờ làm ăn khó lắm. Tôi nghe các chị làm lâu năm bảo, ngày trước, một buổi sáng thu được cả mấy yến ốc con, ốc to là chuyện thường. Thế mà bây giờ, có cày cục từ sáng sớm đến trưa cũng chỉ được vài chục cân. Tính ra, thu được đến 100 nghìn đồng một ngày là cao." Chị Bình, người phụ nữ đi cùng chị Gái bây giờ mới lên tiếng. Tính ra, hơn sáu tiếng đồng hồ, mỗi người lao động cật lực mới được khoảng 100 nghìn đồng. Mà nào phải có ốc, có trai trong thùng là đổi ngay lấy tiền được. Không có sẵn mối thu mua, nhiều lần các chị còn phải mướt mồ hôi đi bán hàng ở mấy khu chợ cóc. Không cẩn thận, ế ẩm hay bị công an, bảo vệ "dẹp" thì coi như tất cả thành công cốc. Hành trình quy đổi sản phẩm mò cua bắt ốc của các chị lấy những đồng bạc sao còn lắm gian truân đến thế... Vietnamnet kể tiếp: "Không phải vô cớ mà những người phụ nữ như chị Gái, chị Bình lại phải bươn bả ra thành phố kiếm sống. Cũng không phải vô cớ họ lại tìm đến với cái nghề lạ lùng ở đất thủ đô này." "Làm nghề này là phải chấp nhận rồi. Bấp bênh, khốn khó, lại bị xua đuổi. Có ai cho chúng tôi mò cua bắt ốc ở đây đâu! Có hôm mới bảy, tám giờ họ đã cho thuyền ra 'xua' rồi, cực lắm." Chị Bình than thở. Rồi chị đưa lên ngang mặt vốc tay toàn cát sỏi, vương rác rưởi. Gương mặt như sầm đi vì thất vọng, chị lại lầm lũi sục cả người xuống dưới mặt nước. Sau một hồi trò chuyện, các chị tiết lộ, tuy mò cua mò ốc ở hồ Tây này "bạc" nhưng cũng không đến nỗi. Với những người nông dân quen chân lấm tay bùn, quen dầm sương dãi nắng với con cua, con ốc như các chị thì tất cả vẫn còn nhàn nhã chán. Nhàn nhã so với việc bươn bả chợ búa, vừa tốn tiền vốn lại phải vật lộn, bốp chát ngoài chợ. Các chị em ngoại tỉnh đổ về Hà Nội kiếm sống mạn Hồ Tây sống thành xóm trọ. Những người "làm thêm" như các chị cũng không ít, thành cả một "khu cua ốc" ở khu vực này. "Ở quê bây giờ đang lúc nhàn rỗi. Nhàn rỗi thì không có tiền, mà con cái, học hành, ăn ở, tháng nào cũng phải đôi triệu. Ngày trước giá cả còn đỡ, bây giờ cái gì cũng tăng vù vù. Chúng tôi không ra Hà Nội làm thuê thì khéo chết đói cả. Nhưng làm gì thì làm, cũng bữa đực bữa cái. Cái khó ló cái khôn, rủ nhau ra đây mò cua bắt ốc cũng là bất đắc dĩ thôi." Chị Gái ngượng ngùng bảo. "Chỉ mong đừng sơ sẩy đạp phải mảnh chai, mảnh sành, đinh nhọn gì thôi. Chứ lỡ mà bị nhiễm trùng, ngã ra đây ốm thì tiền thuốc chẳng đủ tiền thang." Chị chia sẻ thêm. Những tai nạn như chị nói quả thực không hiếm trong cái nghề mò cua bắt ốc này. Chị bảo, mọi người trong xóm chị kể, một chị đi mò ốc ở Hồ Tây này, vô ý giẫm phải mảnh sành, lại lấn cấn không đi khám xét, cuối cùng bị nhiễm trùng, phải đi bệnh viện rồi về quê, không biết cái chân cuối cùng ra làm sao, mà chẳng còn thấy quay về xóm nữa. Cũng có người mải làm, trời nắng quá, ngã sức, tí nữa thì đuối nước. May mà có các chị em đi cùng không thì nguy khốn. Làm bạn với sông nước, với con cua, con ốc, không phải các chị không lường được những nguy hiểm rình rập ấy. Song tất cả vẫn phải lùi chỗ cho nỗi lo cơm áo gạo tiền. Ở cái tuổi ngoài năm mươi, nhưng chị nào đã được nghỉ ngơi. Gánh nặng đồng áng tạm vơi vì chưa vào mùa vụ, chị đã lại xăm xắn lên Hà Nội để mong kiếm thêm thu nhập, chu cấp cho hai con đang ăn học đại học. Tâm sự về hành trình bám đất Hà Nội nuôi con ăn học của mình, chị Gái nhẹ nhàng bảo: "Xóm trọ của tôi có ba, bốn chị em cũng có con học đại học ở Hà Nội. Nhưng chẳng giấu gì, đi làm thế này, chẳng bố mẹ nào bảo cho con cái biết đâu. Sợ nói ra, các con lại suy nghĩ, bận tâm. Cứ tháng tháng lại chắt chiu, vun vén tiền rồi nhờ người quen gửi cho chúng nó. Chúng nó học hành tấn tới, thì làm nghề gì có bố mẹ nào quản!" Người mẹ ấy chia sẻ bằng chất giọng tâm tình pha niềm tự hào. Bên dưới cái nắng chói chang, cái nóng hầm hập của mùa Hè Hà Nội, đôi mắt của người mẹ ấy vẫn lấp lánh những niềm vui, niềm hy vọng dành cho các con mình. |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Wednesday, May 25, 2011
Mò cua, bắt ốc giữa lòng Hà Nội
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment