Mặc Lâm, biên tập viên RFA2011-12-13Tình trạng quá tải của các bệnh viện tại Hà Nội và TPHCM có nhiều nguyên nhân, nhưng cái gốc vẫn là người bệnh thích điều trị tại các bệnh viện lớn do khả năng chuyên môn cao mà các tỉnh không thể theo kịp. Thiếu bệnh việnSau khi báo chí đưa tin tình trạng quá tải bệnh viện với những hình ảnh sinh động của thân nhân và bệnh nhân chen chúc trong các bệnh viện đã gây một làn sóng phản hồi rộng lớn của dư luận, đa số đều cho rằng số lượng bệnh viện không đủ do phân phối tỏ ra bất cập đối với giường bệnh trên mỗi đầu người. Các chuyên gia về y tế cũng cho rằng tình trạng dậm chân tại chỗ từ sau năm 1975 đến nay không có bệnh viện nào được xây thêm trong khi dân số tăng hơn gấp đôi là kết quả nhãn tiền của vấn đề quy hoạch cấp thành phố trong bài toán an sinh xã hội. Dư luận trong dân chúng thì lại đặt vấn đề với những dự án mà nhà nước hỗ trợ hay chấp thuận hướng về lợi nhuận trước mắt cho kinh tế mà không quan tâm đúng mức tới lợi ích của người dân. Một sự thật được báo chí lên tiếng trong nhiều ngày qua là thành phố đã không phê duyệt cho dự án xây dựng bệnh viện trong khi luôn khuyến khích cho các dự án chung cư cao cấp và nhà cao tầng. Quỹ đất của thành phố Hà Nội và Sài Gòn được dành riêng cho những sân golf to lớn, các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Các kế hoạch phát triển nhà ở cho giới giàu có đã và đang chia nhau tất cả các lợi nhuận mà lẽ ra trong đó người dân phải có một phần. Tuy nhiên còn một lý do khác nữa khiến các giới chức trách nhiệm phải xem xét lại, đó là bên cạnh bệnh viện quá tải còn rất nhiều bệnh viện không có bệnh nhân đang hiện hữu tại các vùng ven thành phố và một ít bệnh viện trong nội ô. Con số những bệnh viện có quá ít bệnh nhân này không hề nhỏ, nó chiếm hơn 40% số bệnh viện hiện có đang là câu hỏi hóc búa cho giới chức y tế thành phố. Bệnh viện quận Gò Vấp, Bệnh viện huyện Nhà Bè đang là điển hình cho tình trạng thiếu bệnh nhân hiện nay.
Câu hỏi đặt ra tại sao bệnh viện tuyến dưới không chữa trị cho bệnh nhân khiến dẫn đến tình trạng quá tải cho các bệnh viện lớn của thành phố? Phải chăng do thiếu trang thiết bị y tế khiến bác sĩ dù có giỏi cách mấy cũng phải bó tay? Giáo sư Nguyễn Đình Dương, chuyên gia xét nghiệm DNA cho biết kinh nghiệm của ông về câu hỏi này: "Số lượng bác sĩ được đào tạo ra bây giờ không phải là ít, có điều chất lượng phải nâng cao lên. Mà chất lượng nâng cao thì phải bồi dưỡng cho họ về kinh phí và kinh tế họ phải đủ sống để làm việc. Thật ra hiện nay ở các địa phương lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã có rất nhiều trang thiết bị tốt bởi bản thân tôi cũng là bệnh nhân vì tôi đã được đi khám ở bệnh viện nên tôi thấy các trang thiết bị mấy năm gần đây khi nhập về là khá tốt. Vấn đề căn bản là bệnh nhân thì đông quá mà bệnh viện ít quá nên bắt buộc phải tăng số lương bệnh viện lên ở tất cả các cấp." Câu chuyện một bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ cắt mất cả hai quả thận của một nữ bệnh nhân vào ngày 7 tháng 12 đã tạo ra cơn bão dư luận những ngày qua là một minh chứng cho sự thiếu tin tưởng của người dân vào khả năng của bác sĩ cấp tỉnh. Anh Lâm Ngọc Giàu, ngụ tại TP Cần Thơ cho biết vợ anh là chị Nguyễn Minh Hiếu, nhập viện để thay ống dẫn vào thận trái tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ nhưng bị đặt nhầm vào thận phải và sau đó vợ anh bị cắt mất cả hai quả thận. Phát triển không đồng bộ Lầm lẫn về y khoa không phải là chuyện mới trên thế giới nhưng tại Việt Nam, lầm lẫn theo kiểu này lại xảy ra thường xuyên và chưa thấy một bác sĩ nào bị tịch thu bằng hành nghề hay có biện pháp thích hợp từ cấp thẩm quyền. Hiện tượng này khiến người dân có phản ứng tự vệ bằng cách không vào bệnh viện tuyến dưới khi gặp các trường hợp nguy hiểm. Vấn đề đào tạo chuyên gia vận hành các trang thiết bị y tế hiện đại cũng là khâu ách tắc. Tháng 5 vừa qua Bộ Y tế đã triển khai Đề án 1816, đây là đề án cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, trong đó có việc huấn luyện vận hành máy móc y khoa. Tuy nhiên chỉ trong vài tháng thì những bất cập đã lộ rõ vì các bác sĩ giỏi được gửi xuống các bệnh viện cấp tỉnh không thể thực hiện công tác giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm qua cách gọi thời thượng là "chuyển giao công nghệ" PGS/BS Lê Chí Dũng thuộc bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM cho biết:
"Hiện giờ người ta cũng đang triển khai trong mấy năm nay nhưng có cái là theo tôi thì ngay cả chuyên gia từ thành phố xuống các tỉnh thì chủ yếu phải làm sao mà huấn luyện được những bác sĩ chuyên khoa ở tỉnh. Họ cùng làm với chuyên gia để sao đó tự mình làm được thì nó tốt hơn là chỉ xuống rồi khám bệnh thay cho họ để sau khi chuyên gia ra về thì chẳng có gì thay đổi. Đào tạo thì phải liên tục và lâu dài, phải tạo điều kiện cho bệnh viện tỉnh họ có đầy đủ các phương tiện để làm việc. Tôi nghĩ việc đào tạo phải đồng bộ trong mọi khâu thì mới thành công." Do chính sách đãi ngộTSBS Trần Quang Bính, Trưởng khoa nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng nếu xây thêm bệnh viện tại thành phố cũng sẽ góp phần chống lại tình trạng quá tải, tuy nhiên chế độ cho các bác sĩ phải phù hợp nếu không thì sắm trâu mà không mua cày sẽ nảy sinh vấn nạn khác, ông nói: Ngoại trừ những người như tụi tôi mỗi người đã làm vài chục năm trong bệnh viện công của nhà nước. Mình nghĩ thôi cũng không cần thiết phải đi ra ngoài nữa, chứ còn các em trẻ bây giờ nó sẽ ra những hệ thống tư nó làm vì thù lao và chính sách đãi ngộ nó sẽ lớn hơn. Tôi nghĩ với mức độ đào tạo như bây giờ thì trong vòng vài năm cũng có thể được vì song song với việc xây một bệnh viện thì cũng vài năm mới xong thì trong vài ba năm đó với mức độ đào tạo bây giờ thì tôi nghĩ sẽ đủ." Các bác sĩ giỏi khi vừa ra trường thường được các bệnh viện tư nhân chào đón với những đãi ngộ cao gấp nhiều lần các bệnh viện công. Một cử nhân tốt nghiệp 4 năm đại học sẽ có đồng lương cào bằng với một bác sĩ phải vật lộn 8 năm dưới mái trương Y khoa là lý do khiến bác sĩ tại các bệnh viện công ngày càng xuống cấp. Xuống cấp cả khả năng và y đức bởi đồng lương khinh thường kiến thức và sự tận tâm làm việc của họ. BS Phạm Thành Đức, giám đốc Bệnh viện Quốc Tế cho biết:
"Bây giờ bác sĩ có hai thành phần làm trong bệnh viện tư, một là các bác sĩ đã nghỉ hưu, hai là bác sĩ trẻ mới ra trường. Mới ra trường mấy em đã học hết chương trình, đã có tiến sĩ rồi thì vô làm một thời gian gọi là thử việc rồi một thời gian sau mới chính thức được thu nhận. Tức nhiên là nó có những khoản đãi ngộ hơn là ở bệnh viện công. Lợi ích về kinh tế là một trong những điều khuyến khích người ta. Ngoài ra còn được học hỏi và phát triển nghề nghiệp nữa." Qua những chi tiết mà nhiều chuyên gia y tế vừa trình bày có thể cho thấy vấn đề quá tải của bệnh viện không phải kê thêm giường hay xây thêm bệnh viện là đủ mà còn phải kê đơn thuốc cho tư duy nhiệm kỳ đối với cán bộ y tế, nhất là cán bộ cấp nhà nước như Thứ trưởng hay Bộ trưởng. |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Thursday, December 15, 2011
Giải pháp cho tình trạng quá tải ở bệnh viện
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment