Cập nhật: 05:20 GMT - thứ hai, 12 tháng 12, 2011 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa lên tiếng phản bác đánh giá của một chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc, đưa ra sau khi thị sát các trung tâm cai nghiện và phục hồi nhân phẩm ở Việt Nam. Ông Anand Grover, báo cáo viên đặc biệt của LHQ về Sức khỏe, nói hồi tuần trước rằng "việc giam giữ và điều trị bắt buộc với những người nghiện ma túy và gái mại dâm tại các trung tâm này là vi phạm quyền y tế và sức khỏe của họ". Báo cáo viên LHQ kết luận: "Tôi hoàn toàn ủng hộ việc đóng cửa các trại cải tạo (rehabilitation centre)". Cuối tuần rồi, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã có phản hồi về nhận xét của ông Anand Grover. Phát biểu của ông Nghị, đăng trên website Bộ Ngoại giao Việt Nam, nêu rõ: "Việc đưa người nghiện ma túy và mại dâm vào các trung tâm giáo dục và trung tâm cai nghiện theo đúng quy định của pháp luật là biện pháp nhân văn, vì sức khỏe và lợi ích của cá nhân người nghiện ma túy và người mại dâm". Người phát ngôn Việt Nam cũng khẳng định việc đưa ra và thực hiện quyết định đưa người đi cai nghiện "phải thông qua một quy trình thủ tục hành chính nghiêm ngặt, khách quan và được một cơ chế thẩm tra, giám sát chặt chẽ". "Thực tế chứng tỏ cai nghiện tại các trung tâm là biện pháp hiệu quả, giúp người nghiện rời xa ma túy, phục hồi sức khỏe và trở về tái hòa nhập cuộc sống." Vi phạm nhân quyềnTrong khi đó, báo cáo viên LHQ Anand Grover nói các trung tâm cải tạo "duy trì sự kỳ thị, phân biệt đối xử, cản trở nỗ lực đối phó HIV/AIDS của chính phủ và không giúp giảm nạn mãi dâm và dùng ma túy".
Người phát ngôn BNG Lương Thanh Nghị Ông cũng khuyến cáo dùng nguồn kinh phí cho các trung tâm này để đầu tư vào các phương thức điều trị khác. Đây không phải lần đầu tiên có nhận xét chỉ trích về các trại giáo dưỡng và cai nghiện của Việt Nam. Hồi tháng Chín, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) cũng đã ra một bản phúc trình về tình trạng trong các trại cai nghiện của Việt Nam và nói các học viên "bị tra tấn và cưỡng bức lao động". Việt Nam sau đó đã cực lực bác bỏ cáo buộc này. HRW trong phúc trình dài 120 trang nói người đi cai nghiện bị cưỡng bức lao động mà không hề được trả công hoặc chỉ được trả rất ít ỏi, thậm chí còn bị tra tấn và hành hạ thân thể. Hiện Việt Nam có 123 trại cai nghiện. Những người bị 'cải tạo' trong các trung tâm này thuộc các dạng: bị công an bắt giữ và đưa vào; bị gia đình 'tự nguyện' gửi vào và cả người tình nguyện vào trại vì tin rằng các trung tâm này sẽ giúp họ cai nghiện hiệu quả. Theo thống kê chính thức, toàn Việt Nam có trên 150.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Số người cai nghiện thành công chỉ khoảng 3%-4%. |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Tuesday, December 13, 2011
'Trại cai nghiện là biện pháp nhân văn'
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment