TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, September 19, 2009

Đào Hiếu và sự đơn độc 'đáng sợ'


Nhà văn Đào Hiếu và trang web bị đóng cửa
Media Player
Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player
Nhà văn Đào Hiếu từ Sài Gòn cho biết ngành công an đã buộc ông đóng cửa trang web riêng vì "vi phạm luật xuất bản".
Trang daohieu.com, hiện không thể truy cập, thu hút nhiều bạn đọc từ hai năm qua vì các tác phẩm "lề trái" của Đào Hiếu, người cũng đăng lại nhiều bài vở mang tính chất chính trị xã hội.
Nói chuyện với BBC ngày 18/09, ông Đào Hiếu kể lại những ngày làm việc với công an.
Ông cũng bày tỏ cảm giác "cô độc", cho rằng đang có sự "đầu hàng tập thể" trong xã hội Việt Nam.
Nhà văn Đào Hiếu từ Sài Gòn cho biết ngành công an đã buộc ông đóng cửa trang web riêng vì "vi phạm luật xuất bản".

Internet trở thành điểm hẹn thông tin cho nhiều người
Trang daohieu.com, hiện không thể truy cập, thu hút nhiều bạn đọc từ hai năm qua vì các tác phẩm "lề trái" của Đào Hiếu, người cũng đăng lại nhiều bài vở mang tính chất chính trị xã hội.
Nói chuyện với BBC qua điện thoại ngày 18/09, ông Đào Hiếu kể lại những ngày làm việc với công an.
Ông cũng bày tỏ cảm giác "cô độc", cho rằng đang có sự "đầu hàng tập thể" trong xã hội Việt Nam.
Đào Hiếu: Khi tôi làm việc với công an, về mặt văn bản, không hề có dòng nào viết là cấm Đào Hiếu làm trang web. Nhưng trong suốt những ngày thẩm vấn, họ dùng lời nói, không phải văn bản, bảo tôi bỏ tác phẩm của tôi ra khỏi trang web.
Việc thẩm vấn diễn ra không liên tục, kéo dài trong hai tuần. Ban đầu họ gửi giấy mời, mời tôi đến làm rõ một số vấn đề về trang web. Họ tiếp đãi khá lịch sự, nhẹ nhàng. Họ bảo trang web vi phạm điều 10 của Luật xuất bản, tuyên truyền xuyên tạc lịch sử chống phá chế độ.
Tôi khẳng định mình không xuyên tạc lịch sử, chỉ viết sự thật để chống áp bức, bất công, tham nhũng và Trung Quốc xâm lược. Đến ngày thứ hai, họ bảo nên gỡ các tác phẩm của tôi ra khỏi trang web, nếu không phải làm việc nhiều ngày với công an. Họ nói nguyên văn "nếu như vậy, rất khổ cho anh, mà cũng khổ cho chúng tôi".
Lúc đó tôi nghĩ các bài của tôi đã cũ, độc giả đã đọc từ lâu, nên tôi đồng ý gỡ bỏ. Gỡ xong, tôi tưởng đã kết thúc. Không ngờ họ vẫn gọi điện, lúc thì hỏi sao bài này chưa gỡ, lúc lại hỏi sao bài kia còn nằm trên trang web. Tôi nói đó không phải bài của tôi mà của cộng tác viên, và các trang web khác. Họ nói của ai, cũng phải gỡ. Hôm sau họ lại gọi tôi đến làm việc.
Mỗi lần đến là phải khai lý lịch, hỏi cung, ghi chép. Xin quý vị hiểu rằng việc khai lý lịch không giống đi xin việc, mà rất nặng nề. Theo tôi dự đoán, các buổi làm việc đều có quay phim, thu âm nên tôi phải rất đắn đo, cân nhắc, cảnh giác cao độ. Vì thế rất căng thẳng. Nhiều khi hai bên phải giành nhau từng chữ.
Sau các buổi như thế, tôi mới nói trang của tôi dành cho người quan tâm thời sự chính trị, nay các anh không cho đăng, trang này ngày càng nhạt, độc giả sẽ bỏ rơi nó. Nếu các anh cấm như vậy, có khác gì ép tôi dẹp nó.
Họ buộc tôi viết cam kết dẹp trang web vì vi phạm điều 10. Nhưng tôi chỉ viết tôi bỏ trang web của mình vì lý do sức khỏe.
[Trước đây] quần chúng biểu tình đòi trả tự do rầm rộ, bây giờ thì không, xã hội im thin thít, gần như không phản ứng gì.
Đào Hiếu
BBC: Khi ông nói mình là người yêu nước, viết các bài chống Trung Quốc xâm lược, họ có trả lời không?
Họ không trả lời. Nói chung có vẻ họ tránh né những vấn đề nhạy cảm như vậy.
BBC: Trong hai năm qua, có bao giờ ông nghĩ có ngày phải dẹp trang web hay không?
Tôi cũng nghĩ như vậy chứ. Mình viết thẳng thắn quá, gần như không né tránh gì. Chắc chắn rồi có ngày nó bị dẹp. Nhưng có điều này tôi muốn tâm sự. Những người như chúng tôi hiện nay ở Việt Nam không nhiều, như cá nằm trên thớt và đặc biệt là rất đơn độc.
Trước đây chúng tôi hoạt động cách mạng, làm Việt Cộng, xuống đường đấu tranh. Khi bị bắt vô tù, quần chúng biểu tình đòi trả tự do rầm rộ, bây giờ thì không, xã hội im thin thít, gần như không phản ứng gì.
Trước đây ở tù, có đài Giải phóng, báo chí ủng hộ, nay thì ngược lại. Trước đây bị tra tấn, hỏi cung, có lực lượng vũ trang của Mặt trận tổ chức các trận đánh trả thù, các tổ chức nhân quyền lên án, gửi phái đoàn vào tận trong tù thăm hỏi. Tôi rất thương cho những người bị bắt, vì họ quá cô độc. Tôi thương họ lắm.
Thật đáng sợ, mà cũng đáng trách. Nhưng không biết trách ai?
Đào Hiếu
BBC: Phải chăng, theo ông, não trạng phi chính trị hóa hiện nay rất khó thay đổi?
Đó là thảm họa. Nhiều nhà văn, trí thức nổi tiếng, lãnh giải thưởng này nọ, tác phẩm dịch ra nhiều thứ tiếng, quay thành phim. Có vẻ họ như 'ngư ông đắc lợi'. Sự chọn lựa của họ là đứng bên lề.
BBC: Ông có nhìn vượt ra ngoài giới trí thức không? Những người còn lại trong xã hội thì thế nào?
Tôi tiếp xúc nhiều lắm. Chị buôn bán ngoài chợ, phu xe xích-lô, công chức. Họ đều nhìn thấy vấn đề hết, nhưng cũng đều thờ ơ. Có lẽ họ không cảm thấy đó là sự bức xúc, họ biết chỉ để mà biết.
Các blogger lên tiếng trên mạng, họ đại diện cho quần chúng mà nói. Nhưng quần chúng, khổ nỗi, ít đọc các trang đó, nếu có đọc thì đọc cho biết thôi. Có vẻ họ an phận, bằng lòng với cuộc sống của mình. Gần như có tâm lý "đầu hàng tập thể".
Tình thế trang web, blog hiện nay cũng giống như phong trào sinh viên chúng tôi sau trận Mậu Thân, bị đánh tan tác. Nhưng đó chỉ là so sánh tình huống, chứ tương quan lực lượng đôi bên khác xưa rất nhiều.
Hồi xưa chúng tôi dù có lúc thất bại, nhưng không đơn độc, có hỗ trợ rất lớn. Bây giờ, những người bị bắt vừa rồi đều là những người con ưu tú của dân tộc, nhưng rất đơn độc. Thật đáng sợ, mà cũng đáng trách. Nhưng không biết trách ai?

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty