Kỳ cuối: Đứng ngồi không yên
SGTT - Đúng ngày 15.9.2009, tất cả xe thô sơ vận tải hàng hoá ở cửa khẩu Lào Cai sẽ bị cấm hoạt động để “đảm bảo văn minh”. Lệnh cấm trên khiến hàng trăm lao động và các chủ xe đứng ngồi không yên vì mất việc, nhưng với cán bộ cửa khẩu thì... “hết sức phấn khởi”.
Về đâu và làm gì là câu hỏi thường trực trên gương mặt của các cửu vạn trên đất Lào Cai. Những ngày này, mặc dù bên ngoài mọi hoạt động bốc vác vẫn diễn ra rất bình thường, nhưng trong suy nghĩ, ai ai cũng nơm nớp lo đến ngày 15.9. Nhiều người sẽ phải “hồi cố hương” trong cảnh trắng tay.
Tự nhiên mất việc
Hàng trăm chiếc xe ba bánh, đi cùng với nó là hàng trăm lao động sẽ đi về đâu khi đến ngày 15.9 sắp tới?
Ông Đoàn Đình Khôi, trưởng ban quản lý cửa khẩu tỉnh Lào Cai, cho biết, theo biên bản hội đàm về việc chuyển đổi phương tiện xe thô sơ tự chế hoạt động qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu, kể từ ngày 15.9, cơ quan quản lý cửa khẩu hai bên sẽ thống nhất sử dụng xe cơ giới thay thế xe thô sơ tự chế.
Cửu vạn Vũ Đức Tuân, người Hà Giang cho rằng, nếu cấm xe thô sơ hoạt động cũng đồng nghĩa với việc hàng trăm lao động mất việc làm, mất đi kế sinh nhai của từng con người trên vùng đất biên giới. Cũng như bao cửu vạn khác, Tuân chưa tìm được việc gì trước mắt, mà chỉ đưa ra dự định buồn: “Chắc phải mua xe xích lô, vào các đại lý ximăng trong thành phố Lào Cai xin chở hàng. Về nhà bây giờ không biết làm gì”. Chỉ tay về những chiếc xe ba gác nằm trên đường, Tuân cho biết nhờ nó mà lâu nay cuộc sống của các anh em chở thuê ở đây dễ thở hơn một chút. Bây giờ thì... tuyệt vọng quá!
“15.9 này là họ cấm xe thô sơ hoạt động, chúng em nghe tivi nói thế chứ không có ai thông báo cả”. Nói rồi Phạm Thành Trung lẩm bẩm: “Chở hàng bằng ôtô tải sẽ không có chỗ cho mình. Chắc mình phải về nhà. Nhưng về nhà thì không có việc để làm...”. Nói vậy nhưng Trung cũng hoài nghi, “không biết đến 15.9 này, ngành chức năng Lào Cai có cấm được không, vì sau nó còn là số phận của hàng trăm lao động phổ thông, đổ xô đến từ nhiều địa phương khác nhau trên cả nước”. Không hy vọng như Trung, cửu vạn Đỗ Hiền thốt lên: “Tự nhiên mất việc”.
“Chúng em cũng đang sợ, người ta nói chỉ người trong tỉnh mới được chính sách ưu đãi, người ngoài tỉnh như bọn em thì không được đền bù hay hỗ trợ học việc gì đó”, Trương Thanh Hiển, cửu vạn người Lục Yên thì lo lắng bởi những thông tin mà mình đang có.
Cửu vạn kéo lùi lịch sử!
Ông Đoàn Đình Khôi, trưởng ban quản lý cửa khẩu Lào Cai, nói rằng “bỏ xe này là phấn khởi nhất”. Bởi, ông Khôi có cái lý của riêng mình khi nói về chủ trương cấm loại xe ba bánh thô sơ hoạt động ở vùng biên giới: “Tốc độ vận chuyển hàng hoá của loại phương tiện thô sơ chậm, gây ách tắc, đặc biệt là vào mùa vải. Vấn đề là, trong một thế giới văn minh thì kiểu vận hành phương tiện này đang kéo lùi lịch sử, để lại rất nhiều suy nghĩ về thời đại mà chúng ta đang sống”.
Chủ trương của tỉnh Lào Cai là thay thế phương tiện vận tải thô sơ bằng xe cơ giới. Theo đó, bắt đầu từ ngày 15.9, loại xe ôtô có tổng trọng lượng dưới 4,5 tấn hoạt động thay thế xe ba bánh tự chế, mỗi bên biên giới sử dụng 20 xe ôtô để tiến hành chở hàng hoá cư dân biên giới. Ông Khôi gọi việc thay thế xe thô sơ bằng xe cơ giới là “phương án hợp tác quốc tế, và đề xuất thay đổi này là do chúng tôi đưa ra”.
SGTT - Đúng ngày 15.9.2009, tất cả xe thô sơ vận tải hàng hoá ở cửa khẩu Lào Cai sẽ bị cấm hoạt động để “đảm bảo văn minh”. Lệnh cấm trên khiến hàng trăm lao động và các chủ xe đứng ngồi không yên vì mất việc, nhưng với cán bộ cửa khẩu thì... “hết sức phấn khởi”.
Về đâu và làm gì là câu hỏi thường trực trên gương mặt của các cửu vạn trên đất Lào Cai. Những ngày này, mặc dù bên ngoài mọi hoạt động bốc vác vẫn diễn ra rất bình thường, nhưng trong suy nghĩ, ai ai cũng nơm nớp lo đến ngày 15.9. Nhiều người sẽ phải “hồi cố hương” trong cảnh trắng tay.
Tự nhiên mất việc
Hàng trăm chiếc xe ba bánh, đi cùng với nó là hàng trăm lao động sẽ đi về đâu khi đến ngày 15.9 sắp tới?
Ông Đoàn Đình Khôi, trưởng ban quản lý cửa khẩu tỉnh Lào Cai, cho biết, theo biên bản hội đàm về việc chuyển đổi phương tiện xe thô sơ tự chế hoạt động qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu, kể từ ngày 15.9, cơ quan quản lý cửa khẩu hai bên sẽ thống nhất sử dụng xe cơ giới thay thế xe thô sơ tự chế.
Cửu vạn Vũ Đức Tuân, người Hà Giang cho rằng, nếu cấm xe thô sơ hoạt động cũng đồng nghĩa với việc hàng trăm lao động mất việc làm, mất đi kế sinh nhai của từng con người trên vùng đất biên giới. Cũng như bao cửu vạn khác, Tuân chưa tìm được việc gì trước mắt, mà chỉ đưa ra dự định buồn: “Chắc phải mua xe xích lô, vào các đại lý ximăng trong thành phố Lào Cai xin chở hàng. Về nhà bây giờ không biết làm gì”. Chỉ tay về những chiếc xe ba gác nằm trên đường, Tuân cho biết nhờ nó mà lâu nay cuộc sống của các anh em chở thuê ở đây dễ thở hơn một chút. Bây giờ thì... tuyệt vọng quá!
“15.9 này là họ cấm xe thô sơ hoạt động, chúng em nghe tivi nói thế chứ không có ai thông báo cả”. Nói rồi Phạm Thành Trung lẩm bẩm: “Chở hàng bằng ôtô tải sẽ không có chỗ cho mình. Chắc mình phải về nhà. Nhưng về nhà thì không có việc để làm...”. Nói vậy nhưng Trung cũng hoài nghi, “không biết đến 15.9 này, ngành chức năng Lào Cai có cấm được không, vì sau nó còn là số phận của hàng trăm lao động phổ thông, đổ xô đến từ nhiều địa phương khác nhau trên cả nước”. Không hy vọng như Trung, cửu vạn Đỗ Hiền thốt lên: “Tự nhiên mất việc”.
“Chúng em cũng đang sợ, người ta nói chỉ người trong tỉnh mới được chính sách ưu đãi, người ngoài tỉnh như bọn em thì không được đền bù hay hỗ trợ học việc gì đó”, Trương Thanh Hiển, cửu vạn người Lục Yên thì lo lắng bởi những thông tin mà mình đang có.
Cửu vạn kéo lùi lịch sử!
Ông Đoàn Đình Khôi, trưởng ban quản lý cửa khẩu Lào Cai, nói rằng “bỏ xe này là phấn khởi nhất”. Bởi, ông Khôi có cái lý của riêng mình khi nói về chủ trương cấm loại xe ba bánh thô sơ hoạt động ở vùng biên giới: “Tốc độ vận chuyển hàng hoá của loại phương tiện thô sơ chậm, gây ách tắc, đặc biệt là vào mùa vải. Vấn đề là, trong một thế giới văn minh thì kiểu vận hành phương tiện này đang kéo lùi lịch sử, để lại rất nhiều suy nghĩ về thời đại mà chúng ta đang sống”.
Chủ trương của tỉnh Lào Cai là thay thế phương tiện vận tải thô sơ bằng xe cơ giới. Theo đó, bắt đầu từ ngày 15.9, loại xe ôtô có tổng trọng lượng dưới 4,5 tấn hoạt động thay thế xe ba bánh tự chế, mỗi bên biên giới sử dụng 20 xe ôtô để tiến hành chở hàng hoá cư dân biên giới. Ông Khôi gọi việc thay thế xe thô sơ bằng xe cơ giới là “phương án hợp tác quốc tế, và đề xuất thay đổi này là do chúng tôi đưa ra”.
Ông Chủng và Phạm Thành Trung nói, sẽ không biết làm gì sau khi cấm xe ba gác. Trung nói, “về nhà rồi thì không biết làm gì...”
Thống kê sơ bộ của chính quyền Lào Cai cho thấy, có chừng 60 chủ xe với khoảng 600 lao động làm việc tại khu vực cửa khẩu. Trịnh Thành Long, chủ nhân của sáu chiếc xe ba bánh ở đây, hồi tưởng: “Ngày xưa học trung cấp địa chính Thanh Hoá, không xin được việc nên ra Lào Cai làm cửu vạn. Ki cóp lâu năm cũng sắm được mấy con xe, bây giờ nghe nói cấm nhưng cũng chưa thấy thông báo là thay thế bằng loại xe gì”. Long cho biết, với việc thay xe tự chế bằng xe vận tải 4,5 tấn, đó là điều bất hợp lý. Bởi, xe chỉ được chạy một chiều, tức chỉ được chở hàng từ phía Việt Nam sang. “Mà hàng từ Việt Nam thì có gì đâu”, Long lo ngại. Trong khi đó, nếu trước đây người làm công có thể đưa xe sang Hà Khẩu chở hàng về, thì bây giờ số hàng đó được đội xe hai mươi chiếc của Trung Quốc đảm nhận. “Người ta nói, trong số đó các tay “đầu gấu” có 12 xe, hải quan 8 xe. Anh em chủ xe và người lao động coi như hết cơ hội đưa hàng về Việt Nam như trước”, Long chia sẻ.
Ông Khôi bảo, khi chuyển đổi thì sẽ có chính sách hỗ trợ, mỗi xe chuyển đổi sẽ được hỗ trợ năm triệu đồng. Riêng việc chuyển đổi nghề cho người lao động, chính quyền tỉnh Lào Cai sẽ hỗ trợ mỗi người lao động 300 ngàn một tháng, hỗ trợ trong sáu tháng. Ông Khôi trấn an rằng khi chuyển đổi sang xe ôtô thì vẫn phải cần có người bốc hàng lên xe, hàng hoá không tự nhảy lên được, tất nhiên số người sẽ không nhiều như xe đẩy.
Cửu vạn Nguyễn Thị Hiền đặt câu hỏi: “Bọn chị suốt ngày thuê xe đi chở gạch, họ nói mình mua ôtô mà làm ăn, đời cửu vạn thì lấy tiền đâu mà mua xe đắt như vậy được?”. Một câu hỏi quá khó. Còn với Long, dù mỗi chiếc xe ba bánh trị giá 27 triệu đồng, mỗi lần chở được cả chục tấn hàng, nhưng trước “hung tin” này thì anh dự tính: “Tôi sẽ đem sáu chiếc xe đẩy về Thái Nguyên”. Để làm gì? “Thì bán sắt vụn chứ làm gì hơn”.
bài và ảnh Phan Hương
Đón đọc kỳ sau: Chuyện tình ở buôn Kte
Một cậu bé thất lạc cha mẹ trên con đường từ quốc lộ 7 vào thời điểm tháng 4.1975. Trong khoảnh khắc mong manh giữa sự sống và cái chết, cậu bé đã được một người dân tộc J’rai cứu sống. Sống và trưởng thành trong sự đùm bọc của đồng bào, rồi một mối tình với cô gái J’rai nảy nở và giờ đây, anh lại phải đứng trước sự lựa chọn: về với gia đình hay ở lại vùng đất cưu mang mình.
Thống kê sơ bộ của chính quyền Lào Cai cho thấy, có chừng 60 chủ xe với khoảng 600 lao động làm việc tại khu vực cửa khẩu. Trịnh Thành Long, chủ nhân của sáu chiếc xe ba bánh ở đây, hồi tưởng: “Ngày xưa học trung cấp địa chính Thanh Hoá, không xin được việc nên ra Lào Cai làm cửu vạn. Ki cóp lâu năm cũng sắm được mấy con xe, bây giờ nghe nói cấm nhưng cũng chưa thấy thông báo là thay thế bằng loại xe gì”. Long cho biết, với việc thay xe tự chế bằng xe vận tải 4,5 tấn, đó là điều bất hợp lý. Bởi, xe chỉ được chạy một chiều, tức chỉ được chở hàng từ phía Việt Nam sang. “Mà hàng từ Việt Nam thì có gì đâu”, Long lo ngại. Trong khi đó, nếu trước đây người làm công có thể đưa xe sang Hà Khẩu chở hàng về, thì bây giờ số hàng đó được đội xe hai mươi chiếc của Trung Quốc đảm nhận. “Người ta nói, trong số đó các tay “đầu gấu” có 12 xe, hải quan 8 xe. Anh em chủ xe và người lao động coi như hết cơ hội đưa hàng về Việt Nam như trước”, Long chia sẻ.
Ông Khôi bảo, khi chuyển đổi thì sẽ có chính sách hỗ trợ, mỗi xe chuyển đổi sẽ được hỗ trợ năm triệu đồng. Riêng việc chuyển đổi nghề cho người lao động, chính quyền tỉnh Lào Cai sẽ hỗ trợ mỗi người lao động 300 ngàn một tháng, hỗ trợ trong sáu tháng. Ông Khôi trấn an rằng khi chuyển đổi sang xe ôtô thì vẫn phải cần có người bốc hàng lên xe, hàng hoá không tự nhảy lên được, tất nhiên số người sẽ không nhiều như xe đẩy.
Cửu vạn Nguyễn Thị Hiền đặt câu hỏi: “Bọn chị suốt ngày thuê xe đi chở gạch, họ nói mình mua ôtô mà làm ăn, đời cửu vạn thì lấy tiền đâu mà mua xe đắt như vậy được?”. Một câu hỏi quá khó. Còn với Long, dù mỗi chiếc xe ba bánh trị giá 27 triệu đồng, mỗi lần chở được cả chục tấn hàng, nhưng trước “hung tin” này thì anh dự tính: “Tôi sẽ đem sáu chiếc xe đẩy về Thái Nguyên”. Để làm gì? “Thì bán sắt vụn chứ làm gì hơn”.
bài và ảnh Phan Hương
Đón đọc kỳ sau: Chuyện tình ở buôn Kte
Một cậu bé thất lạc cha mẹ trên con đường từ quốc lộ 7 vào thời điểm tháng 4.1975. Trong khoảnh khắc mong manh giữa sự sống và cái chết, cậu bé đã được một người dân tộc J’rai cứu sống. Sống và trưởng thành trong sự đùm bọc của đồng bào, rồi một mối tình với cô gái J’rai nảy nở và giờ đây, anh lại phải đứng trước sự lựa chọn: về với gia đình hay ở lại vùng đất cưu mang mình.
No comments:
Post a Comment