TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, September 13, 2009

Kỳ án xứ dừa - Kỳ 7: Ngôi nhà của mẹ anh hùng

TT - Có dư luận cho rằng người con trai duy nhất của mẹ không phải hi sinh mà bị xử lý khi đi chiêu hồi. Bằng Tổ quốc ghi công bị rút lại, danh hiệu bà mẹ VN anh hùng cũng không còn. Vụ việc tại xã Hương Mỹ, Mỏ Cày, Bến Tre từng xôn xao dư luận báo chí. Giải mã khoảnh khắc cái chết sau 30 năm là một thách thức quá lớn.

Bà mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Phát - Ảnh tư liệu

Con trai của mẹ

Ông Lê Hoàng Tuấn - phó trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy Bến Tre: “Đây là một vụ việc khá phức tạp mà chúng tôi phải tìm hiểu trong gần ba năm. Rất nhiều cán bộ liên quan đến vụ việc đã qua đời. Những người còn sống thì tản mát lo mưu sinh sau ngày hòa bình. Nhiều khi chúng tôi cứ lần theo một địa chỉ xã nào đó rồi đến hú họa. Một lần, hai lần và rất nhiều lần mới gặp được nhân chứng. Cảm nhận duy nhất mà tôi tin là trong cách thể hiện câu chuyện của bà Ba có một cái gì đó rất oan khuất. Câu chuyện được chắp nối từ từ”.

Chuyện xảy ra vào một sáng giữa năm 2001, người con dâu Lê Thị Ba tất bật chạy ra chạy vào lo chuẩn bị vật liệu xây căn nhà tình nghĩa cho mẹ VN anh hùng Lê Thị Phát - mẹ chồng bà. Mẹ Phát đã già lắm rồi, cứ hay hỏi han: “Chừng nào tao có căn nhà hả bay?”. Giờ nghe nói nhà sắp sửa xây, bà vui, dù hai năm rồi bà chỉ còn nằm tại giường, mọi sinh hoạt phải nhờ con dâu.

Rồi buổi chiều bà Ba có thư mời lên ủy ban xã, nghe công bố một chuyện động trời: 17 người dân trong ấp đã đứng đơn tố cáo chồng bà, liệt sĩ Phạm Văn Dương, ngày xưa bị lực lượng mình bắn chết khi đang trên đường đi chiêu hồi. Cơ quan chức năng đã xác minh tố cáo này là đúng, việc xây nhà tình nghĩa sẽ không diễn ra.

Tin dữ bay về. Mẹ Phát chỉ có Phạm Văn Dương là con trai duy nhất. Bà Ba về làm dâu mẹ từ năm 17 tuổi. Mẹ sống mạnh giỏi tới ngày hôm nay một phần nhờ vào lòng tự hào đứa con trai hi sinh cho hòa bình, của con dâu là thương binh, của mẹ là bà mẹ VN anh hùng. Giờ mọi thứ mất đi, mẹ rơi vào chỗ không còn niềm tin dựa dẫm. Cơn sốc khiến mẹ Phát không còn chịu được nữa. Mẹ hấp hối đến khuya thì qua đời. Nén nhang đầu tiên bà Ba thắp trước bàn thờ mẹ vái thầm: “Con hứa trước linh hồn mẹ rằng con sẽ làm cho việc này sáng tỏ, linh hồn mẹ còn trên mặt đất hãy thanh thản ra đi. Việc trần gian con sẽ gánh lấy!”. Một đám tang buồn bã.

Bà Ba sinh năm 1946, kết nạp Đảng năm 20 tuổi. Theo cách mạng làm giao liên từ năm 15 tuổi, ba lần bị bắt đi tù. Em bà con của chồng đi lính, bà vận động mang súng về đi theo cách mạng. Cả mẹ ruột và mẹ chồng bà đều là mẹ VN anh hùng. Bà Ba nhớ đám “tuyên bố” của bà diễn ra lặng lẽ ngay trong khu vực Hương Mỹ, giữa bót đồn giăng giăng.

Lấy chồng, bà được phân công về hoạt động công khai ở vùng tạm chiếm. Rồi sáng sớm ngày 25-2-1974, bà đang đi cuốc khoai ngoài rẫy thì có tiếng ai réo bên kia vườn cho hay ông Dương, chồng bà, bị lính đối phương bắn trên đường đi công tác, xác đã bị đưa về đồn. Bà sững sờ ngó xuống cái thai ba tháng trong bụng rồi đau đớn lên đồn lính nhận xác chồng. Xác ông bị gãy chân và bị một viên đạn bắn trúng vùng bụng.

Bà Ba kể: “Một người lính trong đồn nhìn tôi nói: Đồng đội ảnh bắn chứ hổng phải tụi tui đâu. Một người khác trợn mắt: “Ngày thường nói hổng có chồng, giờ lên nhận xác là sao?”. Tôi cắn răng, ôm lấy hoàn cảnh cay nghiệt của mình mà về. Chính quyền không cho làm đám ma, tôi nhờ làng xóm mua chiếc hòm gòn chôn anh phía sau nhà. Ba ngày sau mở cửa mả, chú ruột tôi là chính trị viên đội biệt động có gọi lên trao một ba lô và lý lịch Đảng của tôi mà chồng tôi giữ. Tôi chỉ nhận cái radio và mấy bộ đồ của anh làm kỷ niệm, còn mọi thứ đưa hết cho chú.

Tôi thắc mắc: Chú ơi, đạn con thấy là đạn súng trường bên mình hay xài, vả lại bữa đó con ở nhà canh tới chiều tối đâu thấy lính hành quân, hay là ảnh bị anh em mình bắn? Chú tôi thở dài gạt đi: Bay là đảng viên sao mà nói vậy? Rồi thông báo chính thức từ tổ chức là anh bị lính đối phương bắn khi trên đường công tác. Mãi sau này khi sự việc lỡ dở, tôi biết được lúc ấy mọi người sợ tôi mang thai và nản lòng nên không nói hết sự thật”.

Bà Lê Thị Ba không khỏi ngậm ngùi khi kể lại chuyện xưa - Ảnh: T.Hùng

Những ngày đi gõ cửa

Sau ngày giải phóng, bà Ba làm phó bí thư chi bộ. Nỗi đau chiến tranh tưởng chỉ nhận một lần vào ngày chồng chết, đâu ngờ lại có đến lần thứ hai của mấy chục năm sau. Bà thấy mình gánh một nỗi đau lớn của chồng, mẹ chồng và cả bốn đứa con đang ngơ ngác giữa đời. Chúng đang mang một niềm tủi nhục lớn khi cha mới ngày hôm qua là anh hùng giờ bị trở thành người phản bội.

Ba tháng sau ngày đám tang mẹ chồng, gia đình bà nhận quyết định cắt toàn bộ chế độ chính sách thương binh liệt sĩ. Bà khiếu nại từ xã tới huyện rồi lên sở lao động - thương binh & xã hội... không có hồi âm. Ai đó khuyên nên ra Hà Nội khiếu nại, bà vay mượn tiền, bán đất đai bảo với các con ráng để cho mẹ đi đòi danh dự cho ba. Đi riết, đến nhiều nơi không có kết quả, bà buồn, có lúc đòi tự tử. Rồi bà khăn gói lên Sài Gòn, mang theo thẻ thương binh, giấy chứng nhận mẹ VN anh hùng, Huân chương Kháng chiến... nhờ minh oan.

Một ngày nọ có người cán bộ tiếp nhận hồ sơ chỉ bà nên về Ban tổ chức tỉnh ủy Bến Tre đưa hồ sơ trực tiếp cho ông Lê Hoàng Tuấn thử. Vậy là quay về, gõ cửa phòng bảo vệ chính trị nội bộ. Lần đầu tiên bà cảm thấy hành trình minh oan cho chồng của mình có chút hi vọng khi ông Tuấn đọc kỹ hồ sơ rồi nói chắc nịch: “Chị về nhà ở yên đó, tôi sẽ bằng mọi cách làm rõ vụ này”.

Nói thì vậy nhưng hành trình bà tính từng ngày, tất cả là bốn năm.

Ông Lê Hoàng Tuấn - nay là phó trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy Bến Tre - kể ngày đó người phụ nữ gầy gò gõ cửa phòng ông, vào chưa kịp nói đã khóc. Bà hay đòi tự tử vì nỗi oan khiên quá lớn của chồng và mẹ chồng. Bà tới lui đều đều hằng tháng để hỏi thăm kết quả, nhưng đầu dây mối nhợ mãi vẫn chưa lộ diện rõ ràng. Ông Tuấn và đồng nghiệp không biết bao nhiêu lần về lại địa bàn của xã Hương Mỹ và thị trấn Hương Mỹ ngày xưa để dựng lại hồ sơ về thời khắc cuối cùng của Phạm Văn Dương. Cái chết diễn ra trên 30 năm, trong một thời khắc nhá nhem của buổi chiều tối và trong sự nhầm lẫn của chiến tranh.

Khoảnh khắc cuối cùng của người đã khuất được tái hiện. Người ta phát hiện chỉ vì phút tối lòng trong một hiềm thù riêng tư dẫn đến việc “thi hành nhiệm vụ”. May mà có một di vật của gia đình làm bằng chứng.

Kỳ tới: Chiếc radio bằng chứng

NGUYỄN VĂN TIẾN HÙNG

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty