TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Monday, October 5, 2009

Mặn chát mồ hôi, nước mắt giữa hoang tàn đổ nát

Cập nhật lúc 01:14, Thứ Bảy, 03/10/2009 (GMT+7)
,

- Chỉ chưa đầy 1 tháng, hai trận lũ và 1 trận bão dữ sầm sập dội xuống đầu người dân Quảng Nam nghèo khó. Những xóm làng xơ xác, nước mắt tang thương hoà quyện cùng nước lũ và gió bão gào thét trên đầu giờ quay cuồng trong thiếu đói.

>> Bão số 9 oanh tạc miền Trung

Nước mắt hoà cùng nước lũ

Không nói về thiệt hại, không chịu ngồi yên trước cảnh hoang tàn xơ xác khi mà lũ quét, bão dữ đi qua, những người dân và chính quyền nơi vùng thượng nguồn sông Thu Bồn đang gồng mình chống chọi với cái đói, cái rét khi lũ dữ cô lập để kiếm tìm những người dân bị vùi lấp trong đống đất đá bị sạt lở của huyện miền núi cao Nam Trà My.

Bí Thư Tỉnh uỷ Nguyễn Đức hải (bên trái) đến thăm và giúp đở gia đình anh Cơ

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hải (bên trái) đến thăm và giúp đỡ gia đình anh Cơ

Ông Lê Ngọc Kích, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My nói như khóc vào điện thoại: “Thiệt hại về tài sản không thể thống kê được. Cả huyện mấy ngày ni huy động toàn bộ lực lượng để đào bới tìm kiếm xác của 3 người bị núi lở vùi sâu trong hàng chục nghìn m3 đất đá…”.

3 nạn nhân bị núi đè là em Lê Quang Diệp (13 tuổi, học sinh lớp 6 Trường THCS Trà Nam), chị Nguyễn Thị Hoàng và chị Nguyễn Thị Bạch Tuyết (cùng SN 1983) bị núi sạt lở vùi lấp vào khuya ngày 29/9.

Bằng mọi nỗ lực đào bới, đến trưa ngày 30/9, thi thể 2 người mới được tìm thấy. Riêng chị Tuyết, do khối lượng đất đá sạt lở quá lớn nên đến sáng 2/10 vẫn chưa tìm được xác.

Nhiều người dân tham gia đào bới tìm kiếm xác nạn nhân xấu số giữa đồng đất đá đã phải bật khóc khi tìm được xác cháu Lê Quang Diệp.

Ba mẹ em Diệp cạn khô nước mắt khóc con bị núi vùi lấp
Ba mẹ em Diệp cạn khô nước mắt khóc con bị núi vùi lấp

Nhà Diệp nghèo lắm, không đủ tiền để theo học ở quê nhà, bố mẹ phải đưa em lên học tận xã vùng cao Trà Nam cho đỡ tiền học phí.

Chị Long, mẹ của Diệp không còn nước mắt để khóc con. “Cũng tại nghèo khó quá vợ chồng tui mới dắt díu nhau lên mần ăn trên núi cao ni. Chờ có chút tiền gửi con về nội để học. Nhưng chưa kịp thì …”, chị Long kể trong nước mắt.

Những cái chết thương tâm nơi vùng mắt bão này khó có thể nói hết bằng lời. Giữa những ngày bão lũ tràn qua, chúng tôi đã chứng kiến bao cảnh nước mắt hoà cùng nước lũ mà lòng quặn thắt.

Trước mắt tôi là hai thi hài vừa được những người hàng xóm tìm thấy rạng sáng ngày 30/9 chưa kịp lập bàn thờ. Cạnh bên là 4 đứa nhỏ nheo nhóc ngằn ngặt khóc lay gọi ba mẹ nằm yên trên chiếc chõng tre rách nát cùng bà nội tâm thần ngơ ngác không biết điều gì xảy ra với gia đình mình.

Dường như cả 4 đứa trẻ - lớn nhất 15 tuổi, nhỏ nhất mới 24 tháng tuổi, con của vợ chồng nghèo xấu số Nguyễn Văn Cơ và Bùi Thị Thuỷ, nhà ở Tam Anh Bắc, huyện Núi Thành không còn nước mắt để khóc cho ba mẹ.

Đớn đau tột cùng khi nhìn 4 đứa con của anh chị, đứa lớn nhất bị thiểu năng trí tuệ và đứa thứ ba bị dị tật bẩm sinh. Còn lại hai đứa thì cứ mãi ngồi bên lay gọi ba mẹ nhưng chẳng thấy ba mẹ trả lời!

Ở trong góc khuất, bà mẹ tâm thần, già yếu của anh Cơ cứ cười cười, nói nói. Dẫu không còn khái niệm của đau thương mất mát, nhưng tôi nhận ra trên gương mặt già nua tuổi tác của bà mẹ già anh Cơ cùng 4 đứa trẻ sự lo lắng của nơi nương tựa cuối cùng không còn nữa.

Bà Nguyễn Yến Vy, chị ruột anh Cơ, kể trong nỗi đau tột cùng khi vợ chồng người em chết thảm: “Hắn bị tâm thần nhẹ, lại bại liệt một chân. Cả nhà trông chờ vào vợ nó. Tối hôm 29/9, bão bắt đầu mạnh dần lên, mình hắn canh hồ tôm, chờ mãi không thấy hắn về nên con Thuỷ chạy ra tìm. Không ngờ bão chưa tan, lũ tràn về nhanh quá.

Tui ngồi chờ mãi không thấy hai đứa về, nóng ruột tui nhờ bà con hàng xóm chạy ra thì không thấy vợ chồng nó đâu. Cả làng huy động đi tìm cả đêm, đến sáng 30/9 mới tìm được xác hai đứa dưới hồ tôm…”.

Nổ lực đào bới để tìm kiếm xác các nạn nhân vùi lấp do núi sạt tại Nam Trà My

Nỗ lực đào bới để tìm kiếm xác các nạn nhân vùi lấp do núi sạt tại Nam Trà My

Mất mát, tang thương bắt đầu hiện hình khi bão dữ vừa tan và nước cũng vừa rút.

Trong những ngày bão lũ hoành hành, xác những người thiệt mạng không nơi chốn để khâm liệm. Người thân của họ đành phải kê tạm chiếc giường tre còn sót lại cho người xấu số nằm trên mặt nước để chờ đợi lũ rút.

Đi qua những xóm làng vùng bão lũ Điện Bàn, Duy Xuyên, Núi Thành, chứng kiến cảnh nước mắt hoà cùng nước lũ mà lòng quặn thắt. Vẫn còn nhớ như in lời bao người dân ngửa mặt lên trời than: “Trời không thương đành chịu chớ biết mần răng chừ…”. Nghe lời than như lời cam chịu của bao phận đời, phận người khó nghèo nơi vùng đất lắm mưa nhiều bão này mà thấy lòng quặn thắt.


Gượng dậy nơi mắt bão

“Trong gần 1 tháng ni bà con tui đã phải gánh chịu 2 trận lũ, 1 trận bão dữ. Nếu tính bình quân chưa đến 10 ngày một trận. Hỏi sức mô mà chịu thấu. Nhưng không chịu cũng phải chịu, phải sống chớ biết mần răng chừ…”, ông Lê Văn Đồng, nhà ở vùng đông Thăng Bình, gạt nước mắt tâm sự.

Ông Đồng cũng như hàng nghìn người dân nơi vùng mắt bão này giờ đây cố gượng dậy trong hoang tàn đổ nát để bắt đầu một cuộc sống mới đầy cam go đang chờ phía trước.

guong day 9.JPG

Ngay sau lũ rút, sáng ngày 2/10, lực lượng quân đội đã về các địa phương vùng lũ giúp dân

Trong đống đổ nát của căn nhà cả một đời chắt bóp dành dụm vừa xây dựng cách đây chưa đầy 1 năm bỗng chốc bị san bằng khi cơn bão dữ tràn qua, bà Nguyễn Thị Lan thẫn thờ ngồi nhìn. Đôi bàn tay chai sần, vẹo vọ của cả một đời lam lũ giờ đây tiếp tục đào bới kiếm tìm trong đống đổ nát những gì còn sót lại mà như lời bà kể là tìm được chút gì mừng chút nấy để có cái mà tiếp tục tạo dựng lại cuộc sống ngày mai.

Bà thẫn thờ kể lại cái buổi chiều kinh hoàng ngày 29/9 khi bão dữ tràn qua. Trong câu chuyện, bà thường chắp tay lên ngực và nói: “Ơn trời, cũng may cả nhà tui 7 người đều chạy ra kịp trước khi căn nhà đổ sập. Trời vẫn còn thương…”.

Bộ đội Biên phòng giúp dân dựng lại nhà sau bão lũ

Bộ đội biên phòng giúp dân dựng lại nhà sau bão lũ

Vẫn biết rằng cuộc sống phía trước còn đầy cam go, nhưng sự chung tay góp sức của đồng bào cả nước hướng về đồng bào miền Trung giữa những ngày khốn khó này như tiếp thêm sức mạnh cho bà con vùng bão lũ vượt qua khó khăn.

Ngay sau bão tan và nước lũ vừa rút, người dân vùng rốn lũ Điện Bàn, Duy Xuyên… bắt đầu gượng dậy để lo cho cuộc sống giữa đồng hoang tàn đổ nát.

“Bão cuốn bay, rồi lụt kéo trôi hết trơn rồi. Mấy ngày ni không có hàng cứu trợ của cả nước chắc bà con tui chết đói”, ông Lê Văn Long nhà ở Điện Bàn tâm sự.

Người dân đã tự dựng lại lều để ở tạm

Người dân đã tự dựng lại lều để ở tạm

Hỏi cuộc sống ngày mai của bà con vùng lũ sẽ ra sao, ông Long gạt nước mắt và bảo: “Phải gượng dậy mà lo cho cuộc sống. Không thể ngồi mà than thở. Bà con tui tin cả nước cùng sẻ chia giúp bà con tui vượt qua lúc khốn khó này…”.

Hy vọng, với nội lực cùng với lòng kiên trung, tính chịu đựng cùng sự góp sức chia sẻ của đồng bào cả nước, người dân vùng mắt bão Quảng Nam sẽ bắt đầu xây dựng lại cuộc sống mới trong hoang tàn đổ nát.

Hoàng Anh

Chung tay chia sẻ với khúc ruột miền Trung

Thấu hiểu những khó khăn và mất mát của người dân nơi vùng lũ, thông qua VietNamNet, rất nhiều bạn đọc đã đề nghị được hỗ trợ vật chất để san sẻ bớt gánh nặng với bà con nơi đây.

Đáp ứng nguyện vọng của đông đảo bạn đọc, VietNamNet sẵn sàng làm cầu nối để chia sẻ tình cảm cũng như ủng hộ về vật chất của bạn đọc cả nước tới đồng bào miền Trung ruột thịt.


No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty