TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, October 10, 2009

Muốn hết 'nghị gật', Đảng phải đổi mới phương thức lãnh đạo

Quốc hội thực quyền không đồng nghĩa với Quốc hội nhiều quyền. Đảng cần đổi mới phương thức lãnh đạo để không còn "nghị gật, nghị ừ".

Đây là ý kiến của đại biểu dự Hội thảo "Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước khi Việt Nam là thành viên của WTO”, do Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức tại TP.HCM ngày 8 và 9/10.

"Mờ nhạt"

Ông Trần Văn Đa, nguyên là đại biểu HĐND TP.HCM khóa 1 đến khóa 5 cho rằng, cách thức làm việc hiện nay của QH và HĐND đã có nhiều cải tiến nhưng thực tế, các đại biểu HĐND cũng như đại biểu QH vẫn là “nghị gật, nghị ừ”.
Mô tả ảnh.
"Phương thức lãnh đạo của Đảng phải đổi mới một cách căn bản mới phát huy được sức mạnh của Nhà nước". Ảnh: ĐQ

Theo PGS.TS Đặng Văn Thanh, chuyên gia cao cấp của QH, vai trò của ĐBQH trong việc quyết định các vấn trọng đại của đất nước còn mờ nhạt.

"Không ít quyết định của Quốc hội không được thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không nghiêm túc, khiến cho vai trò của QH ít nhiều mang tính hình thức", ông Thanh nói.

Đồng tình với quan điiểm này, đại biểu QH Dương Trung Quốc nhận định: "QH có tới 92% là đảng viên, mà đã là đảng viên thì khi quyết định các vấn đề, phải tuân thủ theo định hướng của tổ chức. Vì thế, QH chúng ta vẫn chưa chuyên nghiệp".

“Đây là vấn đề đang đặt ra trong thực tại. Ví dụ gói kích cầu, ở các nước khác, phải thông qua mấy vòng mới có quyết định, nhưng ở ta thì không. Hay như việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, chỉ cần 1.000ha là phải xin ý kiến của QH nhưng việc chuyển đổi 100.000ha thời gian qua có thấy báo cáo với QH đâu?”, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo nói.

Nhiều quyền không đồng nghĩa thực quyền

Theo GS.TS Trần Ngọc Đường, Viện Nghiên cứu lập pháp, ở nước ta, các quyết định nhà nước, nhất là các quyết định mang tầm cỡ quốc gia, với vai trò lãnh đạo, thường Ban chấp hành Trung ương hoặc Bộ Chính trị quyết định trước. Ưu điểm là quyết định thông qua nhanh chóng. Nhưng nhược điểm cơ bản là tính dân chủ của việc xây dựng cũng như thông qua và thực hiện quyết định bị hạn chế.

"Để quyết định nhà nước dân chủ hơn thì phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Đây là vấn đề có ý nghĩa tiên quyết. Phương thức lãnh đạo của Đảng phải đổi mới một cách căn bản mới phát huy được sức mạnh của Nhà nước. Bản thân Đảng, nhờ đó, cũng sẽ mạnh hơn", GS Đường nhận định.

Ông Trần Văn Đa thì mong muốn làm rõ hơn nữa quyền lực của Quốc hội: "Mỗi người dân có tới 4-5 ông đại diện (hội đồng xã, huyện, tỉnh, QH…) nhưng nhiều chuyện của dân vẫn không giải quyết được, kiện thưa hoài không ai xử. Cho nên, phải làm rõ quyền lực của QH tới đâu và trách nhiệm của người ĐBQH tới đâu".

Cho rằng “một Quốc hội thực quyền không đồng nghĩa với một Quốc hội nhiều quyền. Quốc hội sẽ hành động hiệu quả hơn nếu được ấn định những quyền lực thực chất của ngành lập pháp kèm theo những hạn định hợp lý”, đại biểu Bùi Ngọc Sơn, giảng viên khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội nhận xét: Phạm vi quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước của QH rất rộng nhưng chỉ được quy định khá tổng quát trong Hiến pháp.

Việc thiếu những quy định pháp luật cụ thể cũng hạn chế vai trò của QH và ĐBQH. Theo ông Sơn, chính các nhà làm luật (ĐBQH) cần xây dựng luật, trước hết, cho hoạt động của chính mình.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty