TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, October 10, 2009

Những dự án 'đứt gánh giữa đường' cho Hà Nội 1.000 năm

Cập nhật lúc 07:18, Thứ Bảy, 10/10/2009 (GMT+7)
,

- 999 tuổi, Thủ đô hy vọng tuyệt mỹ gấp bội khi bước sang tuổi thứ 1.000, nhờ hàng loạt công trình cấp tập triển khai. Nhưng chính việc "đứt gánh giữa đường" của nhiều dự án đã góp phần không nhỏ vào sự trưởng thành của Hà Nội.

Thời gian qua, thỉnh thoảng dư luận lại được dịp "sôi" mỗi khi người dân, giới chuyên môn hay báo chí phát hiện một công trình "ngang trái" nào đó "lấn lướt" địa linh Hà Nội. Hàng trăm bài báo, hàng nghìn lá thư, hàng vạn phản hồi, hàng chục cuộc tọa đàm, hội thảo... Vấn đề càng "xới" càng thấm thía.

Rất nhiều "câu chuyện ngang trái" ấy đã kết thúc một cách có hậu. Công trình tréo ngoe ngừng triển khai. Địa linh vẹn nguyên. Người dân cảm kích, tự hào. Đó chính là những món quà vô giá tặng Thủ đô nghìn tuổi.

Những cuộc chia ly có ích

Một trong những quyết định có thể nói là táo bạo nhất, mang lại cho Thủ đô khoảng xanh quí giá nhất mà đến bây giờ, nhiều cư dân khu vực và cả người trong ngoài cuộc vẫn "ngỡ là mơ" - đó là sự giải thoát Quảng trường Cách mạng tháng Tám trước cửa Nhà hát lớn khỏi bị "án ngữ" bởi cao ốc 9 tầng mang tên Hanoi Opera Plaza.

Opera

Vườn hoa mới mẻ hôm nay từng bị quây kín thế này ngót chục năm để "thai nghén" một cao ốc 9 tầng cuối cùng đã không bao giờ chào đời. (Chụp năm 2007 - Ảnh: H.H)

"Thật quá chối, không chấp nhận nổi nếu xế cửa Nhà hát Lớn, đối diện rất gần với khách sạn Hilton Hanoi Opera lại mọc ra tòa nhà 9 tầng nữa" - một kiến trúc sư nhận xét, "bây giờ hai bên Nhà hát là hai vườn hoa đẹp, thoáng và cân đối. Giá trị công trình kiến trúc Nhà hát Lớn nhờ thế tăng lên nhiều, không gian cảnh quan quảng trường Cách mạng tháng Tám cũng nhờ thế mà hoàn thiện hơn".

Thoát sự nhếch nhác, quây bó hơn chục năm, mảnh đất vàng số 2 Hai Bà Trưng (kể trên) giữa năm 2008 chợt "lột xác" thành khu vườn trăm hoa đua nở, có đường dạo uốn lượn với hàng cây thơ mộng, thảm cỏ xanh tươi... Không nhiều người biết đó là kết quả sau những cuộc họp bàn cương quyết, những cuộc đấu trí căng thẳng và cả những tiếc nuối từ phía nhà đầu tư.

Vườn hồng nở hoa

Một vườn hoa - khoảng xanh "xa xỉ" giữa Thủ đô đã kịp "chào đời" trước khi Hà Nội bước sang tuổi 999. (Chụp ngày 9/10/2009 - Ảnh: H.H)

999 tuổi, trung tâm Hà Nội thêm một con phố được thông. Phố 19/12 - gọi là mới cũng được, gọi "phố cũ" cũng không sai. Còn nhớ, đông đảo người dân Thủ đô dịp cuối 2008 đầu 2009 như trút được gánh nặng trĩu lòng khi Thành phố quyết định dời dự án chợ - trung tâm thương mại 19/12 sang địa chỉ 41 Hai Bà Trưng bên cạnh, trả lại đúng ý nghĩa, đúng qui hoạch cho hơn 3.000m2 đất "kim cương" suýt xây hai cao ốc liền nhau.

Không chỉ thêm vườn hoa, thêm phố, Thủ đô còn bước vào tuổi 999 với "thành tích" giữ vẹn nguyên công viên lịch sử. 13 tháng sau ngày dự án Novotel Hanoi on the park chính thức được khởi công trên đất công viên Thống Nhất, 5 tháng sau ngày dư luận đồng loạt lên tiếng, 9/7/2009, Chủ tịch Hà Nội chủ trì cuộc họp lãnh đạo UBND TP, chính thức dừng xây khách sạn tại 295 đường Lê Duẩn theo chỉ đạo của Thủ tướng, xác định kinh phí, giới thiệu địa điểm khác cho nhà đầu tư.

chợ phố

Phố 19/12 trước và sau khi dự án chợ - trung tâm thương mại được chuyển sang khu đất "hàng xóm". Ảnh: H.H

Mới biết, Hà Nội thiết thực đón ngày Đại lễ không chỉ có xây, mà còn quyết liệt phá đi nhiều thứ tưởng đã chắc như "đinh đóng cột", "ván đóng thuyền"...

Hà Nội trước thềm 1.000 năm hóa ra không chỉ tụ hội, gặp gỡ đình đám mà còn có cả những "cuộc chia ly", ồn ào hay lặng lẽ, nhưng đẹp đẽ, ghi dấu trong lịch sử xây dựng Thủ đô.

Lòng tin

Hà Nội dỡ hàng loạt công trình "trấn" mặt tiền Vườn thú, đồng loạt "chặt ngọn" nhà xây sai phép. Hà Nội hủy dự án Disneyland trong công viên Thống Nhất và ngừng dự án trung tâm thương mại trên vườn hoa Con Voi. Hà Nội không bắt "cụ Lý Thái Tổ ngồi nhìn lưng cụ Lý Thái Tổ đứng" và kiên quyết "xử" biệt thự trái phép tại Mỹ Đình...

Tiếc là, phần lớn những "kỳ tích" này được phát hiện bởi quần chúng, nhân dân hay chuyên gia tâm huyết với Thủ đô, chứ không phải là cơ quan quản lý nhà nước, thanh tra hay chính quyền. Chủ động phát hiện nhưng lại không có quyền xử lý, giải quyết - dư luận, báo chí và những người tâm huyết trước những việc như thế đều mong ngóng câu trả lời, quyết định cuối cùng từ các lãnh đạo Hà Nội...

Như câu chuyện ở vườn hoa nho nhỏ mang tên Con Voi khuất giữa khu dân cư Trung Tự, để giữ được nó là bao cuộc họp, bàn từ cấp thành phố đến quận, phường, rồi tổ dân phố, hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc, bao nhiêu cư dân phải đi bỏ phiếu "tín nhiệm" một dự án sai... Giữa lúc căng thẳng nhất, chưa biết còn hay mất vườn hoa, những người dân đã động viên nhau gắng sức: "Chúng ta phải có lòng tin. Tại sao bà con cứ bàn tán xì xèo mà không tin rằng Thành phố sẽ quyết định đúng?".

Thành phố đã quyết định đúng. Không chỉ với vườn hoa Con Voi, công viên Thống Nhất, hồ Ba Mẫu, Hà Nội thẳng đường tới ngưỡng nghìn năm với "hành trang" rất nhiều "chiến công" tương tự. Nhiều quyết định, văn bản ban hành rồi sẵn sàng thu hồi, hủy hay điều chỉnh. Nhiều dự án đã xong thủ tục hoặc đầu tư dang dở - Hà Nội vẫn tiếp thu ý kiến nhân dân, cho về "không", làm lại từ đầu. Qua mỗi câu chuyện như vậy tại Thủ đô, người dân thêm hiểu, tin, thêm gắn bó.

thuyền

Khó thuê "đất kim cương", hàng quán chuyển hướng thuê "mặt nước kim cương". Ảnh: H.H

Có người sẽ phân vân: Tại sao không hạn chế những sai sót từ đầu để đỡ phải sửa khi đã rồi? Câu trả lời phải từ những người từng sống với Thủ đô qua nhiều thời kỳ: Hà Nội vừa qua một giai đoạn dài khó khăn, "chật vật" phát triển đô thị và kinh tế. Cái khó phần nào đã "bó" tầm nhìn.

Hà Nội từng rất phấn khởi, hoan nghênh các nhà đầu tư khi họ đưa ra phép tính khả thi về hiệu quả kinh tế của dự án, dù tính toán phải lấn đất công viên, vườn hoa hay biến đường thành nhà...

Hà Nội đã thực sự "lớn" - không chỉ về diện tích mà cả tầm nhìn, nhận thức - khi từng góc nhỏ công viên, hồ nước cũng được giữ gìn, từng vườn hoa được coi trọng... dẫu hồ nước, vườn hoa ấy không mang lại GDP lập tức cho Thủ đô.

Hà Nội nghìn năm khác Hà Nội hôm qua. Bởi phát triển bền vững mới là con đường Thành phố đã chọn để bước tới.

  • Thoại Mi

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty