Nhiều ngôi nhà ở Quảng Ngãi vẫn còn vùi lấp trong bùn đất - Ảnh: Hiển Cừ |
* Bộ đội và TN xung kích phục hồi môi trường các khu du lịch
* Siêu bão Parma có khả năng vào biển Đông?
Cơn bão lũ kinh hoàng đi qua, hàng trăm nẻo đường khắp các tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi vẫn còn rất ngổn ngang dù chính quyền các cấp đã dốc toàn lực khắc phục hậu quả.
Ba đoàn công tác của tỉnh Kon Tum đã tiếp cận được với tất cả các địa bàn trọng yếu, kiểm tra tình hình và trực tiếp chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ ở các địa phương. Chúng tôi cũng đã tới cầu sắt bắc qua sông Đắk Tờ Kan vừa bị nước lũ cuốn trôi nằm chỏng chơ. Sát làng Kon H'Nông nhiều cây gỗ to nằm ngổn ngang. Tuyến độc đạo vào phía tây của H.Tu Mơ Rông bị cắt đứt hoàn toàn. Theo Chủ tịch UBND H.Tu Mơ Rông Vũ Hữu Tuấn, toàn huyện có 27 người chết. Hiện đang có khoảng 19 nghìn người bị cô lập, vẫn còn 4 xã: Ngọc Yêu, Ngọc Lây, Tê Xăng và Măng Ri chưa có thông tin liên lạc...
Hôm qua 3.10, PV Báo Thanh Niên đã trực tiếp ra huyện đảo Lý Sơn trao 300 triệu đồng hỗ trợ 10 gia đình có nhà bị sập; vận chuyển 2 xe tải hàng cứu trợ (gần 14 tấn lương thực, thực phẩm) tiếp tế đồng bào miền núi Trà Bồng; cấp phát hơn 210 thùng mì tôm cho các hộ nghèo ở Tư Nghĩa; trao 50 triệu đồng cho trẻ em nghèo vùng rốn lũ Bình Sơn (Quảng Ngãi)… |
Những ngày này, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum đã huy động gần 300 cán bộ, chiến sĩ và bốn tổ công tác quân y của Trung đoàn 990, hối hả đến với đồng bào vùng lũ để kịp thời cấp phát nước, lương thực, thuốc men, không để hộ gia đình nào thiếu đói. Công an tỉnh Kon Tum cũng đã điều động lực lượng đến các xã phía đông Trường Sơn. UBND tỉnh Kon Tum đã khẩn trương đưa hàng cứu trợ cho nhân dân Tu Mơ Rông và H.Đắk Tô 12 tấn gạo, 400 thùng mì tôm... Tuyến giao thông huyết mạch thuộc quốc lộ 24 từ tỉnh Kon Tum đi hai huyện Kon Rẫy, Kon Plông đã được nối lại. Tin từ huyện Đắk Glei, hàng trăm người đang bị kẹt trên đèo Lò Xo đường Hồ Chí Minh đã được giải thoát, được đón về an toàn tại thị trấn Đắk Glei.
Theo đánh giá sơ bộ đến nay, tỉnh Kon Tum có 44 người chết, 6 người mất tích, gần 150 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 400 nhà dân, 110 phòng học, trạm y tế bị tốc mái, hơn 200 công trình thủy lợi bị nước cuốn trôi... Công việc khắc phục hậu quả về bão lũ đang diễn ra khẩn trương khắp nơi trên địa bàn tỉnh, phải còn mất nhiều thời gian nữa cuộc sống mới có thể trở lại bình thường.
Đến hôm qua 3.10, nước ở vùng bão lũ huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã rút. Song, cuộc sống người dân vẫn vô cùng khốn khó. Đường sá tan hoang, ngập bùn lầy lội. Thiếu điện, nước uống, lương thực và nguy cơ bùng phát dịch bệnh là thực trạng mà người dân nhiều địa phương đang phải đối mặt.
Cõng gạo tiếp tế cho dân - Ảnh: Trùng Dương |
Trên tuyến đường Trà Bồng - Tây Trà nhiều điểm bị sạt lở nghiêm trọng dù những ngày qua lực lượng chức năng đã tập trung phương tiện, nhân lực để khắc phục nhưng phải ít nhất 2 ngày nữa mới thông tuyến. Ông Trương Ngọc Nhi - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trận bão lũ khủng khiếp này đã tàn phá hoang tàn nhiều vùng quê Quảng Ngãi. Tính đến chiều 3.10, số người chết do bão lũ lại tăng lên 34 người, 4 người mất tích, 286 người bị thương. Ước thiệt hại trên 4.500 tỉ đồng. Nhiều vùng lũ, nhất là ở huyện Bình Sơn, học sinh chưa thể đến trường. Liên tiếp trong những ngày qua, tỉnh Quảng Ngãi đã cử nhiều đoàn công tác đến các địa phương và xuất 10 tỉ đồng để mua lương thực cứu đói khẩn cấp cho người dân vùng lũ, hiện tiếp tục phân bổ 2.500 tấn gạo và 80 tỉ đồng của trung ương hỗ trợ cho các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ. Nhiều người dân, các cơ quan, doanh nghiệp cũng đã tham gia ủng hộ với số tiền hơn 3,5 tỉ đồng.
Đừng để thêm những cái chết tức tưởi sau bão lũ
Trong bão lũ tất cả những cái chết đều xảy ra do bất khả kháng, nhưng đối với những cháu bé sơ sinh thiệt mạng một cách oan uổng do sự bất cẩn của cha mẹ thực sự đã khiến mọi người không khỏi xót thương và tiếc nuối. Bùi Ngọc Long - Minh Phương |
Bộ đội và TN xung kích phục hồi môi trường các khu du lịch
Ngay từ sáng 1.10, các đơn vị Thành đội Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân, Quân khu 5, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam và lực lượng thanh niên xung kích TP Hội An phối hợp với các đơn vị chức năng tại chỗ thu dọn vệ sinh, san ủi đất cát do sóng biển đẩy vào các khu du lịch Mỹ Khê, T20 trên tuyến du lịch Sơn Trà - Điện Ngọc (Đà Nẵng) và cung đường Thanh Niên ngang qua biển Cửa Đại (Hội An).
Một du khách người Đức vừa đến Hội An hôm 2.10, anh Rudoft, nghe chúng tôi giải thích công việc của những người lính trẻ vừa nhập ngũ chưa bao lâu đang làm việc ở Cửa Đại, đã tỏ ra thán phục. Rudoft bảo: “Tôi không nghĩ các bạn có thể thu dọn một khối lượng cát và rác rến khổng lồ như vậy chỉ trong vài ngày!”.
Chủ tịch UBND TP Hội An Lê Văn Giảng trực tiếp chỉ đạo và đôn đốc tại hiện trường cho biết: “TP Hội An chân thành cám ơn sự giúp đỡ kịp thời của các đơn vị quân đội tham gia cứu dân ngay trong bão lụt và khắc phục hậu quả về môi trường để trả lại vẻ đẹp và sự yên bình của Hội An trong lòng du khách”. Phóng sự ảnh: Anh Trương |
Quảng Nam vận động gần 3,8 tỉ đồng ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão Hứa Xuyên Huỳnh - T.Q.N |
Đại công trường gỗ lậu khi lũ đi qua
Việc khai thác gỗ chạy đua với nhau và chạy đua với thời gian khiến hiểm họa luôn luôn rình rập và đe dọa đến tính mạng người dân. Và chúng tôi đã tận mắt chứng kiến. Một nhóm 3 thanh niên ở thôn Mỹ Hảo xã Đại Phong tìm gỗ ở bìa bãi rác, một người bất cẩn đã sẩy chân xuống dòng nước chảy xiết, bị nước cuốn trôi mất tích. Cảnh tượng thật hãi hùng. Không biết sẽ còn có cái chết oan nghiệt nào diễn ra tiếp theo? Hồ Trọng - Kim Sơn |
Hiển Cừ - Đình Phú - Trùng Dương
No comments:
Post a Comment