Greg
Rushford, nhà báo Mỹ tại Washington chuyên viết về đề tài ngoại giao và
yếu tố chính trị trong mậu dịch, tỏ ra lo ngại trước sự im lặng của
cộng đồng doanh nhân Mỹ trước vụ bắt và xử luật sư Lê Công Định và
những người khác.
Ông Rushford, chủ biên của
Rushford Report,
...hồi tháng Chín năm ngoái viết bài đặt câu hỏi về lợi ích về lâu dài của cộng đồng kinh doanh Mỹ khi làm ăn với Việt Nam trong bối cảnh một hội viên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) là luật sư Lê Công Định bị bắt.
BBC Việt ngữ đã phỏng vấn ông trước phiên xử bốn nhân vật ra tòa vào ngày 20/01.
BBC: Sau khi ông viết bài chỉ trích cộng đồng doanh nhân Mỹ tại Việt Nam về sự thờ ơ trước vụ bắt bớ thì ông thấy lập trường của họ thế nào?
Greg Rushford: Kể từ khi tôi đặt câu hỏi cho cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam về vụ Lê Công Định, cựu thành viên của Phòng thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham Vietnam), và cả ông Trần Huỳnh Duy Thức và ông Lê Thăng Long, là các doanh nhân gần gũi với cộng đồng kinh doanh Mỹ, tôi chẳng nhận được sự quan tâm từ cộng đồng này. Phản hồi duy nhất mà tôi nhận được đó là người ta nói là “chúng tôi không dính líu vào chính trị”. Điều dường như họ muốn nói là cộng đồng kinh doanh Mỹ quan tâm nhiều hơn tới việc hợp tác với Hà Nội và muốn thấy có ổn định chính trị. Tức là họ nói không đáng kể về các chủ đề như nhà nước pháp quyền và tự do ngôn luận.
Tất nhiên là khi cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ làm việc với chính phủ Việt Nam để đưa Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), họ bảo Quốc hội Hoa Kỳ là tự do hóa kinh tế sẽ giúp cải cách chính trị và tự do chính trị. Nay đây dường như là chủ đề họ không bàn tới nữa.
BBC: Cá nhân ông dự đoán phiên xử này ra sao, sẽ theo ‘bản án đã viết sẵn’ hay không?
Phán quyết và án tù đã được ấn định trước theo kiểu xử trong chế độ toàn trị
BBC: Một số người cho rằng điều xảy ra tại Việt Nam cũng giống như tại Trung Quốc, những nhà bất đồng chính kiến bị trấn áp và bị chính phủ và cộng đồng doanh nhân nước ngoài bỏ mặc. Tức là họ đơn độc. Ông có nghĩ như vậy hay không?
Greg Rushford: Đúng là họ bị bỏ mặc. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Đoàn luật sư Hoa kỳ quan ngại, một số chính phủ tại Âu châu và Human Rights Watch quan ngại, rất nhiều những người khác nữa quan tâm nhưng cộng đồng doanh nhân Mỹ thì không quan tâm.
BBC: Tuy nhiên để tìm lý do chỉ trích cộng đồng doanh nhân cũng là câu hỏi bởi rốt cùng thì họ tới những nơi như Trung Quốc hay Việt Nam để kiếm tiền chứ đâu phải để cổ súy cho dân chủ. Tại Trung Quốc, Google thậm chí từng hợp tác với nhà chức trách cho tới gần đây khi họ dọa sẽ ngưng hoạt động ở đây.
Vấn đề của sự im lặng chính là việc cộng đồng doanh nhân đang đưa ra tín hiệu rằng họ gần gũi với chế độ hiện nay ở Việt Nam
Vấn đề của sự im lặng chính là việc cộng đồng doanh nhân Mỹ đang đưa ra tín hiệu rằng họ gần gũi với chế độ hiện nay ở Việt Nam và chẳng thấy có vấn đề gì cả. Thế nhưng nếu cứ cái đà đụng chạm tới cộng đồng doanh nghiệp như trong trường hợp Google ở Trung Quốc thì họ rồi cũng sẽ phải lên tiếng.
No comments:
Post a Comment