Ngay
sau phiên chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại kỳ họp thứ sáu vừa
qua, ông Lê Văn Cuông đã nhận được điện thoại của Chủ tịch Hà Giang
"trách" việc ông đưa chuyện Hà Giang lên diễn đàn Quốc hội. Đoàn ĐBQH Hà
Giang cũng gửi công văn "chất vấn ngược" ông Cuông.
ĐBQH Lê Văn Cuông (Ảnh: Lê Anh Dũng) |
Ông Cuông nói: Ngay từ
khóa XI, tôi đã có dịp lên thăm Hà Giang, đến vùng núi đá tai mèo để tận
mắt tìm hiểu cuộc sống người dân, học hỏi một số kinh nghiệm hay về phổ
biến cho bà con sống ở vùng cao Thanh Hóa.
Tôi đã đến xem các đại
công trường ở Hà Giang và tại kỳ họp năm đó, tôi đã phát biểu ở Quốc hội
về chuyện nợ như chúa chổm ở các đại công trường.
Trong chuyến đi ấy, tôi
cũng muốn tìm hiểu hiệu quả điều hành của lãnh đạo Hà Giang. Tôi đã nghe
được nhiều thông tin về các quyết định sai trái của lãnh đạo tỉnh với
Công ty Sông Lô.
Về nhà tìm đọc thêm báo
chí thì thấy các báo đã nói rất nhiều quanh chuyện này. Thanh tra Chính
phủ đã vào cuộc, tòa án cũng đã xử nhưng sự việc vẫn không giải quyết
dứt điểm được.
Báo chí cũng đưa tin rằng
Thủ tướng năm lần bảy lượt chỉ đạo mà Chủ tịch Hà Giang vẫn không chấp
hành.
Thế là tôi quyết định
chất vấn Thủ tướng về việc tại sao trên chỉ đạo mà dưới không nghe.
Ban đầu tôi cũng không
định nêu thẳng tên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, chỉ định lưu ý Thủ tướng
để Thủ tướng kiểm tra. Nhưng khi Thủ tướng hỏi lại là chưa nắm được
thông tin này, tôi mới nêu đích danh.
"Tôi không có định
kiến gì"
Lúc nêu đích danh Chủ
tịch Hà Giang ra, ông có hình dung ra hậu quả ngay sau đó sẽ là phản ứng
của lãnh đạo tỉnh này không?
- Làm sao hình dung được.
Biết thế nào thì cứ nói chứ. Vì tôi nói có căn cứ, có cơ sở.
Chất vấn buổi sáng thì
buổi chiều Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô gọi điện giữa
lúc tôi đang thảo luận ở tổ.
Chủ tịch Tô lúc đó đã "to
tiếng" với tôi là tại sao lại đưa chuyện Hà Giang lên Quốc hội, ngay
trong phiên chất vấn trực tiếp Thủ tướng được truyền hình cho cả nước
xem.
"Tôi chỉ thực hiện quyền của mình, không có định kiến hay dụng ý gì" (Ảnh: TTXVN) |
Tôi bèn trả lời, vấn đề
này thuộc thẩm quyền của đại biểu Quốc hội và tôi chỉ thực hiện quyền
của mình, không có định kiến hay dụng ý gì.
Chủ tịch Hà Giang nói sẽ
báo cáo việc này về Tỉnh ủy Thanh Hoá.
Tôi nói rằng tôi chỉ thực
hiện trách nhiệm của mình, còn ông ấy cứ làm việc của ông ấy.
Tôi cũng báo cáo việc này
với Trưởng đoàn là ông Lê Ngọc Hân - Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Một
số anh em nói, làm sao Chủ tịch tỉnh có thể dám dọa đại biểu Quốc hội?
Ngày hôm sau, Chủ tịch
Nguyễn Trường Tô lại gọi điện nhắc nhở tôi.
Tôi nói luôn là ngay
trong phiên họp tổ chiều qua, tôi đã báo cáo chuyện này với trưởng đoàn
của chúng tôi. Có tiếng nói to trong điện thoại, nhưng tôi chỉ giải
thích như vậy rồi tắt máy và sau đó không nghe các cuộc gọi khác nữa.
Sau đó mọi việc diễn
biến thế nào?
- Mấy ngày sau, đoàn ĐBQH
Hà Giang làm văn bản gửi tới các đoàn ĐBQH chất vấn lại tôi.
Một, ĐBQH Lê Văn Cuông
lấy căn cứ ở đâu để khẳng định Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang 5 lần không
chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng? Hai, nếu không đủ căn cứ, đề nghị ĐB
Cuông phải có trách nhiệm với phát biểu của mình. Văn bản dài tới bốn
trang A4. Dưới ký tên Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang Hoàng Minh Nhất với
đầy đủ các chức danh ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy.
Nhiều anh em trong đoàn
rất lo cho tôi. Có vẻ anh em ở đoàn khác hình như đã nhìn tôi với con
mắt khác so với bình thường.
Nhiều anh em nói, đại
biểu thực hiện chức năng nhiệm vụ, trừ khi Thường vụ Quốc hội nêu ý kiến
thì mới cần báo cáo lại chứ đại biểu không phải giải trình với đoàn đại
biểu khác.
Nhưng tôi đã dám nêu vấn
đề chất vấn lên tận Thủ tướng thì tôi sẽ phải chịu trách nhiệm và sẽ trả
lời đàng hoàng chứ không thể giữ im lặng. Nhận được phản hồi, phó đoàn
ĐBQH Hà Giang cũng gửi lại một văn bản phàn nàn, có ý cho rằng "đáng
tiếc" vì tôi mới chỉ nghe thông tin một chiều.
Dịp cuối năm, Thủ tướng
có cho biết là yêu cầu Thanh tra Chính phủ kiểm tra làm rõ.
Không phải lúc nào
cũng né quan chức
Việc ông gặp rắc rối
sau phiên chất vấn này có ảnh hưởng đến tâm lý các đại biểu khác không?
- Ảnh hưởng hay không tùy
từng người.
Nhiều đại biểu nhìn vào
thấy áp lực với tôi lớn như vậy cũng lo cho tôi.
Tôi tin rằng các vấn đề
mà tôi nêu ra đều có căn cứ, tôi cũng không có mục đích cá nhân gì. Tôi
không phải là đại biểu hễ thích thì nói bừa, nói ẩu, nói vô căn cứ hay
định kiến với lãnh đạo.
ĐBQH Lê Văn Cuông đang giới thiệu về cây đào tiên trồng tại khu trang trại rộng 3.000m2. (Ảnh: Lê Nhung) |
Nhưng có vẻ như việc
chất vấn lãnh đạo một tỉnh trên diễn đàn Quốc hội cũng dễ khiến đại biểu
gặp rắc rối?
- Nhưng không phải lúc
nào cũng né quan chức. Mình phải có bản lĩnh chứ không thể lúc nào cũng
né tránh. Quan trọng là thông tin đưa ra phải có căn cứ chính xác.
Trước đó, mỗi lần chất
vấn về chạy chức, chạy quyền có liên quan đến các quan chức, ông có hay
bị nhắc nhở không?
- Chỉ có một lần khi tôi
chất vấn về việc bí thư một thị xã ở Tây Ninh dính vào sai phạm đất đai
nhưng sau hơn một năm chưa xử lý thì lại được đề bạt lên làm Giám đốc Sở
Xây dựng, sau đó tôi nhận được một lá thư ký tên công dân Tây Ninh
trách tôi chất vấn chưa đúng và nêu chuyện này ra Quốc hội là không hay.
Những vụ việc và các
trường hợp chạy chức chạy việc khác thì sai phạm rõ cả rồi.
Không vì một đại biểu
mà định kiến với cả tỉnh
Một đại biểu trong
đoàn ĐBQH Thanh Hóa kể có lần ông đã nêu trước lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa
là "nếu ai có gang mồm tôi lại thì tôi mới không nói". Thực hư chuyện
này thế nào?
"Nếu có ai gang mồm tôi lại thì tôi mới không nói" (Ảnh Lê Nhung) |
- Là thế này, tại một
cuộc họp của đoàn ĐBQH Thanh Hóa với UBND tỉnh trước khi ra Hà Nội họp
Quốc hội, có vị lãnh đạo lưu ý nhẹ nhàng là trong đoàn ta, có những đồng
chí chất vấn thẳng trên diễn đàn, có vẻ không có lợi cho tỉnh. Đề nghị
nên rút kinh nghiệm là phát biểu nhẹ thôi, sao cho được cả hai mặt, vừa
được cho đại biểu, vừa cho tỉnh nữa.
Tôi bèn phát biểu, vị đại
biểu đó chính là tôi chứ ai. Song, lâu nay các ý kiến của tôi đều mang
tính chất xây dựng, được cử tri rất đồng tình.
Tôi cho rằng có lẽ đây
cũng chỉ là một lo ngại của địa phương đó thôi.
Đã ở cương vị thành viên
Chính phủ thì người ta phải ý thức được trách nhiệm với dân với nước,
chứ không lẽ lại bị mếch lòng chỉ vì chất vấn của một đại biểu nào đó?
Rồi định kiến và đối xử không tốt với cá nhân đại biểu hoặc với địa
phương hay sao?
Trường hợp chất vấn chưa
đúng thì có thể trao đổi với đại biểu tại Quốc hội cho rõ chứ không nên
thông qua lãnh đạo tỉnh để nhắc nhở.
Đại biểu chất vấn theo
quyền quy định trong luật và chỉ phản ánh tâm tư cử tri. Bộ trưởng nên
nhân dịp này nắm bắt ý kiến phản ánh của dân và cảm ơn đại biểu mới
phải.
Tôi tin chắc rằng không
thành viên chính phủ nào cư xử như thế. Có lẽ chỉ là ý kiến cá nhân của
một vài người đó thôi.
Tôi cũng biết lẽ ra nên
nói nhẹ nhàng, dễ nghe cho phù hợp với văn hóa tế nhị ở ta. Nhưng, như
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Quang Bình đã nêu, đó là do khẩu
khí của con hùm, vì tôi cầm tinh con hùm mà. Tôi nói thẳng quá nên người
nghe cũng không được êm ái dễ chịu cho lắm.
-
Lê Nhung
No comments:
Post a Comment