TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, March 5, 2010

Lời chúc cho người dân chài

Những lễ hội để mừng năm mới đã kết thúc. Những ai yêu nhân dân Việt Nam chỉ có thể chúc họ bình an, hạnh phúc và dũng cảm.

Riêng tôi, tôi muốn gửi lời chúc này đến những người dân chài đất Việt, những ngư dân đang đánh bắt cá xa bờ của các tỉnh ven biển miền Trung từ Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi…

Bởi lẽ năm vừa qua, chính họ đã không ít lần bị lâm nạn trên biển mà kẻ đã bức hiếp họ chính là những tàu của Trung Quốc, “người anh cả” đang sử dụng chính sách gặm nhấm với tham vọng trở thành kẻ bá chủ Biển Đông.


Từ gặm nhấm đến nuốt trọn

Trong lịch sử phát triển của Việt Nam, luôn có sự góp mặt của Trung Quốc. Quần đảo Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam từ thời phong kiến, qua các triều đại và cả trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân và đế quốc. Thế nhưng, ngày nay, quần đảo này lại do Trung Quốc chiếm đóng và một số đảo trên quần đảo Trường Sa nữa.

Trung Quốc đã thực hiện mưu đồ chiếm đóng đó trong hai thời kỳ:

Năm 1956: họ chiếm phần phía đông một cách lặng lẽ nhân việc thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam.

Năm 1974: họ chiếm phần phía tây bằng cách giết hại 54 lính của Việt Nam Cộng Hòa khi quân Mỹ rút lui ra khỏi nước này. Từ đó, Trung Quốc tiếp tục gặm tiếp một phần của quần đảo Trường Sa mà phần lớn các hòn đảo lớn nhỏ nhô lên từ thềm lục địa Việt Nam.

Nhiều ngư dân Việt Nam gặp khó khăn khi ra biển

Năm 1988, mở đầu cho cuộc chinh phục, các loại pháo hạng nặng của Trung quốc đã giết hại 74 lính Việt Nam.

Rồi cuộc gặm nhấm tiếp tục.

Năm 1989: Trung Quốc chiếm thêm một hòn đảo nhỏ nằm trên quần đảo Trường Sa.

Năm 1992: Họ lại chiếm thêm một vài khoảnh đất nổi.

Năm 1995: chiếm tiếp một hòn đảo mới…

Từ đó, Trung Quốc không bao giờ bỏ lỡ cơ hội xác nhận chủ quyền “không gì chối cãi” của mình trải dài trên 80% lãnh thổ biển và thềm lục địa trên Biển Đông mà họ muốn là biển của Trung Quốc.

Họ chiếm đóng những nơi đã bành trướng, nhập tất cả vào tỉnh Hải Nam mới thành lập về mặt hành chánh, gọi là huyện Tam Sa. Họ đã chi phí hàng tỷ đô la để củng cố các căn cứ quân sự, để rồi, vào tháng 12 năm 2009 họ tuyên bố sẽ biến những hòn đảo xác xơ vì gió và thường xuyên được các trận cuồng phong viếng thăm thành “một vùng du lịch và giải trí nhiệt đới mang tầm cỡ thế giới.”

Với chúng ta, đây là một điều đáng lo ngại! Đặc biệt, với những người dân chài quanh năm chỉ biết bán mặt cho biển, bán lưng cho trời, sống cuộc đời lênh đênh giữa biển để kiếm miếng ăn, lại càng đáng ngại hơn.

Phong tỏa bởi sự sợ hãi

Hãy điểm qua một vài sự cố đáng lo ngại này, từ báo chí!

Trung Quốc không bao giờ bỏ lỡ cơ hội xác nhận chủ quyền “không gì chối cãi” của mình trải dài trên 80% lãnh thổ biển và thềm lục địa trên Biển Đông mà họ muốn là biển của Trung Quốc.

Ngày 15.01.2008, một chiếc thuyền đánh cá của ngư dân Bấm tỉnh Phú Yên bị tấn công và bị làm chìm cách bờ biển 80 hải lý bởi “một tàu lạ“ (cách gọi quen thuộc của báo chí Việt Nam và các nhà quản lý khi mô tả lại vụ việc). Toàn bộ 9 người trên thuyền được xem như mất tích.

Ngày 19.05.2009, Bấm một thuyền khác xuất xứ làng Bình Chánh, tỉnh Quảng Ngãi đang đánh cá trong khu vực Hoàng Sa lại bị tấn công và đánh chìm cũng bởi một “tàu lạ”. May mắn là 26 người thủy thủ đoàn được một thuyền bạn cứu.

Ngày 16.06.2009, 12 dân thuyền chài làng Bấm An Hải, quận Lý Sơn bị tàu tuần tiễu của Trung Quốc bắt. Mãi đến 2 tháng sau họ mới được thả.

Ngày 5.07.2009, chiếc tàu đánh cá mang số hiệu Bấm QNg 2023 của tỉnh Quảng Ngãi chở trên 9 thuyền viên bị tấn công và đánh chìm cũng bởi “tàu lạ”.

Ngày 1.08.2009, Bấm 13 người đánh cá cũng từ huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi bị “tàu lạ” bắt và chỉ được thả 10 ngày sau đó. Họ đã bị giam giữ trên hòn đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 28.09.2009, 16 thuyền đánh cá Việt Nam của tỉnh Quảng Ngãi cùng với Bấm 200 thuyền viên bị bất ngờ rơi vào tâm cơn bão số 9. Họ tìm cách trú tại cảng Trụ Cầu, một hòn đảo ở phía tây của Hoàng Sa. Theo nhiều người gặp nạn kể lại, lúc đầu, họ đã bị nhiều loạt súng bắn thị uy để ngăn không cho thuyền thả neo, nhưng sau khi các thuyền được đưa vào cảng, những người lính Trung Quốc đã tịch thu tất cả vật dụng dùng để đánh cá và đi biển, các điện thoại di động, máy dò sóng, lưới, lương thực, khoảng 2.000 lít dầu và tất cả số cá đã đánh được. Những ai chống đối đều bị ngược đãi, đánh đập thậm tệ.

Đầu tháng 12.2009, Bấm 3 chiếc thuyền của Quảng Ngãi lại tiếp tục bị bắt cùng với 43 thuyền viên. Họ bị đưa đến đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) và tại đó, lính Trung Quốc đã tịch thu tất cả cá và thả 43 người trở về trên một chiếc thuyền. Chiếm đoạt 2 chiếc thuyền trị giá hơn tỉ đồng.

Andre Menras ở Quảng trường Lam Sơn của TP. HCM

Ngược lại, ngày 29.01.2010 vừa qua, Bấm trên vùng biển Quảng Trị hải đội của hai tỉnh đã phát hiện 100 tàu đánh cá của Trung Quốc đang đánh bắt cá ở vùng biển chỉ cách 45 hải lý ngoài khơi bờ biển Trung bộ Việt Nam (tỉnh Quảng Trị). Ngày 2.02.2009, hải đội tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng lại phát hiện 30 chiếc tàu đánh bắt cá ngoài khơi tỉnh Đà Nẵng có xuất xứ từ Trung Quốc. Nhưng tất cả đều được nhắc nhở ra khỏi vùng biển và không hề có bất cứ hành động ngược đãi, phạt nào!

Liệt kê hàng loạt những con số trên để chứng tỏ điều gì?

Sự phong tỏa của Trung Quốc với Biển Đông hiện mang hai mặt:

Một mặt mang tính khủng bố từ những chiếc “tàu lạ”. Mặt khác là bắt con tin đòi tiền chuộc. Cả hai động thái này đã tỏ rõ một âm mưu, chủ trương Trung Quốc đối với Biển Đông.

Dường như, những người lãnh đạo của nước “anh cả” vẫn không rút ra được gì từ những bài học nhục nhã cũng như những nỗi đau đớn mà chínhTrung Quốc đã từng hứng chịu trong lịch sử của họ ở thời thực dân. Phải chăng bởi không biết rút ra bài học từ quá khứ đau khổ đó mà hôm nay, dưới những hình thức khác nhau,họ lại bắt những dân tộc khác vừa trãi qua nhiều thế kỷ bị đô hộ và kháng chiến phải gánh chịu?

Ngược lại, với Việt Nam, trong khi đó, tại huyện đảo Lý Sơn cách 30 km từ bờ biển Quảng Ngãi, ông Phạm Thoại Tuyền mà nhân dân địa phương gọi là “Ông Hoàng Sa” vẫn điềm nhiên mỗi ngày tìm kiếm và thu thập nhà mà nay đang được biến thành bảo tàng những chứng tính khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam không thể chối cãi.

Đó là những vật dụng và hồ sơ từ thời kỳ Sa Huỳnh gồm đồ gốm sứ, đồ thờ, chén dĩa cổ, bộ sưu tập tiền xu, tượng Chăm, ấn tín, các văn bản Hán Nôm, trong đó nhiều cổ vật có niên đại từ 2.000 đến 3.000 năm… Còn những người bạn thuyền chài của ông thì, để có thể kiếm sống qua ngày như Tổ Tiên họ vẫn làm, vẫn phải tiếp tục đưa thuyền ra khơi, ở những vùng biển xa ngày càng đáng sợ không bởi các trận bão to mà còn bởi các tàu Trung Quốc. Dù họ có lo lắng và có chịu nhiều khổ cực, tất cả đều biết rằng Lịch sử sẽ không dừng lại ở đầu nòng đại bác, từ kẻ cậy mạnh lấn yếu.

Với tất cả tình cảm anh em, tôi xin chúc gửi đến họ một năm mới Canh Dần đầy can đảm và giữ tinh thần dân tộc.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty